Nguyên tắc ký kết hợp đồng lao động theo pháp luật hiện hành

Khi giao kết hợp đồng lao động, căn cứ vào tính chất công việc cũng như điều kiện thực tể của mỗi bên, Người lao động và Người sử dụng lao động sẽ lựa chọn và quyết định loại họp đồng lao động để giao kết. Vậy nguyên tắc ký kết hợp đồng lao động theo pháp luật là như thế nào? xin mời quý khách cùng tìm hiểu thông tin trong baì viết dưới đây.

Xem thêm: >> Do hoàn cảnh gia đình khó khăn có được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động? >> Hợp đồng lao động vô hiệu khi nào? >> Hướng dẫn quy định bảo hiểm xã hội cho người lao động nước ngoài

Nguyên tắc ký kết hợp đồng lao động theo pháp luật hiện hành

Nguyên tắc ký kết hợp đồng lao động theo pháp luật hiện hành.

Quy định pháp luật về hợp đồng lao động

Hợp đồng lao động là văn bản thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, trong đó quy định điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Hợp đồng lao động được ký kết theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, phù hợp với các quy định của pháp luật lao động.

Trong thời gian thực hiện hợp đồng lao động các bên ký kết có thể thỏa thuận sửa đổi nội dung của hợp đồng lao động. Trong trường hợp có sự thay đổi của một trong những nội dung chủ yếu về điều kiện lao động thì người lao động có quyền ký hợp đồng lao động mới.

Loại hợp đồng theo luật

Bộ luật lao động năm 2019 quy định 2 loại hợp đồng lao động, đó là hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng lao động xác định thời hạn được quy định ở Điều 20 về loại hợp đồng lao động là:

– Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:

  • Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;
  • Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.

– Khi hợp đồng lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều 20 hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì thực hiện như sau:

  • Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; trong thời gian chưa ký kết hợp đồng lao động mới thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên được thực hiện theo hợp đồng đã giao kết;
  • Nếu hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn mà hai bên không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
  • Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng lao động xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn, trừ hợp đồng lao động đối với người được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước và trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 149, khoản 2 Điều 151 và khoản 4 Điều 177 của Bộ luật này.

Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động

Theo Điều 7 quy định về xây dựng quan hệ lao động trong Bộ luật lao động 2019

1. Quan hệ lao động được xác lập qua đối thoại, thương lượng, thỏa thuận theo nguyên tắc tự nguyện, thiện chí, bình đẳng, hợp tác, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của nhau.

2. Người sử dụng lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động và người lao động, tổ chức đại diện người lao động xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định với sự hỗ trợ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động là những nguyên lý, tư tưởng chỉ đạo quán triệt và xuyên suốt trong quá trình giao kết hợp đồng lao động. Khi thực hiện giao kết hợp đồng lao động cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

Nguyên tắc tự do, tự nguyện thỏa thuận

Nguyên tắc tự do, tự nguyện trong giao kết hợp đồng lao động là sự cụ thể hóa nguyên tắc đảm bảo sự tự lựa chọn việc làm, nơi làm việc của công dân. Có nghĩa rằng khi tham gia hợp đồng lao động, các chủ thể hoàn toàn tự do về mặt ý chí trong việc tham gia giao kết về hợp đồng lao động, bất kể hành vi lừa gạt, cưỡng bức đều có thể làm cho hợp đồng bị vô hiệu.

Nguyễn tắc bình đẳng

Nguyên tắc bình đẳng khẳng định vị trí ngang hàng của người lao động và người sử dụng lao động khi giao kết hợp đồng. Tức là không có sự phân biệt đối xử giữa bên người lao động và người sử dụng lao động. Hành vi tạo ra sự bất bình đẳng giữa các chủ thể luôn bị coi là vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động

Tuy nhiên trên thực tế, không thể tránh khỏi việc khi tham gia hợp đồng lao động, các chủ thể không hoàn toàn bình đẳng với nhau. Vì vậy, ở nguyên tắc này sự bình đẳng nhấn mạnh ở khía cạnh pháp lý.

Nguyên tắc không trái pháp luật và thỏa ước lao động tập thể

Đây là nguyên tắc chung không những đảm bảo cho quyền và lợi ích của các bên tham gia hợp đồng mà còn đảm bảo không làm ảnh hưởng đến lợi ích của các chủ thể khác có liên quan và lợi ích chung của xã hội. Hợp đồng lao động phải tuân thủ nguyên tắc tự do thỏa thuận, tuy nhiên sự tự do thỏa thuận ở đây phải nằm trong khuôn khổ. Khuôn khổ đó chính là chuẩn mực về đạo đức, không trái với pháp luật và thỏa ước lao động tập thể.

Hình thức hợp đồng lao động

Theo quy định tại Điều 14 Bộ luật Lao đông 2019, hợp đồng lao động có thể được giao kết dưới 03 hình thức sau:

  • Giao kết bằng văn bản;
  • Giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu;
  • Giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng.

Bộ luật Lao động 2019 đã bổ sung thêm hình thức hợp đồng lao động thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản. Việc bổ sung thêm hình thức hợp đồng lao động thông qua phương tiện điện tử tạo điều kiện thuận tiện hơn cho các bên khi thực hiện hợp đồng lao động nhất là trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay.

PHAN LAW VIETNAM Hotline: 0794.80.8888Email: info@phan.vn Liên hệ Văn phòng Luật Sư