Tổ chức nhà nước thời Văn Lang Âu Lạc như thế nào

Nhà nước Văn Lang là Nhà nước đầu tiên của người Việt cổ, còn Âu Lạc thành lập vào khoảng năm 208 TCN. Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc là một điển hình, sự ra đời của hai nhà nước này có những đặc thù riêng, tách biệt với các nhà nước khác. Tổ chức nhà nước thời Văn Lang Âu Lạc như thế nào? Các đặc điểm của Nhà nước Văn – Lang Âu Lạc? Mời bạn đọc theo dõi bài viết sau đây của ACC.

Nhà Nước Văn Lang Âu Lạc Là Gì

Tổ chức nhà nước thời Văn Lang Âu Lạc

1. Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc là gì?

Văn Lang (chữ Hán: 文郎) là nhà nước đầu tiên theo truyền thuyết trong lịch sử Việt Nam. Nhà nước Văn Lang được cai trị bởi các Hùng Vương.

Cách gọi “Hùng vương”, chữ Hùng có lẽ là từ chữ Lạc nhầm sang. Nguyên ở chữ Hán, chữ 駱 với chữ 雒 cùng một âm là lạc. Chữ Lạc 雒 này với chữ Hùng 雄 có mặt chữ rất giống nhau. Hoặc vì thế mà chữ Lạc 駱 này lẫn sang chữ Lạc 雒 này, rồi lại lẫn sang chữ Hùng 雄, cho nên Sử Việt Nam ghi là Hùng vương mà ở sách cổ của Trung Hoa thì lại ghi là Lạc vương.

Trong Sử có chép về chức quan Lạc hầu 駱侯, Lạc tướng 駱將; Hai Bà Trưng cũng là con gái quan Lạc tướng ở Phong Châu. Cho nên rất có thể là từ chữ Lạc nhầm sang chữ Hùng. Sự nhầm lẫn đó, truyền nối đã lâu; nay người Việt đã quen gọi là Hùng vương nên không cần đổi lại, nhưng mà nên biết chữ “Hùng” đó vốn ban đầu là chữ “Lạc”.

Âu Lạc (chữ Hán: 甌雒/甌駱[1]) là nhà nước cổ của người Việt cổ được thành lập tại miền Bắc Việt Nam bởi một nhân vật có thật tên là Thục Phán (An Dương Vương) năm 257 TCN. Nhà nước này đã thống nhất 2 bộ tộc Âu Việt – Lạc Việt (Sử gọi là Văn Lang) lại với nhau và đã bảo vệ đất nước thành công trước cuộc xâm lược của nhà Tần, nhưng sau cùng, nhà nước sụp đổ do thất bại trước Nam Việt của Triệu Đà (một quan lại nhà Tần), tạo cơ sở cho nhà Hán xâm lược sau này.

Nhà nước này kế tục nhà nước mang tính truyền thuyết Văn Lang của các vua Hùng. Kinh đô của Âu Lạc đặt tại Cổ Loa, ngày nay thuộc xã Cổ Loa – Đông Anh – Hà Nội.

2. Đặc thù trong con đường hình thành nhà nước

Trong chế độ công xã nguyên thủy ở nước ta lúc đầu chưa có quyền lực nhà nước, mà chỉ có quyền lực xã hội do cộng đồng giao cho một người hoặc một nhóm người để thực hiện chức năng quản lý xã hội. Ban đầu, quyền lực này được trao cho những người có uy tín trong xã hội, thứ quyền lực này xuất phát từ trong xã hội và đại diện cho lợi ích của toàn xã hội.

Người đừng đầu có vị trí và vai trò vô cùng quan trọng trong xã hội, do đó họ cũng đồng thời được trao cho quyền lực rất lớn. Và dần dần, họ nhận ra ưu thế khi sử dụng thứ quyền lực này, vì vậy, thay vì được trao cho những người có uy tín, kinh nghiệm quản lý trong xã hội thì thứ quyền lực này đã trở thành một “thứ tài sản” đặc biệt để thừa kế cho các thế hệ tiếp sau.

Bên cạnh các biện pháp dân chủ vốn đặc trưng trong công xã nguyên thủy, các biện pháp cưỡng chế để thực hiện quyền lực của cá nhân ngày càng phổ biến, trong xu hướng đó, quá trình chuyển hướng quyền lực diễn ra và quyền lực xã hội được trao nhằm để thực hiện chức năng xã hội dần dần biến thành quyền lực nhà nước. Những người thực hiện chức năng xã hội dần biến thành quan chức, những quan chức hợp thành bộ máy nhà nước. Đối với họ, quản lý xã hội trở thành một nghề chuyên nghiệp, họ là những người tách ra khỏi xã hội và tựa hồ đứng trên xã hội.

Như vậy, quá trình chuyển hóa từ quyền lực xã hội sang quyền lực nhà nước chính là một đặc thù của sự hình thành nhà nước Văn Lang – Âu Lạc.

3. Tổ chức nhà nước thời văn lang âu lạc

Thiết chế nhà nước và pháp luật thời kỳ Văn Lang – Âu Lạc được tổ chức đơn giản, sơ khai, bảo tồn nhiều yếu tố của thị tộc.

Bộ máy nhà nước Văn Lang – Âu Lạc rất đơn giản, đứng đầu là vương, giúp việc cho Vương có Lạc hầu, Lạc tường (Các bộ) và cuối cùng là Bồ chính (Công xã nông thôn).

Trong hệ thống pháp luật của thời Văn Lang – Âu Lạc, tập quan giữ vai trò chủ đạo và phổ biến nhất. Đó là những tập quán vốn có từ thời nguyên thủy và được bảo đảm thực hiện không chỉ bằng sự tự nguyện mà bằng cả sức mạnh cưỡng chế của nhà nước; là những tập quán chính trị, được hình thành trong quá trình vận máy nhà nước và điều hành xã hội như tập quán truyền ngôi cho con, tập quán cống nạp… Ngoài ra còn có pháp luật kiểu khẩu truyền, là những mệnh lệnh của vua được sứ giả truyền đi các nơi.

Sở dĩ thiết chế nhà nước và pháp luật thời kỳ này còn sơ khai đơn giản là do được xây dựng trên một cơ sở nền tảng kinh tế – xã hội chưa chín muồi, khi mà chế độ tư hữu chưa thật sự rõ ràng, mâu thuần trong xã hội cũng không đến mức quá gay gắt do đó mà thiết chế nhà nước và pháp luật cũng không cần quá chặt chẽ.

Bên cạnh đó, do được hình thành sớm nên còn bảo lưu yếu tố của thi tộc, bộ lạc, đặc biệt là của công xã nông thôn với lối sống tự quản, tự trị. Ngoài ra do thời gian tồn tại ngắn nên cũng khó có thể hoàn thiện được bộ máy nhà nước và pháp luật một cách tối ưu.

4. Những ảnh hưởng của các đặc thù trên ảnh hưởng đến tiến trình lịch sử của nhà nước Việt Nam

Thời kỳ Văn Lang – Âu Lạc là thời kỳ dựng nước của dân tộc ta, đặt nền móng để từ đây viết nên nhiều trang sử chói lọi. Chính vì vậy, các di tồn của thời kỳ này có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình xây dựng nhà nước và pháp luật Việt Nam trong tiến trình lịch sử:

Thứ nhất, những di tồn về nhà nước:

  • Nguyên tắc tổ chức: luôn tổ chức nhà nước dựa trên nguyên tắc tập quyền.
  • Bản chất của nhà nước: tính xã hội nổi trội hơn tính giai cấp.
  • Chức năng của nhà nước: hai yếu tố trị thủy – thủy lợi và chiến tranh tự vệ chi phối đến việc thực hiện chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước.
  • Do tổ chức bộ máy nhà nước ban đầu sơ khai, đơn giản nên những yếu tố tự trị, tự quản làng xã được duy trì để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội. Từ đây, hình thành chế độ tự trị, tự quản làng xã có ảnh hưởng đến lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam hiện nay.

Thứ hai, những di tồn về pháp luật:

  • Pháp luật Việt Nam luôn tôn trọng và duy trì những tập quán đã được hình thành và còn phù hợp.
  • Việc ban hành những quy định của pháp luật luôn đảm bảo phù hợp với truyền thống, văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

Từ những phân tích trên đây, có thể thấy trong quá trình hình thành nhà nước Văn Lang – Âu Lạc có những nét đặc thù riêng, xuất phát từ hoàn cảnh thực tế của đất nước thời bấy giờ. Những đặc thù trên không chỉ ảnh hưởng đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc mà những di tồn của nó còn ảnh hưởng đến nhà nước Việt Nam trong suốt tiến trình lịch sử.

Trên đây là những thông tin ACC muốn chia sẻ đến độc giả về Tổ chức nhà nước thời Văn Lang Âu Lạc. Trong quá trình tìm hiểu, nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào về bài viết hay cần hỗ trợ pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp.