Nguyên nhân gây ra thủy triều đen
Hiện tượng thủy triều đen chủ yếu là do sự tác động trực tiếp của con người:
Bạn đang xem: ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
– Việc khai thác nguồn dầu một cách bừa bãi đã trực tiếp gây ra sự ô nhiễm cho nguồn nước, cho môi trường biển.
– Vận tải biển chưa có những biện pháp mạnh và không thể xử lý kịp thời sự cố dầu tràn ra biển do các vụ tai nạn với tàu chở dầu trên biển.
– Khai thác quá mức dầu tại các giàn khoan dầu trên biển đã vô tình dẫn đến các sự cố dầu trực tiếp tràn ra biển….
– Ngoài ra, còn có những nguyên nhân khác như: Các vụ nổ từ các giếng dầu; tàu không được chuẩn bị kỹ lưỡng khiến dầu loang ra biển. Bể chứa dầu có dung tích thấp hơn hàm lượng dầu hiện có cũng gây nên hiện tượng tràn dầu.
Sự cố tràn dầu gây ảnh hưởng đến môi trường biển (Nguồn: ảnh tinternet)
Tác hại của Thủy triều đen
Xem thêm : An cư lạc nghiệp là gì? An cư.. liệu có "lạc nghiệp"?
* Tác hại của thủy triều đen đối với con người
Sự cố tràn dầu trên các đại dương được coi là một thảm họa môi trường. Những tác động do tai nạn này gây ra là khôn lường. Nó ảnh hưởng đến cả xã hội, đến nền kinh tế và cho môi trường.
Dầu cực kỳ độc hại đối với sức khỏe của con người nếu cơ thể bị hấp thụ phải. Thủy triều đen có thể dẫn đến ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt hay khi ăn phải bất kỳ loài động vật nào bị ô nhiễm của dầu cũng đều gây ra những tác hại khôn lường đối với cơ thể con người, đến các hệ sinh sản, hô hấp, nội tiết và vô số những bất thường khác về lâu về dài.
Những loài cây trong những cánh rừng bị nước biển đẩy dầu tràn vào cũng khó phát triển bình thường, ví dụ như: rừng ngập mặn, rừng san hô,… làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của con người.
Ngoài ra, thủy triều đen còn là thảm họa do các hoạt động khai thác khoáng sản quá mức, mất cân bằng hệ sinh thái biển, gây ảnh hưởng lớn đến ngành du lịch biển.
* Tác hại của thủy triều đen đối với môi trường
Ảnh hưởng của thủy triều đen tới môi trường biển (Nguồn: ảnh internet)
Lượng dầu tràn lan trên mặt nước tạo thành một lớp bề mặt màu đen hoặc nâu ngăn cản sự truyền ánh sáng, ảnh hưởng đến quá trình quang hợp và tiêu diệt các sinh vật phù du. Lớp mỏng này hình thành cũng ngăn cản sự trao đổi khí giữa nước và không khí. Các sinh vật biển cũng chịu sự tác động không nhỏ khi nước bẩn, lượng oxy trong nước không đủ, dẫn đến tình trạng chết hàng loạt.
Tất cả các loài động vật thủy sinh đều bị tổn hại do dầu tràn: Lượng dầu sẽ ngấm vào mang, cơ quan hô hấp của loài cá dẫn đến chết vì ngạt thở; khi bị dính dầu chim trời không thể bay do lông bị ướt hoặc không điều hòa được thân nhiệt,…
Xem thêm : Kích thước tiêu chuẩn khung tên bản vẽ A4, A3, A2, A1
Các loài động vật có vú ở biển như cá voi, cá heo,… cũng vì không thể điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, không thể tự bảo vệ mình khỏi cái lạnh và cuối cùng sẽ chết. Nếu bất kỳ loài động vật nào ăn phải dầu này có thể gây ngộ độc trong toàn bộ chuỗi thức ăn, gây tổn hại đến hệ sinh thái biển.
Biện pháp khắc phục
Để tìm được biện pháp khắc phục khi gặp sự cố tràn dầu là rất khó khăn, bởi lượng dầu tràn xuống biển chúng ta không thể kiểm soát hết được. Tuy nhiên, cũng cần phải có những biện pháp để ngăn chặn tình trạng này xảy ra:
– Các khoang chở dầu trên tàu dầu phải được thiết kế hai lớp và trang bị thêm hệ thống gia cố.
– Cần có thêm nhiều quy định nghiêm ngặt hơn về vấn đề khai thác dầu.
– Cần kiểm soát tình trạng khai thác dầu, hạn chế tối đa việc khai thác bừa bãi nhờ vào việc tăng cường quan hệ ngoại giao giữa các nước.
– Bản thân mỗi người dân cần phải tự nâng cao ý thức bảo vệ môi trường biển.
– Các cơ quan chức năng cần thực hiện các công tác kiểm soát hoạt động tàu thuyền trên biển một cách nghiêm ngặt thường xuyên để tránh tình trạng khai thác trái phép,
– Hạn chế tối đa những vụ đắm tàu không đáng có./.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp