Trong mùa giãn cách, lúc nhỡ bữa hay thức đêm làm việc, món ăn nào bạn nghĩ đến đầu tiên? Với không ít người, đó sẽ là tô mì ăn liền thơm phức, mất 5 phút chế biến có thể ăn ngay. Nhưng ăn nhiều mì tôm có tốt không? Mì ăn liền có gây tác hại cho sức khỏe không?. Chắc hẳn cũng là điều được rất nhiều người quan tâm.
Sự thường trực của mì tôm trong bữa ăn của người Việt
Bạn đang xem: Có tốt không khi ăn mì tôm liên tục nhiều ngày?
Trước khi tìm hiểu xem ăn nhiều mì tôm có tốt không, hãy thử đánh giá lại mức độ “thân quen” của món ăn này với người Việt.
Có lẽ nhiều người sẽ không bất ngờ lắm khi biết rằng nước ta nằm trong top 5 quốc gia tiêu thụ mì tôm nhiều nhất thế giới! Ở bất cứ ngưỡng thu nhập nào thì mì tôm luôn là món ăn tiện lợi trong gia đình. Sinh viên, công nhân tích trữ thùng mì tôm phòng khi cuối tháng lương chưa kịp về hay gia đình chưa gửi tiền lên kịp. Trong gia đình, hầu như nhà nào cũng có sẵn vài gói mì tôm trên kệ bếp để có thể nấu nhanh bữa sáng cho cả nhà, hay xào qua món mì bò trứng khi đi làm về muộn không kịp chuẩn bị bữa tối.
Vì sao người Việt ưa chuộng mì tôm? Đây là Một vài lý do được nêu ra.
● Mì tôm là thực phẩm an toàn, có xuất xứ cụ thể và kiểm định nghiêm ngặt. Đặc biệt trong mùa dịch, gần như không thể đi chợ nên mì tôm là là lựa chọn hợp lý trong khoảng thời gian này
● Mì tôm là món ăn dễ chế biến. Trong gia đình, người mẹ đôi khi bận việc về muộn thì các thành viên có thể tự nấu mì để lót dạ
● Với nhịp sống nhanh thì mì tôm là món ăn phù hợp để lựa chọn. Chỉ mất 5-7 phút là có ngay một một tô mì nóng hổi
(ảnh minh họa)
Rõ ràng, bạn cũng có hàng loạt lý do để thấy sự tiện lợi của mì tôm. Nhưng hãy quay trở lại với câu hỏi nhiều người thắc mắc: ăn nhiều mì tôm có tốt không?
Có tốt cho sức khỏe không khi ăn nhiều mì tôm?
Thành phần một gói mì tôm có gì? Hẳn bạn quen thuộc đến mức có thể kể ra ngay: Một vắt mì và các gói dầu, gói gia vị hoặc gói súp sệt, thỉnh thoảng một số loại mì có thêm gói rau củ sấy hoặc thịt/hải sản sấy tùy theo giá thành mà sẽ có sự chênh lệch về số lượng nhiều hay ít.
Nếu chỉ chế biến gói mì tôm theo cách “cơ bản” nhất: Nấu mì theo hướng dẫn của nhà sản xuất, thêm các gói gia vị và rau củ đi kèm vào, ta được một bữa ăn khá ngon miệng, đỡ đói và cung cấp được các chất như sau:
● Chất bột đường từ vắt mì: tương đương với 1 chén cơm (khoảng 40-50g chất bột đường).
Xem thêm : Mẹ Sau Sinh Mổ Bao Lâu Thì Ăn Được Thịt Gà?
● Chất béo từ gói dầu đi kèm: khoảng 11-13g, cung cấp được gần đủ lượng chất béo một bữa ăn cần (người bình thường cần khoảng 60g chất béo/ngày, tương đương mỗi bữa ăn cần khoảng 20g chất béo).
● Chất đạm và chất xơ, vitamin, khoáng chất… chỉ đáp ứng được lượng rất ít so với nhu cầu cơ thể cần trong bữa ăn. Đây cũng là điều cốt lõi để trả lời cho câu hỏi ăn nhiều mì tôm có tốt không mà nhiều người thắc mắc.
Bản chất của mì tôm là thức ăn nhanh – tiện dụng, cung cấp năng lượng tương đối đủ, thay thế được cho bữa ăn thông thường một cách tạm thời. Mì tôm của các thương hiệu tên tuổi cũng có ưu điểm lớn là được sản xuất với công nghệ hiện đại, có quy trình kiểm soát chất lượng gắt gao nên là sản phẩm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm cho người dùng.
Tuy nhiên, nếu ăn nhiều mì tôm một cách thường xuyên, người dùng sẽ gặp tình trạng thiếu chất đạm, thiếu chất xơ, thiếu vitamin và khoáng chất. Việc thiếu chất đạm, chất xơ, thiếu vitamin và khoáng chất kéo dài có thể dẫn đến một số tình trạng bất ổn cho cơ thể, ví dụ như táo bón, nổi mụn, suy nhược… Khắc phục điều này không khó. Chỉ cần chúng ta mở tủ lạnh, tìm các nguyên liệu sẵn có để cung cấp thêm thành phần đạm và rau củ vào cho món ăn, vì khi kết hợp với các loại thực phẩm khác sẽ tương tự như khi ăn 1 phần bún, phở, cơm…,
Các nguyên liệu có thể cung cấp đạm cho món mì tôm bao gồm:
● Trứng gà (chế biến thành trứng gà luộc lòng đào, trứng ốp la…)
● Trứng vịt bắc thảo, trứng vịt muối
● Thịt gà, thịt bò, thịt heo…
● Tôm khô
● Hải sản tươi các loại (mực, tôm, phi lê cá…)
● Xúc xích, thịt nguội, giò chả…
● Nấm, đậu hà lan (đây là nguồn đạm thực vật tốt cho cơ thể)
Các nguyên liệu có thể cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất cho món mì tôm bao gồm:
● Cà chua
● Cà rốt
Xem thêm : Câu tục ngữ nhất tự vi sư bán tự vi sư nói đến điều gì?
● Bắp cải
● Giá đỗ
● Rau xanh các loại (cải thìa, xà lách xoong, cải ngọt…)
● Bông cải
● Ớt chuông
●Hành tây…
Tùy sở thích, tùy tài năng sáng tạo, ta có thể kết hợp với rất nhiều nguyên liệu như vậy, để cho ra đời những món mì tôm hấp dẫn, bảo đảm đầy đủ dinh dưỡng, cân bằng giữa các nhóm chất, để không còn phải băn khoăn: Ăn nhiều mì tôm có tốt không.
Ăn lẩu với mì tôm cũng là một gợi ý để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng
Gợi ý 3 cách chế biến mì tôm để có bữa ăn thú vị
1. Salad mì rau củ: Nấu chín vắt mì, vớt ra. Sử dụng các nguyên liệu rau củ như cà chua bi, cà rốt, bắp cải thái nhuyễn, hành tây, ớt chuông đỏ, ớt chuông vàng… trộn đều với mì như món salad thông thường. Luộc trứng gà lòng đào hoặc có thể sử dụng trứng cút, trứng bắc thảo cắt thành miếng nhỏ cho thêm vào. Nêm dầu giấm, dầu olive, sốt mè rang… tùy theo khẩu vị yêu thích. Bạn sẽ có món salad trộn mì gói rất ngon miệng, đầy đủ dinh dưỡng.
2. Mì kim chi hải sản: Trụng chín mì vớt ra. Xào sơ kim chi, cho nước vào (nếu có nước dùng như nước hầm gà càng ngon), nêm gói gia vị, bổ sung thêm bột ớt nếu muốn ăn cay. Nước sôi lên thì cho tôm mực vào, sau cùng cho mì đã trụng chín, rắc hành ngò lên và thưởng thức.
3. Mì xào thập cẩm: Món dễ thực hiện nhất với bất cứ nguyên liệu nào. Bạn chỉ cần trụng vắt mì, vớt ra. Kiểm tra trong tủ lạnh xem còn nguyên liệu rau củ, nấm, đậu nào có sẵn, thái nhỏ các nguyên liệu, xào trên bếp cho thơm. Mách nhỏ, thịt bò thường rất hợp với món mì xào thập cẩm này, nhưng bạn chỉ xào vừa chín thôi để thịt bò không dai nhé. Cho mì vào sau cùng và hoàn tất món ăn.
Giờ thì chắc chắn bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc ăn nhiều mì tôm có tốt không rồi. Với cách kết hợp cùng nhiều nguyên liệu khác, mì tôm sẽ thành bữa ăn đủ chất, ngon lành và tốt cho sức khỏe.
PV
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp