Cách xác định nguyên giá tài sản cố định chính xác cho doanh nghiệp

Nguyên giá tài sản cố định là gì? Cách xác định nguyên giá tài sản cố định để tính “giá trị còn lại” của tài sản chính xác? Đó hẳn là điều bạn nghĩ đến khi mong muốn kiểm soát được nguyên giá, giá trị còn lại của tài sản cố định trong việc vận hành doanh nghiệp. Việc nắm rõ cách tính, xác định nguyên giá của tài sản cố định sẽ giúp cho bạn kiểm soát được tình trạng của tài sản cố định, từ đó đưa ra các quyết định đảm bảo cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

1. Nguyên giá tài sản cố định là gì? Tại sao cần xác định chính xác nguyên giá tài sản cố định?

Nguyên giá tài sản cố định là giá trị hợp lý của tài sản, đó là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra đầu tư vào tài sản cố định. Nguyên giá TSCĐ được quy định tại Khoản 5 Điều 2 Thông tư 45/2013/TT-BTC, trong đó được xác định chia thành 2 loại chính: nguyên giá tài sản cố định hữu hình và nguyên giá tài sản cố định vô hình.

1.1. Nguyên giá tài sản cố định hữu hình

Là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có tài sản cố định hữu hình tính đến thời điểm tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng được sử dụng.

Ví dụ: Công ty GSOFT đầu tư mua sắm tài sản và mua 1 máy photocopy trị giá 50.000.000 đồng, với giá trị của máy trên 50.000.000 đồng, đạt đủ điều kiện của TSCĐ nên máy sẽ được kế toán tính nguyên giá sau khi máy bắt đầu được sử dụng trong doanh nghiệp.

nguyên giá tài sản cố định
Nguyên giá một TSCĐ trong phần mềm quản lý tài sản gAMSPro

1.2. Nguyên giá tài sản cố định vô hình

Là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để có được tài sản cố định vô hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào sử dụng theo dự tính của doanh nghiệp.

Ví dụ: Công ty GSOFT mua một miếng đất để xây dựng thêm văn phòng mới, GSOFT sở hữu miếng đất và bỏ một số chi phí nhất định để có được quyền sử dụng đất hợp pháp. Công ty dự tính năm sau sẽ sử dụng miếng đất này, nên toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để có được quyền sử dụng đất hợp pháp (lệ phí trước bạ, chi phí chuyển nhượng,…) sẽ được tính vào nguyên giá của TSCĐ vô hình vào năm sau.

1.3. Tại sao cần xác định chính xác nguyên giá TSCĐ?

Các TSCĐ có giá trị lớn như nhà cửa, máy móc,… sẽ được ghi nhận giá trị khấu hao thường xuyên trong suốt “vòng đời sử dụng” của tài sản. Xác định nguyên giá TSCĐ giúp ngăn cản việc “phóng đại” giá trị của tài sản và việc ghi nhận tài sản cố định giúp tính chính xác giá trị còn lại của tài sản qua các năm.

Tai sao can xac dinh chinh xac nguyen gia TSCD

Trên bảng cân đối kế toán, khấu hao tài sản được tích lũy qua các năm và được ghi nhận dưới nguyên giá của tài sản, việc trừ đi khấu hao lũy kế khỏi nguyên giá tài sản giúp bạn kiểm soát được “giá trị thực” của tài sản, từ đó ra các quyết định vận hành phù hợp cho doanh nghiệp.

Nguyên giá tài sản cố định chỉ thay đổi khi được đầu tư nâng cấp, trang bị thêm hoặc tháo dỡ một số bộ phận của tài sản cố định mà các bộ phận này được quản lý theo tiêu chuẩn điều kiện ghi nhận của 1 tài sản cố định hữu hình. Ngoài ra, nguyên giá của tài sản cố định còn thay đổi trong trường hợp đánh giá lại giá trị của TSCĐ.

>> Xem thêm: Khoản 4 Điều 4 Thông tư 45/2013/TT-BTC về thay đổi nguyên giá tài sản cố định trong doanh nghiệp.

2. Cách xác định nguyên giá tài sản cố định hữu hình

Để quản lý được tài sản cố định hiệu quả, tối ưu chi phí sản xuất, kinh doanh, chi phí vận hành cho doanh nghiệp thì bạn cần phải biết được giá trị còn lại của tài sản cố định qua các năm sử dụng.

Cach xac dinh nguyen gia tai san co dinh huu hinh cong thuc

Việc tính nguyên giá TSCĐ chuẩn xác ngay từ lúc ban đầu là tiền đề để tính được giá trị còn lại của TSCĐ, kiểm soát được độ hao mòn của TSCĐ qua các năm.

Cach xac dinh nguyen gia tai san co dinh huu hinh

2.1. Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm

Nguyên giá tài sản cố định theo hình thức mua sắm (bao gồm cả mua cũ) được xác định qua công thức:

Nguyen gia TSCD huu hinh mua sam

Trong đó:

– Giá trị mua hàng thực tế: Là số tiền mà doanh nghiệp đã bỏ ra để mua tài sản, giá trên hóa đơn đã bao gồm VAT.

– Các khoản thuế: Là tất cả loại thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) như là: thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường,…

– Các chi phí liên quan trực tiếp: Là các chi phí doanh nghiệp bỏ ra để đưa TSCĐ đó vào hoạt động như dự kiến: chi phí vận chuyển, lắp đặt, bốc dỡ, chi phí nâng cấp, lệ phí trước bạ, các chi phí liên quan trực tiếp khác,…

Ví dụ: Công ty GSOFT mua một xe ô tô Toyota để cho các quản lý, ban lãnh đạo sử dụng để di chuyển, gặp đối tác. Giá trị mua của chiếc xe ô tô là 660.000.000 đồng (giá trị chiếc xe 600.000.000 đồng, thuế GTGT: 60.000.000 đồng). Lệ phí trước bạ là 66.000.000 đồng, phí kiểm định xe ô tô là 240.000 đồng, phí cấp mới là 11.000.000 đồng. Theo Điều 9 Thông tư 151/2014/TT-BTC quy định về việc khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào đối với doanh nghiệp mua xe ô tô thì với ô tô trị giá 660.000.000 đồng doanh nghiệp sẽ được hoàn thuế GTGT khi tính nguyên giá tài sản cố định cho chiếc xe này. Như vậy thì nguyên giá với chiếc xe ô tô được xác định như sau:

Nguyen gia TSCD huu hinh mua sam o to

Bên cạnh đó còn có các cách xác định nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm trong một số trường hợp khác như:

– Trường hợp mua TSCĐ hữu hình trả chậm, trả góp.

– Trường hợp mua TSCĐ là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử đất.

– Trường hợp sau khi mua TSCĐ là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử đất, doanh nghiệp dỡ bỏ, hủy bỏ để xây dựng mới.

Lưu ý rằng với trường hợp doanh nghiệp mua TSCĐ mua trả chậm, trả góp thì nguyên giá tài sản cố định sẽ được xác định dựa trên Giá mua thực tế phải trả = giá mua trả tiền ngay tại thời điểm mua (không bao gồm lãi trả chậm).

Với những doanh nghiệp mua TSCĐ hữu hình là nhà cửa, kho xưởng, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất thì quyền sử dụng đất sẽ được tách riêng với TSCĐ hữu hình và cụ thể là như sau:

– Quyền sử dụng đất được xác định riêng và cần được đáp ứng đủ điều kiện ghi nhận là TSCĐ vô hình.

– Với nhà cửa, các công trình kiến trúc thì nguyên giá là giá mua trực tiếp + các chi phí liên quan trực tiếp để đưa TSCĐ hữu hình này vào sử dụng, vận hành trong doanh nghiệp.

Trường hợp doanh nghiệp sở hữu nhà cửa, nhà xưởng, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất và muốn sửa chữa, nâng cấp hoặc hủy bỏ để xây dựng mới thì giá trị quyền sử dụng đất cần được xác định riêng và đáp ứng điều kiện ghi nhận là TSCĐ vô hình. Nguyên giá đối với TSCĐ hữu hình lúc này sẽ được xác định như sau:

– Nguyên giá TSCĐ hữu hình xây mới được xác định là giá quyết toán công trình đầu tư xây dựng theo quy định tại Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành.

– Những tài sản nào dỡ bỏ, hủy bỏ cần được hạch toán và tuân thủ theo quy định thanh lý TSCĐ.

2.2. Nguyên giá tài sản cố định mua theo hình thức trao đổi

Được xác định theo giá trị của TSCĐ hữu hình nhận về hoặc giá trị hợp lý của TSCĐ đem đi trao đổi. Giá trị của TSCĐ này được xác định sau khi cộng thêm các khoản phải trả thêm hoặc trừ đi các khoản phải thu về, cộng thêm các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) và các chi phí liên quan khác để đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng trong doanh nghiệp. Hình thức trao đổi TSCĐ này bao gồm 2 trường hợp đó là:

– TSCĐ mua bằng hình thức trao đổi TSCĐ hữu hình tương tự, đây là một cách mua mà giá trị của TSCĐ mua về sẽ bằng với mức giá của TSCĐ đem đi trao đổi.

– TSCĐ mua bằng hình thức trao đổi TSCĐ hữu hình không tương tự, là hình thức mua TSCĐ mà giá trị của TSCĐ sẽ cao hơn hoặc thấp hơn với mức giá của TSCĐ đem đi trao đổi.

Ví dụ: Doanh nghiệp A có xe ô tô tải với giá trị 550.000.000 đồng, khấu hao lũy kế của chiếc ô tô là 375.000.0000 đồng, doanh nghiệp muốn bán chiếc xe đi vì không có nhu cầu sử dụng nhiều, đồng thời mong muốn mua 1 chiếc cần cẩu phục vụ cho việc xây dựng. Được biết công ty B đang có nhu cầu bán cần cẩu để mua ô tô tải. Qua thương lượng và đàm phán, doanh nghiệp A thống nhất đổi chiếc xe ô tô cho công ty B với giá 150.000.0000 để lấy cần cẩu với giá 360.000.000 đồng. Doanh nghiệp A đã thanh toán giá trị chênh lệch bằng tiền khi nhận tài sản về. Đây là trường hợp mua TSCĐ theo hình thức trao đổi không tương tự, nguyên giá TSCĐ khi đó được xác định là giá trị để có được cần cẩu, tức là 360.000.000 đồng.

Trường hợp trên thì giá trị nhận về của chiếc xe ô tô sẽ là 175.000.000 đồng, tuy nhiên sau khi đàm phán thương lượng thì hai bên xác định giá trị hợp lý của chiếc xe chỉ còn 150.000.000 đồng nên doanh nghiệp A ghi nhận nguyên giá của chiếc xe là 150.000.000 đồng.

2.3. Nguyên giá tài sản cố định tự xây dựng hoặc tự sản xuất

Nguyen gia tai san co dinh tu xay dung hoac tu san

2.4. Nguyên giá tài sản cố định do đầu tư xây dựng

Nguyen gia tai san co dinh do dau tu xay dung

2.5. Nguyên giá tài sản cố định trong các trường hợp khác

Bên cạnh đó thì nguyên giá tài sản cố định hữu hình còn được xác định theo:

– Tài sản cố định hữu hình được tài trợ, được biếu, được tặng, do phát hiện thừa: Đây là đánh giá của Hội đồng giao nhận hoặc của các tổ chức đấu giá chuyên nghiệp.

– Tài sản cố định được cấp, được điều chuyển đến: Nguyên giá tài sản cố định trong trường hợp này được xác định như sau:

Nguyen gia tai san co dinh trong cac truong hop khac

– Tài sản cố định nhận góp vốn, nhận lại góp vốn là giá trị do:

+ Các thành viên, cổ đông sáng lập định giá nhất trí;

+ Hoặc do doanh nghiệp và người góp vốn thoả thuận;

+ Hoặc do tổ chức chuyên nghiệp định giá theo quy định của pháp luật và được các thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận.

3. Cách xác định nguyên giá tài sản cố định vô hình

Nguyên giá của TSCĐ vô hình được xác định gần như tương tự khi xác định nguyên giá tài sản cố định hữu hình, và được quy định cụ thể tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư 45/2013/TT-BTC.

ach xac dinh nguyen gia tai san co dinh vo hinh

4. Xác định nguyên giá tài sản cố định hữu hình chính xác bằng phần mềm

Đối với những doanh nghiệp có khối lượng tài sản cố định lớn thì các TSCĐ được đánh số riêng, phân loại và quản lý trong sổ theo dõi. Tuy nhiên, việc có khối lượng tài sản lớn, nhiều phòng ban và quản lý theo phương pháp thủ công, truyền thống có thể dẫn đến những tình trạng như bất đồng bộ dữ liệu về tài sản, thất lạc thông tin về tài sản, khó khăn trong việc nắm bắt thông tin tài sản theo thời gian thực,…

Để quản lý TSCĐ hiệu quả thì doanh nghiệp cần phải quản lý được nguyên giá, giá trị hao mòn lũy kế tính đến thời điểm báo cáo, từ đó giúp cho doanh nghiệp quản lý được giá trị còn lại của TSCĐ để đưa ra những cách xử lý hiệu quả, mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Sử dụng phần mềm quản lý tài sản gAMSPro để quản lý TSCĐ mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như:

– Loại bỏ hoàn toàn giấy tờ, toàn bộ thông tin dữ liệu đều được lưu trữ trên một hệ thống phần mềm duy nhất.

– Tài sản cố định được định danh, phân loại, được chia thành các nhóm để tiện cho việc tra cứu, trích xuất thông tin về tài sản.

Thông tin TSCĐ được quản lý chi tiết trong phần mềm: đơn giá trước thuế, VAT, nguyên giá TSCĐ,… ngăn được các trường hợp “phóng đại” giá trị của tài sản.

– Người dùng dễ dàng nhập, tính nguyên giá TSCĐ trên phần mềm, kiểm soát được giá trị thực tế của tài sản khi được đưa vào vận hành trong doanh nghiệp.

– Quản lý chi tiết được số tháng khấu hao, tỷ lệ khấu hao của TSCĐ qua các năm, giúp các công tác xác định giá trị còn lại của TSCĐ, kiểm kê tài sản được diễn ra nhanh chóng,…

Tài sản cố định được quản lý trong phần mềm gAMSPro
Tài sản cố định được quản lý trong phần mềm gAMSPro

Sau bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn về cách xác định nguyên giá tài sản cố định. Nếu bạn cần một giải pháp quản lý tài sản cố định hiệu quả, tinh gọn cho doanh nghiệp của bạn, liên hệ với GSOFT ngay để được tư vấn!

>> Xem thêm:

  • Tài sản cố định là gì? 3 điều kiện ghi nhận tài sản cố định bạn nên biết
  • Giải pháp đánh giá chính xác tỉ lệ vòng quay tài sản cố định