Nguyên nhân hình thành gió mùa là gì? Các loại gió mùa tại nước ta ra sao? Cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời chính xác nhất thông qua phân tích nội dung bài viết dưới đây.
- Trộn vitamin E và Vaseline giúp lông mi dài, cong, đen nháy tự nhiên chỉ sau 7 ngày
- Có mấy loại hợp đồng lao động? Hình thức của hợp đồng lao động
- Câu 32. Âm mưu cơ bản của chiến lược “Việt Nam hoá” chiến tranh làA. rút dần quân Mĩ về nước.B. tận dụng người Việt Nam… – Olm
- Bà bầu ăn ếch có an toàn không?
- Bật mí cách đổi tên Wifi trên iPhone cực kỳ đơn giản và nhanh chóng mà ai cũng có thể làm được
Gió mùa là gì?
Gió mùa chính là một loại gió đổi hướng thổi theo mùa. Đây là một thuật ngữ được sử dụng để nói về gió mùa đặc trưng tại miền Nam châu Á với một số khu vực như biển Ả Rập, Ấn Độ Dương, Đông Á, Đông Nam Á,… Thuật ngữ “gió mùa” có nguồn gốc từ tiếng Ả Rập với “Mausim”- nghĩa là “mùa”.
Bạn đang xem: Nguyên nhân hình thành gió mùa, các loại gió mùa tại Việt Nam
Nguyên nhân hình thành gió mùa là gì?
Nguyên nhân hình thành nên gió mùa là do sự chênh lệch về khí áp giữa lục địa và đại dương cũng như sự chênh lệch khí áp giữa lục địa Bắc bán cầu và Nam bán cầu theo mùa. Cụ thể:
- Vào mùa đông: Khi nhiệt độ hạ thấp thì dải áp cao Sibir được hình thành với trung tâm áp nằm ở giữa 40 đến 600 vĩ độ Bắc hoạt động cường độ lớn. Cùng với đó thì gió thổi từ cao áp – xoáy nghịch về phía Nam và phía Đông Nam qua Trung Quốc, Nhật Bản để cùng hội tụ Tín phong Bắc bán cầu thổi từ Thái Bình Dương đến vĩ độ 150-200 tạo thành gió mùa Đông Bắc ở khu vực Đông Nam Á. Sau khi vượt xích đạo ở Indonesia thì gió lệch hướng thành Tây để tiến về dải hội tụ nội chí tuyến ở 10-150 vĩ độ Nam.
- Vào mùa hạ: Gió mùa được tạo nên bởi sự chuyển động biểu kiến của Mặt trời về phía Bắc, đường hội tụ nội chí tuyến vượt lên phía Bắc, các hạ áp hình thành do nhiệt trên các lục địa di chuyển về phía Bắc để hút gió Tín phong từ nam xích đạo. Sau khi vượt qua xích đạo thì do sự ảnh hưởng của lực Coriolis khiến gió này chuyển hướng Tây Nam, còn ở một số nơi do sức hút lớn của các hạ áp lục địa thì gió này chuyển hướng Đông Nam.
Tìm hiểu về các loại gió mùa ở Việt Nam
Ở nước ta có 2 loại gió mùa là gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hè. Cụ thể:
1. Gió mùa mùa đông
- Nguồn gốc: Xuất phát từ trung tâm cao áp Xibia.
- Hướng gió: Đông Bắc – Tây Nam.
- Thời gian hoạt động: Từ tháng 11 cho đến tháng 4 năm sau.
- Phạm vi hoạt động: Từ vĩ tuyến 60०B ra Bắc.
Xem thêm : Kem Aloins có dùng cho trẻ em được không? Lưu ý quan trọng khi sử dụng
Vào nửa đầu mùa đông (tháng 11-tháng 1), khối không khí lạnh đi qua lục địa Trung Hoa, nóng lên và khô hơn so với nơi xuất phát. Khi thổi vào nước ta thì trở lên lạnh và khô gây ra thời tiết lạnh khô.
Vào nửa sau mùa đông (tháng 2-tháng 4), khối không khí lạnh tràn qua vùng biển Nam Trung Hoa. Lúc này, nó được tăng cường ẩm, giảm lạnh gây ra thời tiết lạnh ẩm với mưa phùn đặc trưng ở vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Sau khi di chuyển xuống phía Nam, khối không khí cực lục địa bị biến tính khi nóng dần lên rồi suy yếu và kết thúc tại vĩ độ 16 – ranh giới của dãy núi Bạch Mã.
2. Gió mùa mùa hạ
- Nguồn gốc: Xuất phát từ trung tâm áp thấp Ấn Độ – Myanmar hút gió từ Bắc Ấn Độ Dương qua vịnh Bengal.
- Hướng gió: Tây Nam
- Thời gian hoạt động: Từ tháng 5 cho đến tháng 10.
Vào nửa đầu mùa hạ, khối khí này mang theo nhiệt lượng ẩm cao gây mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên. Khi vượt qua dãy Trường Sơn Bắc, nó kết hợp với hiệu ứng Phơn tạo nên gió Tây khô nóng ở Bắc Trung Bộ và phần Nam khu vực Tây Bắc.
Vào nửa sau mùa hạ, khối khí xích đạo từ nửa bán cầu Nam thổi theo hướng Đông Nam vượt xích đạo và chuyển hướng Tây Nam hình thành lên gió mùa mùa hạ chính thức ở nước ta. Khối không khí này trở nên nóng, ẩm hơn và gây mưa lớn kéo dài cho vùng đón gió là Nam Bộ và Tây Nguyên.
Xem thêm : 10 loài rắn độc nhất hành tinh, 1 cú đớp thôi cũng dễ dàng đoạt mạng người trưởng thành
Khi kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới cũng như những ảnh hưởng của địa hình sẽ xuất hiện áp thấp Bắc Bộ, gió này chuyển hướng Nam thổi vào các khu vực miền Trung và hướng Đông Nam ra miền Bắc. Thuộc tính nóng ấm của khối khí sẽ gây mưa cho cả 2 miền Nam Bắc và mưa tháng 9 ở Trung Bộ.
Đặc biệt, gió mùa mùa hạ từ bán cầu Nam sẽ thổi theo đợt và mỗi đợt đều kèm theo sự hoạt động của những dải hội tụ nhiệt đới tạo nên xoáy áp thấp. Khi đủ điều kiện thì các xoáy mạnh lên tạo thành áp thấp nhiệt đới và bão.
Nội dung của bài viết trên đây thì Kienthuctonghop.vnđã giải đáp thắc mắc nguyên nhân hình thành gió mùa. Hãy truy cập website của chúng tôi mỗi ngày để khám phá thêm các kiến thức hữu ích nhé!
||Bài viết liên quan:
- Tại sao lại có sấm sét? Cách phòng chống sấm sét hiệu quả
- Nguyên nhân sinh ra dòng biển, đặc điểm của các dòng biển
- Gió là gì? Tại sao lại có gió? Các cấp độ gió trong tự nhiên
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp