Xin chào mọi người và Luật Sư. Tôi sinh con đến nay đã được hơn 01 năm rồi. Tôi đã làm giấy khai sinh cho bé tuy nhiên do tính chất công việc tôi chưa thể đi làm thủ tục nhập khẩu cho con. Cũng một phần là do nơi thường trú của bố mẹ khác nhau, vợ chồng tôi vẫn chưa biết phải đi làm thủ tục nhập khẩu cho con ở đâu. Việc vợ chồng tôi chậm nhập khẩu cho con liệu có bị phạt không? Rất mong Luật Sư và mọi người giúp đỡ. Để giải quyết trường hợp trên mời quý bạn đọc cùng Luật Sư X tìm hiểu vấn đề trên qua bài viết “Thủ tục nhập hộ khẩu cho con muộn có bị phạt không?” sau đây.
- Phân tích nhân vật ông Sáu trong 3 ngày phép. – Olm
- Hướng dẫn cách tính năm cá nhân theo thần số học
- Top 27 đặc sản Hà Nội lưu giữ hương vị Thủ đô văn hiến
- Biện chứng là gì? Phép biện chứng là gì? Có những hình thức lịch sử nào của phép biện chứng? Có sự đối lập căn bản nào giữa phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình trong nhận thức?
- Xe ô tô chạy quá tốc độ từ 10-20km bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ pháp lý
Bạn đang xem: Thủ tục nhập hộ khẩu cho con muộn có bị phạt không?
- Luật Cư trú năm 2020
- Nghị định 144/2021/NĐ-CP
Nhập khẩu cho con khi nơi thường trú của bố mẹ khác nhau ở đâu?
Nhập khẩu cho con tức là đăng ký thường trú cho con vào nơi đăng ký thường trú của cha mẹ hoặc cha hoặc mẹ hoặc của một người khác theo quy định của pháp luật.
Sau khi có giấy đăng ký khai sinh thì nên đi làm thủ tục nhập khẩu cho con hoặc có thể kết hợp làm thủ tục liên thông đăng ký khai sinh, nhập khẩu và cấp thẻ bảo hiểm y tế trong 1 lần tại UBND xã.
Trong trường hợp cha mẹ không có cùng nơi thường trú thì trẻ được nhập khẩu theo nơi thường xuyên chung sống với bố hoặc mẹ. Nếu không xác định được nơi thường xuyên chung sống thì nơi thường trú của trẻ do cha, mẹ thỏa thuận.
Thủ tục nhập hộ khẩu cho con muộn có bị phạt không?
Pháp luật quy định trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày trẻ được đăng ký khai sinh, cha, mẹ hoặc đại diện hộ gia đình, người nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký thường trú cho trẻ.
Hiện nay, tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định về mức xử phạt khi nhập khẩu muốn cho con như sau:
1.Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, xóa đăng ký thường trú, xóa đăng ký tạm trú, tách hộ hoặc điều chỉnh thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú;
b) Không thực hiện đúng quy định về thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng,
Xem thêm : Top 14 thực phẩm tránh thai sau khi quan hệ hiệu quả nhất
c) Không xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, xác nhận thông tin về cư trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Căn cứ quy định trên, mức phạt khi nhập hộ khẩu muộn cho con kể từ năm 2022 là từ 500.000 – 1.000.000 đồng, nếu không có tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ thì mức xử phạt sẽ là 750.000 dong.
Hồ sơ đăng ký nhập khẩu cho con khi đã quá hạn
Để thực hiện thủ tục nhập khẩu cho trẻ bạn cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
+Giấy khai sinh bản sao của trẻ (có dấu đỏ do UBND phường, xã cấp). Nếu không có giấy khai sinh thì mang theo Hộ chiếu còn thời hạn có chứa thông tin thể hiện quan hệ cha, mẹ với con hoặc sử dụng Giấy xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú của trẻ. Trong một số trường hợp khác, có thể sử dụng các loại giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ cha, me, con gồm:
-Quyết định về việc nuôi con nuôi của UBND tỉnh, thành phố (khi nhập khẩu con nuôi vào nhà bố mẹ nuôi).
-Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con của UBND xã, phường (khi nhập khẩu cho con ngoài giá thú, cha mẹ không đăng ký kết hôn)
-Quyết định của Tòa án, Kết luận giám định của tổ chức giám định về quan hệ cha mẹ với con (nhập khẩu cho con sau khi có kết luận giám định ADN…)
+Bản chính sổ hộ khẩu (nếu còn lưu giữ)
+Mẫu tờ khai thay đổi thông tin cư trú (Mẫu CT01): Chuẩn bị và điền đầy đủ thông tin vào mẫu Tờ khai thay đổi thông tin cư trú. Bạn có thể lấy mẫu này tại Công an phường, xã, thị trấn hoặc có thể tải mẫu CT01
Thủ tục nhập hộ khẩu cho con khi đã quá hạn
Thủ tục nhập khẩu cho con khi quá hạn được thực hiện tương tự như thủ tục nhập khẩu cho con gồm 2 bước sau.
Xem thêm : Bột tam thất có tác dụng gì?
Bước 1:Người đi đăng ký thường trú nhập khẩu cho trẻ (cha, mẹ hoặc đại diện hộ gia đình, ông. bà, người nuôi dưỡng chăm sóc, người thân thích của trẻ) chuẩn bị các giấy tờ được nêu phía trên.
Bước 2: Nộp các giấy tờ, mẫu khai nói trên tại Công an phường, xã, thị trấn nơi cư trú chung của bố, mẹ hoặc nơi cư trú của bố hoặc nơi cư trú của mẹ (trong trường hợp bố mẹ không có cùng nơi cư trú)
– Thời gian nộp hồ sơ: từ Thứ 2 đến Thứ 6 hàng tuần.
– Cán bộ nhận hồ sơ kiểm tra thông tin ghi trong mẫu tờ khai thay đổi thông tin cư trú (CT01), đổi chiếu với các giấy tờ đã nộp nêu trên. Nếu hợp lệ thì cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của trẻ vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về cư trú.
– Tối đa 7 ngày làm việc, người đi đăng ký nhập khẩu cho trẻ sẽ nhận được Thông báo kết quả giải quyết cư trú của công an phường, xã, thị trấn trong đó nêu rõ kết quả trẻ có được nhập khẩu hay không.
– Lệ phí: Việc nhập khẩu cho trẻ em hoàn toàn miễn phí.
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Thủ tục nhập hộ khẩu cho con muộn có bị phạt không?”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng. Hoặc liên hệ qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm:
- Hồ sơ đề nghị giám định sức khỏe gồm những gì?
- Quy định về ngày công chuẩn như thế nào?
- Đất nằm trong quy hoạch khu dân cư
- Định giá đất hỗn hợp như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp