Người có hành vi nhắn tin đe dọa người khác có thể bị xử phạt hành chính hoặc phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật, tùy vào mức độ vi phạm. Vậy nhắn tin đe doạ người khác bị phạt thế nào?
- Tác dụng không ngờ của việc uống nước ổi ngâm rượu, cách ngâm rượu ổi
- Lý thuyết và bài tập minh họa Chuyển động tròn đều
- Mẹ bầu ăn mộc nhĩ được không? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Nước dừa để được bao lâu?Cách bảo quản nước dừa ngon lâu KHÔNG BỊ THIU HỎNG
- Bị viêm xoang có được tham gia nghĩa vụ quân sự không?
1. Mức phạt khi nhắn tin đe doạ người khác
1.1 Xử phạt hành chính
Hành vi nhắn tin đe doạ người khác, có thể là đe doạ giết người, đe doạ tung ảnh nóng, đe doạ đánh người… không hề hiếm gặp trong xã hội ngày nay đặc biệt khi mạng xã hội và công nghệ thông tin ngày một phát triển.
Bạn đang xem: Nhắn tin đe doạ người khác bị phạt thế nào?
Tuỳ vào mục đích của hành vi đe doạ khi nhắn tin cho người khác, người vi phạm có thể bị xử phạt hành chính. Cụ thể:
– Nhắn tin đe doạ nhằm bôi nhọ nhân phẩm, danh dự của người khác: Bị phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng về hành vi sử dụng điện thoại nhằm xuyên tạc, vu khống, quấy rối, xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của người khác theo điểm g khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP.
– Nhắn tin đe doạ xâm phạm sức khoẻ của người khác: Bị phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng về hành vi sử dụng điện thoại nhằm đe doạ, quấy rối người khác theo điểm g khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP.
– Nhắn tin đe doạ nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự: Bị phạt tiền từ 02 – 03 triệu đồng theo điểm c khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.
Xem thêm : Ngay tình là gì? Người thứ ba ngay tình trong giao dịch dân sự vô hiệu?
Như vậy, tuỳ vào mục đích của việc nhắn tin đe doạ mà người vi phạm sẽ phải chịu mức xử phạt vi phạm hành chính như trên.
1.2 Chịu trách nhiệm hình sự
Không chỉ bị xử phạt hành chính, nếu mức độ nghiêm trọng, việc nhắn tin đe doạ người khác có thể phải chịu trách nhiệm hình sự. Cụ thể:
– Nhắn tin đe doạ xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác: Người phạm tội có thể phải chịu trách nhiệm vè Tội làm nhục người khác theo Điều 155 Bộ luật Hình sự với mức phạt tiền cao nhất là 02 năm.
– Nhắn tin đe doạ nhằm mục đích ép buộc quan hệ trái ý muốn của người khác: Người phạm tội có thể phải chịu trách nhiệm về Tội cưỡng dâm theo Điều 143 Bộ luật Hình sự với mức phạt tù cao nhất là chung thân.
– Nhắn tin đe doạ giết người: Người phạm tội có thể đối mặt với mức phạt tù lên đến 07 năm theo Điều 133 Bộ luật Hình sự. Tin nhắn được xem là đe doạ giết người nếu có nội dung về việc đe doạ sẽ tước đoạt tính mạng của người nhận tin nhắn hoặc thân thích của họ.
– Nhắn tin đe doạ nhằm tước đoạt tài sản: Người phạm tội có thể phải đi tù cao nhất đến 20 năm về Tội cưỡng đoạt tài sản tại Điều 170 Bộ luật Hình sự.
2. Làm gì khi bị người khác nhắn tin đe dọa?
Trong trường hợp bị nhắn tin đe dọa, để bảo đảm sự an toàn cho chính mình và người thân; công dân có thể tố cáo hành vi của người gửi tin nhắn đến cơ quan điều tra công an cấp xã hoặc cấp huyện theo khoản 1 Điều 7 Thông tư 28/2020/TT-BCA.
Xem thêm : Chi tiết bài tư vấn
Theo đó, công an cấp xã sẽ tiếp nhận, phân loại và xử lý tin báo, tố giác về tội phạm. Sau đó sẽ chuyển hồ sơ lên cơ quan điều tra cấp huyện, cơ quan điều tra quân sự khu vực điều tra các vụ án hình sự hoặc cơ quan điều tra cấp tỉnh tuỳ vào tính chất, mức độ của hành vi phạm tội (căn cứ Điều 163 Bộ luật Tố tụng hình sự).
Theo đó, hồ sơ để tố cáo gồm:
– Đơn tố cáo.
– Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn hạn của người tố cáo.
– Chứng cứ kèm theo để chứng minh cho việc tố cáo của mình về hành vi phạm tội gồm các tin nhắn đe dọa, và các chứng cứ liên quan khác để Cơ quan điều tra có thêm thông tin khi giải quyết vụ việc.
Trên đây là giải đáp chi tiết về việc: Nhắn tin đe doạ người khác bị phạt thế nào? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp