Trần Dụ Tông (1336-1369) là hoàng đế thứ bảy của triều đại nhà Trần. Ông và vua tiền nhiệm Trần Hiến Tông là con của thượng hoàng Trần Minh Tông.
Vua Trần Hiến Tông bị bệnh, mất khi 23 tuổi. Do chưa có con trai nên thượng hoàng Trần Minh Tông đã lập em trai của Trần Hiến Tông là Trần Hạo (tức Trần Dụ Tông) lên ngôi. Trần Dụ Tông là người con thứ 10 của thượng hoàng Trần Minh Tông, do Hiến Từ hoàng hậu sinh ra.
Bạn đang xem: Triều đại nhà Trần bắt đầu suy yếu từ đời vua nào?
Trần Dụ Tông làm vua từ năm 1341, khi mới 5 tuổi, lấy niên hiệu là Thiệu Phong. Trước đó, khi 3 tuổi Trần Dụ Tông từng đuối nước, được thầy thuốc cứu sống.
Thời gian đầu khi vua nối ngôi, mọi việc triều chính vẫn do thượng hoàng Trần Minh Tông lo liệu. Những năm cuối đời của thượng hoàng Trần Minh Tông (thượng hoàng mất năm 1357), vua Trần Dụ Tông mới chấp chính.
Theo Đại Việt sử ký, tháng 9/1353, Chiêm Thành vào cướp đất Hóa Châu – vùng đất trước đây vua Chiêm là Chế Mân dâng cho Đại Việt làm sính lễ cưới công chúa Huyền Trân, con vua Trần Nhân Tông. Vua Dụ Tông khi ấy đã cho quân đi đánh đuổi Chiêm Thành, nhưng tình hình bất lợi. Vua sai Trương Hán Siêu đem quân Thần Sách đi trấn giữ vùng Hóa Châu này và biên thùy yên ổn trở lại.
Trước sự việc ở đất Hóa Châu, vua Trần Dụ Tông đã rất chăm lo việc rèn binh, luyện võ. Năm 1351, vua đích thân ngự điện Thiên An, duyệt cấm quân ở Long Trì. Mùa xuân năm 1353, vua xuống chiếu cho các vương hầu đóng thuyền chiến, chế tạo vũ khí, luyện tập binh sĩ. Vua cũng chăm lo việc nước.
Xem thêm : 5 công thức làm các loại bánh tráng trộn Tây Ninh đơn giản tại nhà
“Vua tính thông tuệ, học vấn cao minh, chăm lo việc võ, sửa sang việc văn, các di thần đều phục. Đời Thiệu Phong, chính sự tốt đẹp. Từ năm Đại Trị (niên hiệu Trần Dụ Tông đặt cho sau khi vua Minh Tông chết) về sau, chơi bời quá độ, cơ nghiệp nhà Trần suy yếu từ đó”, sách Đại Việt sử ký đánh giá.
Sách Đại Việt sử ký viết, năm 1358 hạn hán, sâu cắn lúa, cá chết nhiều. Vua đã xuống chiếu khuyến khích nhà giàu ở các lộ bỏ thóc ra chẩn cấp dân nghèo. Các quan ở địa phương tính xem số thóc bỏ ra là bao nhiêu rồi trả lại bằng tiền.
Năm 1359 mưa to, nước lớn, trôi cả nhà cửa của dân, thóc lúa bị ngập. Năm 1362 vừa hạn hán, vừa mưa to, nạn đói tràn lan. Vua Dụ Tông đã xuống chiếu miễn cho cả nước một nửa tô thuế năm ấy. Ông đồng thời xuống chiếu cho các nhà giàu dâng thóc để phát chẩn cho dân nghèo, đổi lại sẽ ban tước theo thứ bậc khác nhau cho họ. Khi vua đến ngự ở phủ Thiên Trường (Nam Định), có ai bị ốm đến, sẽ được ban thuốc, cho tiền gạo.
Vua Trần Dụ Tông có lòng nhân từ cứu đói cho dân. Tuy nhiên, ông chỉ chăm lo việc trước mắt mà không tính kế lâu dài để khắc phục lũ lụt, hạn hán như cho người đắp đê, khai thông kênh rạch. Việc đắp đê trị thủy ở thời vua Trần Thái Tông rất được chú trọng.
Vua Trần Dụ Tông từ những năm 26 tuổi bắt đầu ăn chơi. “Mùa đông tháng 10, đào hồ ở vườn ngự trong hậu cung. Trong hồ xếp đá làm núi, bốn mạch đều khai ngòi cho chảy thông nhau. Trên hồ trồng thông, tre và các thứ hoa thơm cỏ lạ. Lại nuôi chim quý, thú lạ trong đó. Phía tây hồ trồng hai cây quế, dựng điện Song Quế… Lại đào một hồ nhỏ khác. Sai người hải Đông chở nước mặn chứa vào đó, đem các thứ hải vật như đồi mồi, cua, cá nuôi trong hồ. Lại sai người Hóa Châu chở cá sấu đến thả vào đó. Lại có hồ Thanh Ngư để thả cá thanh phụ. Đặt chức khách đô để trông coi”, sách Đại Việt sử ký ghi lại.
Năm 1362, vua lệnh cho các nhà vương hầu, công chúa dâng các trò tạp hý để xem, duyệt trò nào hay sẽ thưởng. Vua lại cho gọi các nhà giàu trong nước vào cung đánh bạc làm vui. “Có tiếng bạc đặt tới 300 quan tiền, ba tiếng thì đã gần ngàn quan rồi”, sách Đại Việt sử ký viết.
“Luật pháp nhà Trần nghiêm cấm đánh bạc thế mà đến đời Dụ Tông lại công nhiên làm bậy, gọi những người giàu vào cung đánh bạc, rồi sau người trong nước bắt chước cái dở ấy, không thể ngăn cấm được nữa. Cuối cùng vì tệ đánh bạc mà rồi mất nước”, sử gia Phan Phu Tiên nhận xét.
Xem thêm : Review mặt nạ ngủ Laneige: Siêu phẩm cấp ẩm cực tốt cho làn da
Những năm tiếp theo, ông thả sức uống rượu, chơi bời, bỏ bê việc nước. “Vua gọi Cánh chưởng phụng cung Vĩnh An là Bùi Khoan cùng uống rượu. Khoan lập mẹo uống vờ hết 100 thăng rượu, được thưởng. Tháng 5, vua đi hóng gió chơi trăng. Vì uống rượu quá say lại lội xuống sông tắm nên bị ốm…”, sách Đại Việt sử ký chép.
Chu Văn An được thượng hoàng Trần Minh Tông mời làm tư nghiệp (hiệu trưởng) Quốc Tử Giám, thầy của vua Trần Hiến Tông. Ông nổi tiếng là học giả giỏi, vị quan thanh liêm.
Chứng kiến nạn quan tham hoành hành dưới thời vua Dụ Tông, Chu Văn An đã viết “Thất trảm sớ” dâng vua xin chém 7 viên quan tham. Tuy vậy, vua Trần Dụ Tông đã phớt lờ đề nghị của ông. Chu Văn An sau đó xin từ quan về quê dạy học. Triều Trần càng lún sâu vào khủng hoảng.
“Vua biết tôn trọng thầy dạy nhưng lại không bàn việc nước với thầy. Vì thế bậc hiền năng không nên để chỉ làm vì. Chu Văn An đi rồi, không còn ai bảo ban vua đạo hay lẽ phải nữa. Đó thực là không tin bậc nhân hiền thì nước trống rỗng như không có người vậy”, sử thần Ngô Sĩ Liên nhận xét trong Đại Việt sử ký toàn thư.
Sách Đại Việt sử ký chép: Tháng 6/1366, vua ngự thuyền nhỏ đến chơi nhà thiếu úy Trần Ngô Lang ở hương Mễ Sở, đến canh ba mới về. Khi tới sông Chử Gia bị cướp mất ấn báu, gươm báu. Vua tự biết mình không sống lâu, càng thả sức chơi bời”.
Năm 1369, vua Trần Dụ Tông chết. Trước lúc sắp băng hà, vì không có con, ông xuống chiếu đón Nhật Lễ vào nối đại thống. Nhật Lễ vốn là con của đào kép họ Dương. Vợ Dương Khương khi đang mang thai đã bị Cung Túc Đại Vương Dục (con trưởng vua Trần Minh Tông) vì ham mê sắc đẹp, ép lấy làm vợ. Đến khi Nhật Lễ được sinh ra, Cung Túc Đại Vương Dục nhận làm con mình.
Dương Nhật Lễ làm vua một năm. Vì mưu tính xóa nhà Trần, lập nhà Dương nên ông bị con trai của Trần Minh Tông là Trần Phủ lật đổ. Năm 1370, Trần Phủ lên ngôi, lấy hiệu là Trần Nghệ Tông.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp