1. Nguồn lực là toàn bộ tài sản, tài nguyên, sức mạnh vốn có sẵn sàng đưa vào sử dụng hoặc dự trữ để phục vụ cho sản xuất và đời sống con người. Đối với một quốc gia, một địa phương, hoặc một doanh nghiệp, nguồn lực được hiểu là toàn bộ tài nguyên thiên nhiên, tài sản quốc gia, vị trí địa lý, quy mô thị trường, vốn, trình độ khoa học – công nghệ, sức mạnh văn hóa, con người, thể chế chính trị… tạo lợi thế, sức cạnh tranh của quốc gia, của địa phương, của doanh nghiệp trong quản lý và phát triển.
- Dấu hiệu liền xương sau bó bột
- Có tới 12 tác dụng kỳ diệu cho sức khỏe chỉ với 1 chiếc khăn mặt ấm: Bạn nên thử ngay!
- Chị em thường xuyên ăn 4 loại thực phẩm này giúp 'vùng kín' luôn thơm tho, khỏe mạnh
- Các loại rủi ro trên thị trường chứng khoán
- Trong vô số cuộc thi hoa hậu quốc tế, chỉ có 4 cuộc thi sắc đẹp này mới đáng để theo dõi nhất
Có những loại nguồn lực do thiên nhiên ban tặng, thường gọi là nguồn lực tự nhiên, như điều kiện địa lý, tài nguyên đất đai, khoáng sản, nguồn nước, năng lượng mặt trời, năng lượng gió và các loại tài nguyên sinh vật và phi sinh vật khác trên mặt đất, trong lòng đất, dưới đại dương…, đóng vai trò là những yếu tố đầu vào cực kỳ quan trọng cho sản xuất. Nguồn lực phi tự nhiên là các loại nguồn lực chủ yếu được tạo ra bởi chính bàn tay, khối óc của con người, như thể chế quản lý, nhân lực, vốn, giá trị văn hóa, khát vọng phát triển, tư duy lãnh đạo, sở hữu trí tuệ,…
Phân biệt nguồn lực tự nhiên và phi tự nhiên nêu trên chỉ là tương đối, vì trong các yếu tố phi tự nhiên nhiều khi lại chứa đựng tính tự nhiên; ngược lại, trong các nguồn lực tự nhiên cũng luôn có dấu ấn của con người. Chẳng hạn, yếu tố vị trí địa lý là nguồn lực tự nhiên, nhưng định hình vị trí địa lý trong lịch sử gắn liền với quá trình dịch chuyển lãnh thổ luôn thể hiện ý chí, sức mạnh chính trị của các nhà nước, quốc gia – dân tộc; hoặc nhân lực là nguồn lực phi tự nhiên cấu tạo nên những con người với phẩm chất, năng lực khác nhau luôn chứa đựng trong đó các yếu tố tự nhiên bẩm sinh; hoặc kinh tế tuần hoàn đang làm thay đổi quan niệm về nguồn lực khi nhiều thứ trước đây được xem là phế thải thì ngày nay, lại trở thành nguồn lực đầu vào cho các ngành sản xuất.
Xem thêm : Nuốt 'tiên dược' mật rắn để chữa ung thư?
Trong thời đại ngày nay, con người, thể chế và khoa học – công nghệ có vai trò quan trọng hàng đầu của nguồn lực phát triển. Bởi lẽ, các nguồn lực tự nhiên đang ngày càng cạn kiệt, khan hiếm, các nguồn lực con người gắn với khoa học – công nghệ, đóng vai trò to lớn đối với sự phát triển, sức cạnh tranh và thực hiện tự chủ chiến lược của mỗi quốc gia. Bản thân các nguồn lực tự nhiên, như vị trí địa lý, đất đai, nước, khoáng sản,… sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, bền vững hay không đều tùy thuộc vào chất lượng nguồn nhân lực, thể chế và ứng dụng khoa học – công nghệ; các nguồn lực vốn, lao động sử dụng như thế nào đều do thể chế và con người quyết định. Nhiều nguồn tài nguyên sinh vật và phi sinh vật trong tự nhiên chỉ trở thành nguồn lực đóng góp cho sản xuất và đời sống khi có sự tham gia của khoa học – công nghệ, nhờ đó, tạo ra những năng lượng mới, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo (như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng hydro, năng lượng sóng biển, năng lượng sinh khối) hay vật liệu mới. Kể cả kinh tế tuần hoàn cũng chỉ phát huy tác dụng khi có sự phát triển tương xứng của khoa học – công nghệ. Lịch sử nhân loại đã chứng kiến nhiều quốc gia nghèo tài nguyên thiên nhiên, nhưng tạo được bứt phá phát triển, đều nhờ vào các nguồn lực phi tự nhiên, trước hết là chất lượng con người, chất lượng thể chế và trình độ, khả năng ứng dụng thành tựu khoa học – công nghệ, còn các quốc gia thất bại thường rơi vào “lời nguyền tài nguyên”.
Vì vậy, cơ chế bảo đảm cho nguồn lực hữu hình từ tiềm năng biến thành động năng, rồi chuyển hóa thành các yếu tố đầu vào cho phát triển, chính là thông qua con người, thể chế, khoa học – công nghệ. Thông qua đó, nhân lực, thể chế, khoa học – công nghệ không chỉ hiện diện với tư cách chuyển tải các nguồn lực vật chất khác, mà bản thân nó cũng trở thành nguồn lực quan trọng nhất cho phát triển. Vì vậy, đột phá vào thể chế phát triển, vào nguồn nhân lực và khoa học – công nghệ luôn phải được xem là đột phá chiến lược. Đặc biệt, trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các quốc gia về tốc độ và chất lượng phát triển thì cạnh tranh nhân tài và cạnh tranh khoa học – công nghệ đang nổi lên trở thành tâm điểm của cạnh tranh chiến lược.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp