Ngày nay, để đáp ứng nhu cầu giải trí của con người, các trò chơi điện tử ngày càng phát triển. Tuy nhiên, một số các thanh niên đang phải đối mặt với vấn đề nghiện game và dễ rơi vào các tệ nạn xã hội. Cùng Long Châu tìm hiểu xem nguyên nhân nghiện game và cách khắc phục tình trạng này trong bài viết dưới đây.
- 5 cách làm mặt nạ chuối chăm sóc da chị em không nên bỏ qua
- Tổng hợp hướng dẫn làm hộ chiếu tại Hà Nội năm 2024
- Các Dấu Hiệu Phụ Nữ Có Nhu Cầu Sinh Lý Cao Phổ Biến Nhất
- Bảo hiểm xe máy có bắt buộc không? Mức phạt lỗi nếu không có bảo hiểm xe máy là bao nhiêu?
- NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG CÓ ĂN ĐƯỢC TÁO ĐỎ KHÔ KHÔNG ?
Nguyên nhân nghiện game
Nghiện game là trạng thái mà người chơi không thể kiểm soát mong muốn chơi game, dành thời gian lớn và ưu tiên việc chơi game trên mọi khía cạnh của cuộc sống, dẫn đến sự phụ thuộc vào game và tự cô lập khỏi gia đình, bạn bè và cộng đồng xã hội.
Bạn đang xem: Nguyên nhân nghiện game và các triệu chứng nhận biết
Ngày càng, những người nghiện game càng đặt ra yêu cầu cao hơn về thời gian chơi game, với mục đích nhằm duy trì tâm trạng hiện tại của họ. Trong trường hợp không đạt được mục tiêu này, họ có thể trở nên cáu kỉnh và thậm chí thực hiện những hành vi bạo lực gây nguy hiểm. Nguyên nhân nghiện game có thể được phân thành hai loại:
Nguyên nhân trực tiếp
- Sự thỏa mãn sau mỗi chiến thắng khi chơi game được kích thích bởi sự sản xuất của chất gây hưng phấn trong não bộ.
- Cảm giác khao khát chinh phục và muốn thể hiện bản thân khi tham gia các trò chơi.
- Nhu cầu giải phóng bản thân khỏi sự kiểm soát và được tự do hành động trong không gian ảo của game cũng là một trong những nguyên nhân nghiện game.
- Ngoài ra, những xung đột tâm lý trong giai đoạn dậy thì như mong muốn thể hiện bản thân nhưng không nhận được sự ủng hộ từ gia đình, cảm giác cô đơn và bất mãn trong cuộc sống cũng là nguyên nhân đẩy người chơi vào tình trạng nghiện game.
Nguyên nhân gián tiếp
- Thiếu sự quan tâm và chia sẻ từ phía bố mẹ, gia đình có thể làm tăng nguy cơ trẻ em phát triển tình trạng nghiện game.
- Thiếu hụt không gian lành mạnh có thể làm cho trẻ em không có môi trường giải trí tích cực, thiếu thời gian cho các hoạt động vui chơi, cũng như thiếu sự quan tâm và sự đồng hành từ người thân.
- Cảm xúc, nhu cầu xã hội và yếu tố cá nhân đều góp phần vào việc hình thành tình trạng nghiện game ở một số người.
Các triệu chứng nghiện game mà bạn cần biết
Xem thêm : Mcredit là ngân hàng nào? có nên vay tiền Mcredit không?
Người nghiện game thường thể hiện hai biểu hiện chính, bao gồm các triệu chứng giống như nghiện ma túy và cả các triệu chứng trầm cảm.
Triệu chứng giống nghiện ma túy
Nếu có từ hai triệu chứng được liệt kê dưới đây trở lên, đó có thể được xem là mắc bệnh nghiện game:
- Khao khát chơi game: Sự quan tâm đối với game online quá mức bình thường, thường xuyên thảo luận về game và thiếu hứng thú với các hoạt động khác.
- Chơi game liên tục mà không nghỉ: Tình trạng chơi game liên tục mà không có khoảng thời gian nghỉ ngơi là dấu hiệu xuất hiện ở những người nghiện game.
- Mất khả năng kiểm soát việc chơi game và thời gian dành cho nó: Ngay cả khi có ý định giảm thời gian chơi game, những người nghiện game vẫn không thể duy trì sự kiểm soát như mong muốn ban đầu.
- Thiếu quan tâm đến các hoạt động khác: Những người nghiện game thường không hề quan tâm đến bất kỳ hoạt động nào ngoại trừ chơi game. Họ có thể bỏ qua mối quan hệ xã hội, lơ là đối với công việc và học tập, kể cả việc duy trì các hoạt động hàng ngày như ăn uống và vệ sinh cá nhân cũng bị bỏ qua.
- Che đậy cảm xúc: Trong những tình huống khó khăn hoặc khi đối mặt với những vấn đề không mong muốn, người nghiện game thường chọn lựa chơi game như một cách để che đậy cảm xúc của họ. Họ chìm đắm vào thế giới ảo của game để tránh phải đối mặt với những khía cạnh khó khăn của cuộc sống.
- Người nghiện game thường nói dối về thời gian họ dành cho việc chơi game, thường là để giảm bớt áp lực và chỉ trích từ gia đình và bạn bè.
- Chi tiêu nhiều cho việc chơi game: Những người nghiện game thường chi tiêu một lượng lớn tiền cho việc mua game, các vật phẩm ảo hoặc đầu tư vào các trang thiết bị chơi game.
- Biến động cảm xúc: Trong quá trình chơi game, người nghiện game có thể trải qua những biến động cảm xúc, từ trạng thái hứng khởi phấn chấn đến những cảm giác thất vọng tiêu cực. Điều này có thể ảnh hưởng đến tâm lý của họ ngay cả khi đã kết thúc trò chơi.
Triệu chứng trầm cảm
- Biểu hiện của tình trạng trầm cảm có thể hiện rõ trên khuôn mặt với nét mặt đơn điệu, ngơ ngác và toát lên sự buồn bã.
- Người nghiện game thường không còn những niềm đam mê và sự hứng thú đối với các lĩnh vực khác như âm nhạc, thể thao. Họ có thể bỏ qua việc tham gia các hoạt động khác để dành thời gian cho việc chơi game.
- Thường xuyên gặp tình trạng mất ngủ vì thức khuya chơi game.
- Cảm giác chán ăn dẫn đến việc suy giảm khẩu phần ăn. Do đó, người nghiện game thường dễ gặp tình trạng sụt cân nhanh chóng.
- Rối loạn tâm thần vận động: Có biểu hiện như hoạt động chậm và lờ đờ khi tiếp xúc với thực tế.
- Trở nên mệt mỏi và kiệt sức do dành hàng giờ đồng hồ để chơi game.
- Cảm giác vô dụng và tội lỗi xuất hiện khi họ nhận ra rằng việc chơi game thường xuyên là không tốt, nhưng họ không thể dừng lại và lại phải tiếp tục chơi để tránh đối mặt với cảm giác tội lỗi.
- Gặp khó khăn trong việc tập trung, suy nghĩ và đưa ra quyết định. Có thể xuất hiện ý định tự tử.
Việc nghiện game có thể gây ra nhiều vấn đề tâm lý và xã hội nếu không được kiểm soát. Việc nhận biết các sớm các triệu chứng và nguyên nhân nghiện game là quan trọng để có thể hỗ trợ những người bị ảnh hưởng.
Các biện hỗ trợ cải thiện tình trạng nghiện game
Xem thêm : Bà bầu ăn giá được không? Nên ăn giá chín hay sống?
Việc giúp đỡ những người gặp vấn đề nghiện game là một quá trình cần sự chăm sóc toàn diện và sự hỗ trợ từ cộng đồng xã hội. Dưới đây là một số biện pháp hỗ trợ để cải thiện tình trạng nghiện game:
- Chấm dứt thói quen chơi game hàng ngày.
- Sử dụng thuốc an thần và chống trầm cảm để hỗ trợ ngừng cơn nghiện game.
- Điều trị phòng ngừa nghiện game tái phát: sử dụng bằng thuốc và các liệu pháp tâm lý xã hội.
Các liệu pháp tâm lý xã hội
- Từ bỏ sử dụng internet: Người nghiện game nên hoàn toàn từ chối chơi game và tránh xa khỏi môi trường internet, vì nó thường liên tục đưa ra những trò chơi mới, làm tăng sự hấp dẫn đối với người chơi. Để đạt được mục tiêu từ bỏ game hoàn toàn, người nghiện game cần hạn chế sử dụng internet gần như tuyệt đối.
- Tăng cường hoạt động thể chất và văn hóa: Người nghiện game nên tham gia vào các hoạt động lành mạnh như đi bộ, đạp xe và chơi các môn thể thao. Việc tham quan, du lịch hoặc tham gia các hoạt động xã hội cũng là một cách tốt để tăng cường tương tác với mọi người xung quanh. Những hoạt động này giúp họ quên đi cảm giác thèm muốn chơi game.
Các liệu pháp tâm lý
- Tham gia vào các liệu pháp nhận thức-hành vi và các nhóm trao đổi thông tin về cách vượt qua sự nghiện game là điều cần thiết cho những người nghiện game.
- Duy trì điều trị trong thời gian ít nhất là sáu tháng để đảm bảo sự ổn định và hiệu quả của quá trình điều trị.
Ngoài ra, vai trò của gia đình và xã hội cũng đóng một phần quan trọng trong quá trình điều trị chứng nghiện game. Sự quan tâm của gia đình là yếu tố then chốt, đặc biệt là khi nhận thức được dấu hiệu nghiện game ở trẻ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa về tâm thần là cần thiết để có chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Nghiện game là một vấn đề ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại, đặt ra những thách thức lớn đối với sức khỏe tâm thần và tinh thần của các đối tượng, đặc biệt là trẻ em và thanh thiếu niên. Việc hiểu rõ nguyên nhân nghiện game không chỉ giúp chúng ta nâng cao nhận thức về tác hại mà còn giúp hỗ trợ phòng ngừa và điều trị sớm nhất có thể.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp