Tìm hiểu vì sao – Nguyên nhân nước ta rơi vào tay thực dân Pháp
Nguyên nhân nước ta rơi vào tay thực dân Pháp? Đây là câu hỏi thường thấy đặt ra đối với học sinh học lịch sử. Để trả lời cụ thể chi tiết cho câu hỏi này chúng tôi sẽ vắn tắt các ý chính bên dưới bài viết này. Tuy nhiên để bạn đọc có cái nhìn sâu hơn về vấn đề nguyên nhân vì sao nước ta rơi vào tay thực dân Pháp chúng tôi sẽ trích dẫn bài viết dưới đây nhằm thấy rõ và rộng hơn.
Lưu ý: Các bạn là học sinh muốn tham khảo câu trả lời có thể xem ở cuối bài viết là phần trả lời cụ thể cho các câu hỏi sau (tuy nhiên các bạn nên đọc hết bài viết từ đầu đến cuối để có cái nhìn tổng quan hơn):
Bạn đang xem: Nguyên nhân nước ta rơi vào tay thực dân Pháp từ nhà Nguyễn
- Nguyên nhân nước ta (Việt Nam) rơi vào tay thực dân pháp? Nhà Nguyễn có trách nhiệm như thế nào trong việc nước ta rơi vào tay giặc? Đánh giá thái độ của triều đình nhà Nguyễn khi để nước ta rơi vào tay Pháp. Em hãy giải thích tại sao nước ta rơi vào tay thực dân Pháp? Nhà Nguyễn làm mất nước từ thời vua nào?
Khái quát giai đoạn vua Tự Đức – Thời nước ta rơi vào tay thực dân Pháp
Nhà Nguyễn chỉ mới truyền ngôi đến đời thứ tư là vua Tự Đức thì nước ta rơi vào tay Pháp, chỉ còn hư quyền trên ngai vàng hào nhoáng. Thời đại vua Tự Đức mở đầu cho một giai đoạn đô hộ 80 năm của Pháp trên khắp đất nước Việt Nam. Ngay như trong thời kỳ Đại chiến thứ nhất 1914-1918, nước Pháp bị tổn thất nhân sự và vật chất rất nặng nề, Việt Nam không lợi dụng được thời cơ nổi lên giành lại độc lập.
Nhiều người chê trách các hoàng đế nhà Nguyễn sau Gia Long, lên ngôi chỉ vì là “con vua”, có dòng máu chính thống hoàng tộc, nhưng thiếu tài thiếu đức để tiếp tục xây dựng và bảo vệ cơ ngơi của tiền nhân để lại, chê trách triều đình quan lại thời Nguyễn không hết lòng với vua, với đất nước dân tộc, mà chỉ biết quyền lợi riêng tư của mình, chê trách các bà vợ vua chỉ muốn con mình lên ngôi báu, tranh giành quyền lợi, ảnh hưởng trong thâm cung, giữ hư vị hơn là vì quyền lợi chung của toàn dân.
Vua Tự Đức ở ngôi một thời gian rất dài, từ 1847 đến 1883, trị vì 36 năm trời. Sau khi Tự Đức qua đời, tình trạng hỗn loạn “tứ nguyệt tam vương” (bốn tháng ba vua) Dục Đức – Hiệp Hòa Kiến Phúc xảy ra, cho đến khi Hàm Nghi lên ngôi ngày 02.08.1884, rồi bị Pháp đưa đi đày tại Alger (Algérie) vào cuối năm 1888. Đó là khoảng thời gian mà nước Việt Nam mất hoàn toàn vào tay chính quyền thực dân Pháp, với các hiệp ước sau cùng ký kết năm 1885.
Thất bại trước hết của triều đình nhà Nguyễn dưới thời vua Tự Đức là thất bại hoàn toàn trên cả ba bình diện: chính trị, ngoại giao và quân sự.
Bạn đang đọc bài viết về chủ đề Nguyên nhân nước ta rơi vào tay Pháp thuộc chuyên mục lịch sử nhà Nguyễn thuộc Pqt.edu.vn
Xã hội Việt Nam dưới đời vua Tự Đức rất bảo thủ, không bình đẳng, rập theo khuôn mẫu Trung Hoa, ảnh hưởng của đạo Khổng (Nho giáo) rất sâu đậm. Giáo dục thi cử hoàn toàn theo Hán văn, dân trí thấp, nặng tinh thần địa phương, thiếu thông tin, tầng lớp sĩ phu trí thức không nhìn xa thấy rộng, các hình phạt rất nặng nề, tra tấn, đeo gông, xiềng xích, chém đầu, thắt cổ vào cọc (người bị tử hình phải quỳ gối, hai tay bị trói ngược ra đằng sau cột vào một cây cọc gỗ cắm sâu xuống đất, cao quá đầu, cổ người tử hình bị người thi hành án đứng đằng sau lưng, xiết bằng một sợi giây thừng quấn quanh cổ và cọc gỗ cho đến chết), chặt tay chặt chân cho chết dần chết mòn, quan lại hà hiếp dân chúng, triều đình không giúp đỡ dân khi các nạn đói xảy ra…
Vua Tự Đức không mấy chăm lo đời sống nhân dân mà lo cũng cố quyền lực. Từ năm 1861 đến 1874 triều đình Tự Đức thực hiện có đến một chục chính sách cải cách: cải cách thi cử (1865) để lựa chọn quan lại theo đạo đức Nho giáo “trung quân ái quốc”, hầu củng cố thêm quyền lực tối cao của nhà vua, trong lo sợ vì Tự Đức không có con ruột nối dõi; cải cách thuế để tăng mức thâu thuế ruộng lúa tư nhân (1875); cải cách binh bị (1876)…, nhưng không theo một chiều hướng canh tân đổi mới có lợi cho dân.
Năm 1858, vào đời vua Tự Đức (1847-1883) Pháp bắt đầu xâm lăng Việt Nam. Khi Pháp xâm lược Việt Nam, họ viện dẫn hiệp ước Versailles 1787 (có từ thời Nguyễn Phúc Ánh) để đòi triều đình Huế phải nhân nhượng điều này điều nọ. Nhưng hiệp ước Versailles không có giá trị pháp lý, vì không được cả hai bên phê chuẩn, và triều đình Louis XVI đã không thực hiện các điều khoản cam kết để giúp Nguyễn Phúc Ánh. Triều đình Louis XVI đã bị lật đổ hai năm sau đó (1789), trước khi Nguyễn Phúc Ánh đạt được mục đích của mình vào năm 1802. Do đó, các hậu duệ triều Nguyễn không có “nghĩa vụ” thi hành những điều khoản trong hiệp định Versailles 1787.
Xem thêm : Nhịp tim thai nhi và những điều mẹ bầu cần biết
Cái cớ của Pháp khi xâm chiếm nước ta là vậy, nhưng rõ ràng trong 75 năm từ ngày đại diện Nguyễn Phúc Ánh ký hiệp ước Versailles 1787 cho đến ngày Pháp chính thức xâm chiếm nước ta thì thời gian đó họ đã không đạt được yêu sách của mình.
Đỉnh điểm nước ta rơi vào tay Pháp phải nói đến Hòa ước Nhâm Tuất 1862 ký giữa Napoléon III – Hoàng đế Pháp, Isabelle II – nữ hoàng Tây Ban Nha và vua Tự Đức tại Gia Định. Lúc này là năm Tự Đức thứ 15, tháng thứ năm ngày thứ chín.
Hòa ước Nhâm Tuất năm 1862 gồm có 12 điều khoản.
Qua 12 điều ước trên ta có thể thấy các vùng đất Biên Hòa, Gia Định, Định Tường đã trở thành “đất” Pháp kể từ năm 1862, chỉ trong vòng chưa đầy bốn năm (1858-1862) và không cần tốn kém nhiều sức lực, quân Pháp bắt đầu đặt nền móng đô hộ tại miền Nam. Sự nhục nhã tăng lên gấp đôi khi triều đình Tự Đức còn phải bồi thường kinh phí chiến tranh cho kẻ xâm lăng.
Các sự kiện dẫn tới hòa ước Nhâm Tuất – Nước ta rơi vào tay thực dân Pháp
Các sự kiện quân sự đưa tới cái gọi là hòa ước Nhâm Tuất khiến nước ta rơi vào tay thực dân Pháp tóm tắt như sau:
Năm Mậu Ngọ, ngày 01.09.1858 (năm Tự Đức thứ 11) tướng Pháp là Rigault de Genouilly đem hơn 3.000 quân Pháp và Tây Ban Nha trên chiến thuyền vào cửa Đà Nẵng, bắn phá các đồn lũy, hạ thành An Hải và thành Tôn Hải. Quan quân của Đào Trí và tổng đốc Nam Nghĩa Trần Hoằng ra đến nơi thì hai thành đã bị Pháp chiếm. Vua Tự Đức sai Nguyễn Tri Phương, Chu Phúc Minh và Đào Trí chống giữ. Nguyễn Tri Phương lập đồn Liên Trì và đắp lũy dài từ Hải Châu cho đến Phước Ninh, cắt binh án giữ.
Đầu năm 1859, de Genouilly tiến quân vào cửa Cần Giờ, đánh thành Gia Định. Quan trấn thủ Vũ Duy Ninh tự tử vì chỉ hai ngày sau khi quân Pháp tấn công là vỡ thành. Quân nước Pháp và Tây Ban Nha tịch thu 200 khẩu súng đại bác, 8 vạn rưỡi kílô thuốc súng và độ chừng 18 vạn quan Pháp, binh khí, lúa gạo. Rigault de Genouilly cho phá hủy thành Gia Định thành bình địa, rồi đưa quân trở ra Đà Nẵng tấn công. Quân Nguyễn Tri Phương lại thua, lui về giữ đồn Liên Trì (nay thuộc tỉnh Quảng Trị).
Tháng 10 năm 1859 tướng Page sang thay, xin hòa hoãn, bỏ cấm đạo, cho thông thương ở các cảng và đặt sứ thần ở Huế. Nhưng Pháp và Anh đang bận rộn đánh nhà Thanh, cho nên sang năm 1860, Pháp mới sai tướng Charner đánh chiếm Nam Kỳ.
Quân Nguyễn Tri Phương thua, bỏ đồn Chí Hòa (có sách viết là Kỳ Hòa, vì người Pháp đọc trại ra là Ci-hoa, Ki-hoa, rồi biến dạng thành Kỳ Hòa), chạy về Biên Hòa. Charner thừa thắng tiến đánh Thủ Dầu Một, Tây Ninh, Mỹ Tho vào cuối tháng 2 năm 1861. Quan Nguyễn Công Nhàn bỏ thành Mỹ Tho chạy.
Nếu chỉ nói về quân số, quân Pháp ít, quân mình đông. Quân Pháp thời ấy chưa được sự đồng tình của các quan triều đình, sự ủng hộ của dân, thì tại sao quân lại thua và bỏ chạy?
Tri huyện Toại, Trương Định, Thiên hộ Dương mộ quân chống Pháp. Quan Khâm sai đại thần Nguyễn Bá Nghi dâng sớ xin giảng hòa.
Xem thêm : Người mệnh Kim có nên đặt bể cá phong thủy trong nhà?
Tướng Bonard sang thay vào tháng 10 năm 1861 tiến đánh ngay thành Biên Hòa, đồn Bà Rịa. Mấy tháng sau, tháng ba năm 1862 đánh đồn Vĩnh Long. Tổng đốc Trương Văn Uyển cũng phải lui quân.
Phan Thanh Giản và Lâm Duy Tiếp (Phan Thanh Giản được phong làm tổng đốc Vĩnh Long, Lâm Duy Tiếp làm tuần phủ Khánh Thuận, để có chức vị giao thiệp với Pháp) được vua Tự Đức sai vào Gia Định giảng hòa, hai ông thay mặt vua Tự Đức ký hòa ước Nhâm Tuất với tướng Bonard.
Trong Khiêm Cung Ký, vua Tự Đức viết về mình:
“Ta sinh ra vốn mảnh dẻ… từ bé đã hơi sáng dạ, nên học vỡ lòng các sách tiểu học, khoảng trong nửa ngày đã thuộc nhừ một quyển… những kẻ xưng sư phó đều không phải là nhà nho uyên bác hay nhà văn nổi tiếng xứng với nhiệm vụ ấy… đi hầu bắn, ta luôn bắn trúng… tính ta lại ít nói, hay ngượng… khí huyết yếu đuối thân thể ốm gầy, đang lúc tuổi trẻ thanh nhàn mà việc nối dõi khó khăn… năm đến tuổi gần hai mươi, tháng sáu bỗng mọc đậu, bệnh rất nguy…”
Tất nhiên, vua Tự Đức “chịu tội” với lịch sử.
Vua Tự Đức, khi tự nêu ra những nhược điểm của mình trong “Khiêm Cung Ký”, thì nhà vua đã đi bước trước làm giảm bớt đi những phê bình gay gắt của hậu thế. Vua Tự Đức, tuy biết văn biết võ, nhưng sức khỏe thường hay suy nhược, mọi việc đều trông cậy vào các quan đại thần, do đó nhà vua trách quan lại “không ai nhắc nhở lời dạy của Hoàng khảo (vua Thiệu Trị) về việc đề phòng mặt biển để giúp ta tránh khỏi chỗ lỗi lầm!”
Nhà vua ngạc nhiên về việc Pháp xâm lăng, tức giận vì “giặc giã” nổi lên khắp nơi, thù trong giặc ngoài, thất vọng vì “dân ta không biết đánh trận”, nhưng nhà vua cay đắng nhất ở chỗ:
“Bất đắc dĩ nhân giặc cầu hòa, mới sai sứ bàn định điều ước. Những nhà nho lão thành, những quan to trọng vọng khẳng khái xin đi. Nhưng chẳng biết vì lẽ gì lại dễ dàng thành lập hòa nghị, bỗng chốc đem cả nhân dân cùng đất đai của các triều nhọc nhằn gây dựng bỏ cho giặc hết… Kẻ đi sứ cố tranh thủ để khỏi nhục mệnh vua đúng như thế ư? Khiến ta với một ông già trời còn để sót lại chẳng biết làm sao, chỉ trông nhau mà nuốt nước mắt… Nhưng biết người không sáng suốt là tội ở ta, dùng người không xứng đáng cũng là tội ở ta, trăm việc không làm được đều là tội ở ta cả.”
Tóm tắt nguyên nhân vì sao nước ta rơi vào tay thực dân Pháp cuối cuối thế kỷ 19 (XIX)
Phần này để gợi ý học sinh học lịch sử trả lời các câu hỏi: Nguyên nhân chủ yếu đẩy nước ta rơi vào tình trạng nước thuộc địa là gì? hay câu hỏi tương tự là nguyên nhân nước ta rơi vào tay thực dân Pháp? Trách nhiệm của triều đình trong việc để mất nước?…
Nguyên nhân nước ta rơi vào tay Pháp trở thành nước thuộc địa cuối thế kỷ 19:
- Thực dân pháp với những vũ khí trang thiết bị hiện đại
- Triều đình Nguyễn lạc hậu, yếu kém về mọi mặt
- Chế độ phong kiến đã không còn phù hợp với thời đại
Trách nhiệm của triều đình nhà Nguyễn trong việc khiến nước ta rơi vào tay thực dân Pháp: Do sự suy yếu nghiêm trọng, sự lạc hậu, bảo thủ của nhà Nguyễn, với 50 năm trị vì nhà Nguyễn xây dựng một mô hình kinh tế – chính trị – xã hội có tính chất bảo thủ… Quân sự của không có tinh thần chiến đấu, không có chủ nghĩa yêu nước, do quân đội của triều đình nhà Nguyễn không phải là quân đội của quốc gia dân tộc, mà là quân đội của nhà vua. Trong thời kì chống Pháp thiếu 1 lãnh tụ để để đoàn kết dân tộc, lãnh đạo nhân dân đánh bại kẻ thù. Cơ quan đầu não thì hoang mang lo sợ, chủ trương “nghị hòa làm quốc sách”. Bộ máy điều hành nhà nước bị chi phối bởi ý thức hệ phong kiến, họ chưa tiếp xúc với chủ nghĩa tư bản, với khoa học kĩ thuật phương Tây nên chưa hiểu rõ kẻ thù mới là chủ nghĩa đế quốc.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp