Bị nhện nhà cắn thường xảy ra khi dọn dẹp, nhưng ít ai biết chúng có độc hay không và nên xử lý như thế nào. Hãy cùng tìm hiểu ngay qua bài viết này nhé!
Khi dọn dẹp nhà cửa, chắc hẳn nhiều người đã gặp phải nhện nhà và đôi khi bị chúng cắn. Mặc dù có không ít trường hợp để lại tình trạng đau nhức nhưng vết thương lại không quá sâu. Bài viết sau đây sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về loài động vật này và cách xử lý khi bị chúng cắn nhé!
1 Đặc điểm của nhện nhà
Nhện nhà thường có chân dài với 8 chân, bụng tròn, thân màu nâu xám hoặc nâu sẫm. Đây là loài nhện thường trú ngụ trong nhà với thời gian sống trung bình khoảng 1 năm. Chúng có thể dễ dàng tồn tại, ngay cả khi sống trong nhiều tháng mà không cần đến thức ăn hay nước uống.
Bạn đang xem: Nhện nhà có độc không? Cách xử lý khi bị nhện nhà cắn
Đặc điểm của nhện nhàLoài vật này sẽ thường ẩn nấp ở những nơi thiếu ánh sáng, không gian chật hẹp như nhà kho, tủ quần áo, tầng hầm,… Và thức ăn của chúng sẽ thường có kích thước nhỏ hơn như kiến, muỗi, ruồi,…
Nhện nhà không quá nguy hiểm với con người, bởi chúng thường tránh tiếp xúc với chúng ta, thường rút lui, bỏ chạy đến nơi ẩn nấp và chỉ cắn khi bị tấn công. Vì thế, bạn không cần quá lo lắng khi trong nhà có sự xuất hiện của loài vật này nhé!
2 Nhện nhà có độc không?
Xem thêm : Những điều cần biết khi ăn phô mai để không gây hại sức khỏe
Nhện nhà có độc không?
Thực chất, đa số các loài nhện chỉ chứa chất độc nhẹ hoặc không có độc gây nguy hiểm đến tính mạng và sức khỏe của con người. Còn khi bị nhện cắn, bạn sẽ chỉ có thể bị sưng, đau nhức khoảng 1 – 2 ngày. Vì vậy, bạn đừng quá lo lắng, sợ hãi khi không may bị nhện nhà cắn nhé!
3 Nên làm gì khi bị nhện nhà cắn
Theo các bác sĩ chuyên khoa, khi bị nhện nhà cắn, bạn hãy thực hiện theo các bước sau đây:
- Đầu tiên, cần nhanh chóng rửa vết nhện cắn bằng nước sạch và xà phòng hoặc dùng dụng cụ vệ sinh vết thương để sơ cứu.
- Tiếp theo, hãy sử dụng thuốc bôi côn trùng cắn để thoa lên vùng da bị nhện cắn và xoa đều trong khoảng 10 phút. Lưu ý, không bôi lên vùng da ở gần mắt bạn nhé!
Nên làm gì khi bị nhện nhà cắn
- Bạn có thể cho một ít đá lạnh vào một chiếc khăn sạch để chườm lên vết thương khi bị đau nhức khó chịu.
- Còn trong trường hợp đã thực hiện các bước trên mà vẫn cảm thấy đau nhức kéo dài trong nhiều ngày liền kèm theo một số biểu hiện như mệt mỏi, sốt,… thì bạn nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.
4 Cách phòng ngừa nhện cắn
Mặc dù không có độc nhưng khi bị nhện nhà cắn, bạn sẽ vẫn cảm thấy khó chịu, đau nhức. Vì vậy, bạn nên chủ động phòng ngừa nhện cắn bằng những cách sau:
- Hãy thường xuyên để ý, dọn sạch và quét bỏ mạng nhện trong nhà để hạn chế nơi trú ngụ của chúng.
- Khi dọn dẹp nhà cửa, đặc biệt là những nơi như gác xép, tầng hầm, nhà kho,… bạn nên đi giày kín chân, đeo găng tay, mang trang phục bảo hộ để tránh bị nhện nhà và các côn trùng khác tấn công.
Cách phòng ngừa nhện cắn
- Nếu có sử dụng gỗ, củi để đun nấu, hãy đặt các nhiên liệu này ở xa nhà ở. Đồng thời thường xuyên dọn dẹp, vệ sinh nhà ở, khuôn viên quanh nhà để đảm bảo thông thoáng.
- Với quần áo, găng tay, giày đã lâu không sử dụng, bạn nên kiểm tra kỹ, giũ vài lần trước khi dùng để chắc chắn rằng không có nhện đàng trú ẩn bên trong.
- Với các thùng chứa quần áo và những món đồ cũ thường không động tới, bạn nên đặt chúng ở nhà kho hoặc đem bỏ đi để hạn chế tối đa nơi ở của các loại côn trùng.
Trên đây là bài viết về nhện nhà cách xử lý, phòng ngừa nhện cắn mà Bách hóa XANH giới thiệu đến bạn. Hy vọng với những chia sẻ trên, bạn đã có thêm nhiều kiến thức mới và hữu ích trong việc bảo vệ bảo thân cũng như gia đình mình nhé!
Nguồn: Nhà thuốc Long Châu.
Mua xịt côn trùng các loại tại Bách hóa XANH để tiêu diệt các loại côn trùng nhé:
Bách hóa XANH
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp