Intracom Group

frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen="">
Video nhà máy thủy điện lớn nhất nước ta hiện nay là

Bài viết này sẽ điểm mặt tên các nhà máy thủy điện ở việt nam. Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang phát triển không ngừng, ngành công nghiệp năng lượng đối mặt với nhiều thách thức cả về sản lượng và môi trường. Thủy điện không chỉ đóng góp quan trọng vào việc cung cấp nguồn điện ổn định, bền vững cho sản xuất và cuộc sống hàng ngày của người dân mà còn giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tiết kiệm nguồn năng lượng hóa thạch.

Với lợi thế sông ngòi phong phú, điều kiện khí hậu tại Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng và phát triển các nhà máy thủy điện. Qua việc tận dụng tiềm năng phát triển ấy, nhiều nhà máy thủy điện đã được xây dựng lên, đóng góp quan trọng vào việc duy trì ổn định năng lượng quốc gia, cung ứng điện năng cho toàn bộ hoạt động của xã hội. Tạo tiền đề để phát triển kinh tế đất nước.

Vai trò của thủy điện trong nền kinh tế Việt Nam

Trên hành trình phát triển của nền kinh tế Việt Nam, thủy điện là một mắt xích quan trọng không thể thiếu trong bức tranh toàn cảnh. Vừa góp phần quan trọng trong việc đảm bảo cung cấp năng lượng, thúc đẩy phát triển bền vững, vừa giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.

Thủy điện cung cấp nguồn điện năng ổn định và liên tục, đóng góp đến gần 29% sản lượng điện của Việt Nam, phục vụ các ngành sản xuất, dịch vụ và đời sống của các hộ gia đình. Sự ổn định của thủy điện giúp giảm thiểu nguy cơ thiếu điện, đảm bảo hoạt động của các doanh nghiệp cũng như cơ sở hạ tầng. Là nguồn năng lượng tái tạo, có sẵn của tự nhiên, việc tận dụng hiệu quả nguồn năng lượng này góp phần rất lớn vào việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, gimr thiểu sự phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch vốn đang phải nhập khẩu thêm từ nước ngoài.

Hệ thống sông ngòi phong phú là điều kiện thuận lợi để mở rộng và phát triển thủy điện trong tương lai. So với các loại năng lượng hóa thạch, thủy điện ít gây ô nhiễm môi trường hơn, giảm khí nhà kính và các khí thải độc hại, bảo vệ môi trường sống, giảm tác động biến đổi khí hậu.

Bên cạnh đó, việc xây dựng các nhà máy thủy điện tại các con sông còn giúp Việt Nam phát triển kinh tế vùng sâu vùng xa, tạo công ăn việc làm và thúc đẩy kinh tế tại địa phương, đưa điện đến với bản làng, hiện đại hóa đất nước. Chúng ta hãy cùng nhau điểm tên các nhà máy thủy điện ở Việt Nam:

5 nhà máy thủy điện lớn nhất nước ta

Nhà máy thủy diện Sơn La

Địa điểm: Sông Đà; Xã Ít Ong, huyện Mường La, tỉnh Sơn La.

Các thông số kỹ thuật chính: Dung tích hồ chứa: 9,26 tỉ m3. Số tổ máy: 6 tổ máy (400 MW/tổ máy). Tổng công suất lắp đặt: 2.400 MW. Sản lượng điện trung bình năm 9,4 tỉ kWh.

Nhà máy thủy điện Sơn La là nhà máy thủy điện lớn nhất Đông Nam Á, nhà máy thủy điện có công suất lớn nhất ở Việt Nam, được xây dựng từ cuối năm 2005, đến năm 2012 công trình này chính thức được đi vào hoạt động. Sản lượng điện hàng năm của nhà máy thủy điện Sơn La ước tính gần bằng 1/10 sản lượng điện quốc gia.

Nhà máy thủy điện Hòa Bình

Địa điểm công trình: Sông Đà; TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình.

Các thông số kỹ thuật chính: Dung tích hồ chứa: 9,45 tỉ m3. Số tổ máy: 8 tổ máy (240 MW/tổ máy). Tổng công suất lắp đặt 1.920 MW. Sản lượng điện trung bình năm: 8,16 tỉ kWh.

Trước khi có nhà máy thủy điện Sơn La, nhà máy thủy điện Hòa Bình là nhà máy thủy điện lớn nhất tại Việt Nam và Đông Nam Á, do Liên Xô giúp đỡ xây dựng và vận hành. Nhà máy thủy điện Hòa Bình được đi vào hoạt động từ năm 1994, là một trong những biểu tượng “Vinh quang Việt Nam”.

Nhà máy thủy điện Lai Châu

Địa điểm công trình: Sông Đà; Xã Nậm Hàng, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu.

Các thông số kỹ thuật chính: Dung tích hồ chứa 1,215 tỉ m3. Số tổ máy: 3 tổ máy (400 MW/tổ máy). Tổng công suất lắp đặt 1.200 MW. Sản lượng điện trung bình năm 4,67 tỉ kWh.

Khởi công xây dựng từ đầu năm 2011, nhà máy thủy điện Lai Châu đi vào hoạt động cuối năm 2016, sớm hơn 1 năm so với Quốc hội đề ra. Nhà máy thủy điện Lai Châu vừa có vai trò cung cấp năng lượng đóng góp vào lưới điện quốc gia, vừa có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo an ninh quốc phòng khu vực Tây Bắc.

Nhà máy thủy điện Yaly

Địa điểm công trình: Sông Pô Kô phụ lưu sông Sêsan; Xã Ialy, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) và huyện Sa Thầy (tỉnh Kon Tum).

Các thông số kỹ thuật chính: Dung tích hồ chứa: 1,037 tỉ m3. Số tổ máy: 4 tổ máy (180 MW/tổ máy). Tổng công suất lắp đặt 720 MW. Sản lượng điện trung bình năm 3,68 tỉ kWh.

Là một trong những nhà máy thủy điện lớn nhất Tây Nguyên, Nhà máy thủy điện Yaly là công trình thủy điện ngầm lớn nhất Việt Nam, đã có đóng góp rất lớn vào an ninh năng lượng quốc gia khi đi vào hoạt động từ năm 1996. Hồ chứa nước Yaly cũng là một địa điểm có phong cảnh tuyệt vời.

Nhà máy thủy điện Huội Quảng

Địa điểm công trình: Sông Đà; Xã Khoen On, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu; Xã Chiềng Lao, huyện Mường La, tỉnh Sơn La.

Các thông số kỹ thuật chính: Dung tích hồ chứa: 184,2 triệu m3. Số tổ máy: 2 tổ máy (260 MW/tổ máy). Tổng công suất lắp đặt: 520 MW. Sản lượng điện trung bình năm: 1,90 tỉ kWh.

Nhà máy thủy điện Huội Quảng là nhà máy thủy điện ngầm đầu tiên do Việt Nam thiết kế, máy phát điện được đặt ngầm trong núi. Đây là công trình lớn thuộc quy hoạch bậc thang trên hệ thống sông Đà sau thủy điện Sơn La, Hòa Bình, Lai Châu. Tận dụng được nguồn nước với dung tích lớn 1,7 tỷ m3 nước của hồ thủy điện Bản Chát.

Và đó là top 5 nhà máy thủy điện lớn nhất nước ta, các nhà máy thủy điện hoạt động ngày đêm nhằm đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng điện của toàn nền kinh tế và đời sống. Phát triển ngành thủy điện là phát triển ngành năng lượng bền vững, giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường tự nhiên so với các nhiên liệu hóa thạch khác. Thủy điện ít gây ô nhiễm khí nhà kính và các khí thải độc hại, góp phần giảm thiểu tác động tiêu cực dẫn đến biến đổi khí hậu và sự đa dạng của hệ sinh thái. Việc duy trì mô hình phát triển bền vững dựa trên thế mạnh thủy điện sẽ đồng nghĩa với việc bảo vệ nguồn tài nguyên và môi trường cho thế hệ tương lai.

Tuy nhiên, cần nhận thức rõ ràng hơn trong việc quản lý và phát triển bền vững các dự án thủy điện. Việc xây dựng các công trình thủy điện cần tuân thủ các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường và đảm bảo sự tham gia của cộng đồng địa phương để đảm bảo rằng các dự án này không gây ảnh hưởng tiêu cực đến cảnh quan, sinh thái và đời sống của người dân. Tóm lại, vai trò của thủy điện trong nền kinh tế Việt Nam là vô cùng quan trọng và không thể thiếu. Sự kết hợp giữa việc tận dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo an ninh năng lượng và bảo vệ môi trường sẽ giúp đưa đất nước ngày càng gần hơn đến mục tiêu phát triển bền vững và thịnh vượng.