Yêu cầu đối với đơn vị giám sát
1. Yêu cầu về bằng cấp chứng chỉ
Bạn đang xem: Nhiệm vụ của đơn vị giám sát thi công trong quá trình xây dựng công trình
– Đầy đủ bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn theo đúng nhiệm vụ giám sát.
– Quyết định bổ nhiệm của đơn vị giám sát với nhân viên được giao nhiệm vụ giám sát.
– Giấy phép hành nghề giám sát đối với công trình: Xây dựng, kỹ thuật hạ tầng, lắp đặt thiết bị cơ điện, phòng cháy chữa cháy theo đúng quy định hiện hành.
2. Yêu cầu đối với công việc giám sát
– Trung thực, có chuyên môn nắm bắt và giải quyết công việc hợp lý và nhanh chóng.
– Công tác giám sát công trình cần đảm bảo:
+ Giám sát liên tục trong quá trình xây dựng.
+ Đảm bảo đúng chất lượng, khối lượng, tiến độ.
+ Đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường, PCCC.
Hình ảnh ICCI tham gia nghiệm thu công trình
Nhiệm vụ của đơn vị giám sát
1. Giai đoạn chuẩn bị :
– Xác nhận các tài liệu phục vụ cho công tác giám sát ( CĐT cung cấp)
+ Thiết kế kỹ thuật thi công đã được thẩm định
+ Bảng dự toán khối lượng thi công.
+ Bảng liệt kê chủng loại, chất lượng vật tư thiết bị đưa vào sử dụng cho công trình (đã được phê duyệt của Chủ đầu tư và Đơn vị thiết kế).
+ Bảng tiến độ thi công tổng thể và chi tiết của nhà thầu.
+ Sơ đồ tổ chức công trường và các phương tiện, thiết bị thi công của nhà thầu
– Kiểm tra danh mục, quy cách, chủng loại của vật tư, thiết bị đưa vào sử dụng cho công trình.
– Kiểm tra các điều kiện, biện pháp về an toàn lao động, vệ sinh môi trường, PCCC.
Xem thêm : Váng sữa Monte cho bé mấy tháng? Bé 10 tháng trở lên mẹ nhé
2. Giai đoạn thi công:
– Theo dõi, giám sát thường xuyên công tác thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị của nhà thầu theo đúng thiết kế được duyệt, các điều khoản cam kết trong hợp đồng giữa Chủ đầu tư và Nhà thầu. Kiểm tra tiến độ, biện pháp thi công của nhà thầu và các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, PCCC, vệ sinh môi trường, an ninh công trường ….
– Kiểm tra chất lượng, xuất xứ, chủng loại các vật tư thiết bị đưa vào sử dụng đúng với các điều kiện cam kết.
– Lập và ghi nhật ký công trình dành cho Chủ đầu tư. Hướng dẫn lập và ghi nhật ký công trường dành cho Nhà thầu.
– Lập báo cáo khối lượng, chất lượng, tiến độ thi công, an toàn lao động, PCCC, vệ sinh môi trường, an ninh công trường … cho Chủ Đầu Tư, đồng thời báo cáo chính thức
– Chủ trì họp giao ban hàng ngày để kiểm điểm công tác thi công (khối lượng, chất lượng, tiến độ thi công, an toàn lao động, PCCC, vệ sinh môi trường, an ninh công trường). Thành phần tham dự gồm Tư vấn giám sát và Nhà thầu.
– Tham dự họp giao ban định kỳ (thành phần tham dự gồm Chủ Đầu Tư, Tư vấn giám sát, Thiết kế và Nhà thầu).
– Phối hợp các bên để giải quyết các vướng mắc trong quá trình thi công.
– Soạn thảo các biểu mẫu ghi chép về kỹ thuật và tham gia nghiệm thu chất lượng của từng hạng mục công việc.
– Phổ biến các biểu mẫu biên bản và tham gia công tác nghiệm thu giữa các bên trong các công tác xây lắp và lắp đặt thiết bị.
– Xác nhận khối lượng và chất lượng để phục vụ công tác thanh toán định kỳ.
– Kiểm tra và xác nhận khối lượng phát sinh (nếu có) sau khi có sự chấp thuận bằng văn bản của Chủ Đầu Tư, Thiết kế.
– Lập báo cáo sự cố và các công việc không đạt chất lượng, đồng thời phối hợp các bên đưa ra biện pháp xử lý.
3. Giai đoạn hoàn thành, bàn giao công trình đưa vào sử dụng
– Kiểm tra, tập hợp hồ sơ tài liệu có liên quan đến công trình bao gồm: Hồ sơ pháp lý, kỹ thuật, chất lượng, hoàn công…
– Hỗ trợ Chủ Đầu Tư tổ chức nghiệm thu hoàn thành và bàn giao công trình đưa vào sử dụng.
– Kiểm tra, xác nhận hồ sơ quyết toán công trình.
4. Tổ chức công tác nghiệm thu
Công tác nghiệm thu gồm 2 giai đoạn
4.1 Nghiệm thu từng phần, từng hạng mục
– Từng hạng mục công trình sẽ được nghiệm thu từng phần
– Để nghiệm thu, phải lập các bản vẽ hoàn công và thu thập đầy đủ các chứng chỉ của cơ quan quản lý Nhà nước, kết quả thí nghiệm chất lượng vật tư, thiết bị …
4.2 Nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng
Xem thêm : Hạn nộp thuế và tờ khai Thuế Môn Bài của doanh nghiệp 2023
– Sau khi nghiệm thu từng phần, sẽ tổ chức hội đồng nghiệm thu với Chủ đầu tư, nhà thầu và đơn vị tư vấn giám sát công trình xây dựng.
– Sau khi công trình được nghiệm thu, Chủ đầu tư được phép đưa vào sử dụng.
V. Tài liệu nghiệm thu bao gồm
– Bản vẽ thiết kế, bản vẽ thi công của nhà thầu, Bản vẽ sửa đổi (nếu có), Bản vẽ hoàn công, Chứng chỉ các loại vật liệu, Các biên bản nghiệm thu công việc, giai đoạn, hoàn thành đưa vào sử dụng, Báo cáo công tác tư vấn giám sát và báo cáo nghiệm thu hoàn thành đưa vào sử dụng.
– Ngoài ra trước khi nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng, Tư vấn giám sát yêu cầu nhà thầu phải cung cấp cho Chủ đầu tư các chứng chỉ sau đây : Chứng chỉ về PCCC : do Phòng Cảnh sát PCCC cấp, chứng chỉ về môi trường, chứng chỉ về an toàn thiết bị, chứng chỉ đấu nối hệ thống hạ tầng: Cấp nước, thoát nước…
Năm 2007, Công ty Cổ phần Tư vấn Kiểm định Xây dựng Quốc Tế (ICCI) đã đăng ký ngành nghề giám sát thi công công trình được Sở Kế Hoạch Đầu Tư cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0305296785 (tham khảo thông tin ICCI đã đăng ký kinh doanh qua Nguồn Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp tại đây).
Đến nay, tự hào là công ty kiểm định xây dựng uy tín với kinh nghiệm hơn 16 năm, ICCI luôn bảo vệ quyền lợi của khách hàng ngay cả sau khi ICCI hoàn thành dự án. Sự an tâm, tín nhiệm của khách hàng chính là động lực để ICCI phát triển, hoàn thiện để đáp ứng được yêu cầu công việc.
Tiêu chí thực hiện của ICCI
1. Về tiến độ công việc: Nhanh và linh hoạt.
2. Về chất lượng công việc: Chuyên môn phù hợp quy định của Bộ xây dựng, đảm bảo chất lượng công việc đem lại hiệu quả tốt nhất.
3. Về chi phí : Phù hợp, kinh tế, hiệu quả và đúng giá trị mà khách hàng đã bỏ ra.
Với đội ngũ kỹ sư chuyên nghiệp, ICCI có thể đáp ứng mọi nhu cầu kiểm định xây dựng của khách hàng, từ các công trình dân dụng, công nghiệp, đến các công trình đặc biệt.
ICCI – Năng lực và kinh nghiệm giám sát thi công công trình uy tín hàng đầu Việt Nam
– Điều kiện năng lực của ICCI và đội ngũ kỹ sư tham gia giám sát thi công công trình đảm bảo đúng quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định (năng lực hoạt động xây dựng của ICCI được Bộ Xây dựng cục quản lý hoạt xây dựng công nhận tham khảo Nguồn tại đây).
– Đội ngũ kỹ sư ICCI được đào tạo chuyên nghiệp có chứng chỉ hành nghề phù hợp với cấp và loại công trình tham gia.
ICCI từng tham gia tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình rất nhiều công trình cấp I, cấp II trên khắp cả nước như: Chung cư cao cấp Khải Hoàn, Doanh trại tiểu đoản cảnh sát đặc nhiệm, nhà máy sản xuất đồ gỗ xuất khẩu, Cao Ốc văn phòng Thép Toàn Thắng, Nhà xưởng công ty Capco Waishing, Công ty TNHH Dream Textile, Công ty Apparel Far Eastern, Công Ty TNHH Dệt May Kim Thành, Công ty TNHH Giầy Chingluh, Trường Việt Anh, Công ty TNHH PGT- RECLAIMed (Vietnam), Công ty TNHH Rheem Việt Nam, Công ty TNHH Công Nghệ Ri Jie Việt Nam …
Xem hồ sơ năng lực ICCI: tải file tại đây
Liên hệ với ICCI qua Hotline tư vấn miễn phí toàn quốc – 0903994577 – dungtvkd@icci.vn – icci@icci.vn nếu công trình của Quý khách hàng đang cần tư vấn giám sát thi công hoặc gặp sự cố không mong muốn trong quá trình thi công, sử dụng hoặc cần tư vấn các vấn đề liên quan đến xây dựng – Với năng lực và kinh nghiệm của mình, ICCI cam kết đem lại chất lượng cao, đảm an toàn, hiệu quả cho công trình cũng như giá trị kinh tế cao nhất cho Quý khách hàng. Hãy liên hệ với ICCI ngay và nhận báo giá ưu đãi. Chúng tôi sẽ giúp bạn giải quyết mọi vấn đề về chất lượng công trình một cách nhanh chóng và hiệu quả. Chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ quý khách hàng 24/7.
Tham khảo thêm:
Dịch vụ giám sát thi công xây dựng công trình ICCI
Năng lực hoạt động của ICCI
Công ty CP Tư vấn Kiểm định Xây dựng Quốc Tế
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp