Trà sữa là một thức uống không chỉ trở thành cơn sốt ở Việt Nam mà còn được ưa chuộng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Đây là món thức uống được kết hợp hài hoà giữa vị béo ngậy của sữa cùng với hương trà thơm ngát, tạo nên một món đồ uống tuyệt hảo mà giới trẻ đam mê săn đón.
Vì thế, có rất nhiều người muốn tìm hiểu về công thức nấu trà sữa để có thể kinh doanh hoặc đơn giản là tự thưởng thức tại nhà cho thỏa đam mê.
Bạn đang xem: Cách nấu trà sữa truyền thống ngon chuẩn vị tại nhà
Bạn đã thử tự làm một ly trà sữa truyền thống bao giờ chưa? Hãy cùng Trường Saigontourist tìm hiểu về cách nấu trà sữa truyền thống thơm ngon tại nhà vừa tiết kiệm, vừa bổ dưỡng để chiêu đãi bạn bè nhé!
Trà sữa truyền thống là gì?
Trà sữa truyền thống là loại thức uống có nguồn gốc từ Đài Loan. Người Đài Loan đã phát minh ra trà sữa vào những năm đầu thập niên 1980. Nguyên liệu chính để tạo nên một ly trà sữa truyền thống gồm trà, sữa và topping ăn kèm.
Ban đầu thức uống này không phổ biến nhưng một số kênh truyền hình Nhật Bản đã đưa tin về thức uống độc đáo này làm thu hút sự chú ý của giới kinh doanh. Vào những năm 1990, trà sữa Đài Loan dần dần phổ biến ở hầu hết các nước Đông Nam Á.
Dù đã có mặt hơn 40 năm, nhưng độ hot của món thức uống này vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Nó trở thành một món thức uống quen thuộc hằng ngày của các bạn trẻ hiện nay, hầu như bất kì ai cũng có thể bị chinh phục bởi món đồ uống ngọt ngào thơm ngon này.
Hình ảnh: trà sữa truyền thống
Cách nấu trà sữa truyền thống ngon
Cách chọn nguyên liệu
Xem thêm : Tóc Mái Bay Hàn Quốc Và Cách Chọn Tóc Mái Phù Hợp Với Khuôn Mặt
Nguyên liệu là yếu tố quan trọng nhất quyết định độ ngon của một ly trà sữa. Nguyên liệu phải có nguồn gốc rõ ràng chất lượng cao để đảm bảo hương vị và an toàn vệ sinh thực phẩm. Không nên sử dụng hàng chợ trôi nổi không rõ xuất xứ sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Ngoài ra, nắm được cách nấu trà sữa truyền thống ngon cũng sẽ góp phần thành công không nhỏ.
Cách chọn nguyên liệu
- Trà: hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại trà khác nhau, thường thì có 3 loại phổ biến dùng để pha chế trà sữa được nhiều người sử dụng là Trà xanh (lục trà), Trà đen (hồng trà), Trà Oolong (Ô long), trà Nhài….. Mỗi loại trà sẽ mang một đặc tính khác nhau, chính bí quyết lựa chọn trà riêng biệt của mỗi nơi kinh doanh trà sữa đã làm nên nhiều hương vị phong phú đa dạng. Loại trà được sử dụng nhiều nhất là trà đen vì trà đen không đắng và chát nhiều như trà xanh, giá thành rẻ hơn trà Ô long.
- Sữa: là loại thức uống thơm ngon chứa nhiều dinh dưỡng dành cho mọi lứa tuổi, những loại sữa được sử dụng khi pha tra sữa là sữa đặc, sữa tươi, bột kem béo thực vật chuyên dụng, sữa béo, sữa thanh trùng, sữa tiệt trùng…
- Các loại Topping: có rất nhiều loại topping được kết hợp với trà sữa, làm cho ly thức uống thêm phần hấp dẫn như: trân châu đen, trân châu trắng, bánh flan, thạch phô mai, thạch củ năng, pudding….. Và loại topping phổ biến nhất trong trà sữa truyền thống chính là trân châu đen.
Chuẩn bị Nguyên liệu và Topping
Nguyên liệu:
– 700 ml nước
– 12 gram Trà đen (Hồng trà)
– 5 gram Trà xanh (Lục trà)
– 70 gram đường cát trắng
– 130 gram bột sữa
Xem thêm : Mùng 2, 3, 4, 5, 6 Tết 2022 là ngày mấy Dương lịch, tốt hay xấu?
– 100 gram Trân châu đen
– 200 ml nước đường
Dụng cụ: bếp, nồi, muỗng, thau, ray lớn, tô lớn, ly, ống hút trân châu…
Các bước nấu trà sữa truyền thống
- Nấu trà – Bước 1: Cho nước vào nồi nấu sôi sau đó tắt lửa – Bước 2: Cho trà vào nồi nước sôi ủ trong 1 tiếng – Bước 3: Dùng ray lọc bỏ xác trà
- Pha bột sữa: – Bước 4: Cho nồi nước trà lên bếp hâm nóng khoảng 60 độ, sau đó tắt lửa. Hâm nóng trà giúp sữa và đường dễ hoà tan. – Bước 5: Cho bột sữa vào từ từ khuấy đều. Bột sữa khó tan và dễ vón cục nên bạn cần cẩn thận khuấy cho đến khi bột sữa tan hoàn toàn. Khi khuấy nên thực hiện theo một chiều để tránh phá vỡ kết cấu nguyên liệu làm thức uống không ngon và nhanh hỏng. – Bước 6: Tiếp tục cho đường vào trà sữa khuấy tan – Bước 7: Ủ trà sữa trong tủ mát 8 tiếng để trà ngon hơn.
- Nấu trân châu – Bước 1: Cho nước vào nồi nấu sôi – Bước 2: Cho trân châu vào nấu trong 25 – 30 phút với lửa nhỏ, thường xuyên khuấy đều để trân châu không bị dính đáy nồi. – Bước 3: Sau khi trân châu chín, tắt bếp và ủ trân châu trong 15 – 20 phút để trân châu nở đều – Bước 4: Xả trân châu với nước lạnh để trân châu không bị đóng dính – Bước 5: Ủ trân châu trong nước để tạo vị ngọt, giữ được độ dai và mềm.
Lưu ý khi nấu trà sữa truyền thống
– Nên sử dụng nước nóng ở nhiệt độ 80 – 90 độ C để hãm trà, để giảm độ đắng của trà vì độ đắng của trà phụ thuộc rất nhiều vào bước hãm trà. Nếu sử dụng nước sôi ở 100 độ hay nấu trà trực tiếp trên bếp sẽ làm cho nước trà bị chát và đắng hơn bình thường.
– Trân châu chỉ nên sử dụng trong ngày, trân châu sẽ bị cứng nếu cho vào tủ lạnh.
– Cách bảo quản trà sữa: cho trà sữa vào bình thủy tinh có nắp đậy kín và đặt trong ngăn mát tủ lạnh ở nhiệt độ từ 4 – 6 độ C, món trà sữa của bạn có thể để được một tuần. Tuy nhiên, nên sử dụng càng sớm càng tốt để thưởng thức được một ly trà chất lượng nhé.
KẾT LUẬN
– Hy vọng với cách nấu trà sữa truyền thống thơm ngon, đơn giản ở trên sẽ giúp bạn thành công trong việc chế biến món đồ uống thơm ngon này. Học ngay cách nấu trà sữa chuyên nghiệp tại khóa học pha chế trà sữa chuyên nghiệp ngay nhé! Chúc bạn thành công trong lần nấu đầu tiên nhé !
– Bạn cũng có thể theo dõi website của Trường Saigontourist để tham khảo thêm nhiều kiến thức.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp