Câu hỏi:
Nguyên nhân dẫn tới quy luật địa đới là?
Bạn đang xem: Nguyên nhân dẫn tới quy luật địa đới là?
A. Sự thay đổi lượng bức xạ mặt trời tới trái đất theo mùa.
B. Sự luân phiên ngày và đêm liên tục diễn ra trên trái đất.
C. Sự chênh lệch thời gian chiếu sáng trong năm theo vĩ độ.
D. Góc chiếu của tia sáng mặt trời (góc nhập xạ) đến bề mặt đất thay đổi theo vĩ độ.
Đáp án đúng D.
Xem thêm : Top 10 chuỗi siêu thị lớn nhất TPHCM – Mua sắm & vui chơi
Nguyên nhân dẫn tới quy luật địa đới là góc chiếu của tia sáng mặt trời (góc nhập xạ) đến bề mặt đất thay đổi theo vĩ độ, quy luật địa đới là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí theo vĩ độ.
Giải thích lý do vì sao chọn D là đúng
Quy luật địa đới là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí theo vĩ độ.
Nguyên nhân: Do trái đất hình cầu và bức xạ mặt trời tạo góc nhập xạ của Mặt Trời đến bề mặt trái đất thay đổi từ xích đạo về hai cực.
Quy luật địa đới là quy luật phổ biến của các thành phần địa lí
-Từ Bắc cực đến Nam cực có bảy vòng đai nhiệt sau :
+ Vòng đai nóng nằm giữa hai đường đẳng nhiệt năm +20°c của hai bán cầu (khoảng giữa hai vĩ tuyến 30°B và 30PN).
+ Hai vòng đai ôn hòa ở hai bán cầu nằm giữa các đường đẳng nhiệt năm +20°c và đường đẳng nhiệt +10°c của tháng nóng nhất.
+ Hai vòng đai lạnh ở các vĩ độ cận cực của hai bán cầu, nằm giữa đường đẳng nhiệt +10°c và 0°c của tháng nóng nhất.
+ Hai vòng đai băng giá vĩnh cửu bao quanh cực, nhiệt độ quanh năm đều dưới 0°c.
– Các đới gió trên Trái Đất: gió Mậu dịch, gió Tây ôn đới, gió Đông cực.
– Mỗi bán cầu có các đới khí hậu: cực, cận cực, ôn đới, cận nhiệt đới, nhiệt đới, cận xích đạo, xích đạo
– Các kiểu thảm thực vật từ cực về Xích đạo: hoang mạc lạnh; đài nguyên; rừng lá kim; rừng lá rộng và rừng hỗn hợp ôn đới; rừng cận nhiệt ẩm; rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt; hoang mạc, bán hoang mạc; thảo nguyên, cây bụi chịu hạn và đồng cỏ núi cao; xa van, cây bụi; rừng nhiệt đới, xích đạo.
– Các nhóm đất từ cực về Xích đạo: băng tuyết, đất đài nguyên; đất pốt dôn; đất nâu; xám rừng lá rộng ôn đới; đất đen, hạt dẻ thảo nguyên, đồng cỏ núi cao; đất đỏ nâu rừng và cây bụi lá cứng; đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm; đất xám hoang mạc, bán hoang mạc; đất đỏ, nâu đỏ xavan; đất đỏ vàng (feralit), đen nhiệt đới.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp