Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3 hiện tượng xảy ra là

Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3 hiện tượng xảy ra là được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi khi thực hiện phản ứng nhỏ từ từ NaOH vào AlCl3, với lượng NaOH thêm vào dư hay vừa đủ thì hiện tượng sau phản ứng khác nhau. Cũng như đưa ra các nội dung câu hỏi liên quan đến nội dung câu hỏi. Mời các bạn tham khảo.

Đáp án hướng dẫn giải

Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3, ban đầu có kết tủa keo trắng xuất hiện.

3NaOH + AlCl3 → Al(OH)3 ↓ + 3NaCl

Sau đó kết tủa keo trắng tan trong NaOH dư tạo dung dịch trong suốt (vì Al(OH)3 có tính lưỡng tính tan được trong dung dịch axit dư, và kiềm dư)

NaOH + Al(OH)3 → NaAlO2 + 2H2O

Đáp án A

2. Tính chất hóa học của NaOH

2.1. Làm đổi màu chất chỉ thị

Dung dịch NaOH làm quỳ tím chuyển thành màu xanh.

Dung dịch NaOH làm phenolphthalein không màu chuyển sang màu đỏ, đổi màu methyl da cam thành màu vàng.

2.2. Natri hidroxit tác dụng với oxit axit

Khi tác dụng với axit và oxit axit trung bình, yếu thì tùy theo tỉ lệ mol các chất tham gia mà muối thu được có thể là muối axit, muối trung hòa hay cả hai.

Phản ứng với oxit axit: NO2, SO2, CO2…

Ví dụ:

2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O

2NaOH + 2NO2 → H2O + NaNO2 + NaNO3 (tạo 2 muối )

Phản ứng với SiO2 là phản ứng ăn mòn thủy tinh vì thế khi nấu chảy NaOH, người ta dùng các dụng cụ bằng sắt, niken hay bạc mà không dùng thủy tinh để chứa NaOH.

2.3. Natri hidroxit tác dụng với axit

Là một bazơ mạnh nên tính chất đặc trưng của NaOH là tác dụng với axit tạo thành muối tan và nước. Phản ứng này còn gọi là phản ứng trung hòa.

Ví dụ:

NaOH + HCl → NaCl+ H2O

NaOH + HNO3 → NaNO3 + H2O

2.4. Natri hidroxit tác dụng với muối

Natri hidroxit tác dụng với dung dịch muối tạo thành muối mới và bazơ mới.

Điều kiện để có phản ứng xảy ra: Muối tạo thành phải là muối không tan hoặc bazơ tạo thành phải là bazơ không tan.

Ví dụ:

3NaOH + AlCl3 → Al(OH)3 ↓ + 3NaCl

2.5. Natri hidroxit tác dụng với một số phi kim

Natri hidroxit tác dụng với một số phi kim như Si, C, P, S, Halogen

Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O

2.6. NaOH hòa tan kim loại

Dung dịch NaOH có khả năng hoà tan một hợp chất của kim loại lưỡng tính Al, Zn, Be Sn Pb

Ví dụ: Al, Al2O3 , Al(OH)3

2NaOH + 2Al + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2↑

2NaOH + Al2O3 → 2NaAlO2 + H2O

NaOH + Al(OH)3 → NaAlO2 + 2H2O

Chất được tạo ra trong dung dịch có thể chứa ion Na[Al(OH)4], hoặc có thể viết

Al(OH)3 + NaOH → Na[Al(OH)4]

Tương tự, NaOH có thể tác dụng với kim loại Be, Zn, Sb, Pb, Cr và oxit và hiđroxit tương ứng của chúng.

2.7. Điều chế dung dịch NaOH

Dây chuyền điều chế NaOH dựa trên phản ứng điện phân nước muối. Trong quá trình này, muối NaCl sẽ được điện phân thành Clo nguyên tố, dung dịch natri hydroxit, và hidro nguyên tố.

Phương trình điều chế như sau:

Phản ứng giữa xút và Clo bằng điện phân:

2Na+ + 2H2O + 2 e- → H2 + NaOH

Phản ứng điện phân dung dịch muối ăn trong bình điện phân có màng ngăn

NaCl + 2H2O → 2NaOH + H2 + Cl2

3. Câu hỏi vận dụng liên quan

Câu 1. Các đồ vật bằng nhôm bền trong không khí và nước là do:

A. Có một lớp Al(OH)3 bên ngoài bảo vệ

B. Có một lớp Al2O3 bên ngoài bảo vệ

C. Nhôm không tan trong nước

D. Nhôm bền, không bị oxi hóa

Câu 2. Cách nào sau đây không phá hủy các đồ dùng làm bằng nhôm?

A. Dùng nước chanh làm sạch bề mặt nhôm

B. Rửa sạch, lau khô và để chỗ khô ráo

C. Dùng đồ làm bằng nhôm để đựng nước vôi

D. Dùng đồ làm bằng nhôm để đựng nước biển

Câu 3. Cho 2,04 gam oxit của một kim loại có công thức là M2O3 tác dụng vừa đủ 600ml dung dịch HCl 0,2M. Công thức oxit đó.

A. Fe2O3

B. Al2O3

C. Cr2O3

D. Mn2O3

Câu 4. Khi nhỏ từ từ dung dịch AlCl3 cho tới dư vào dung dịch NaOH và lắc đều thì:

A. đầu tiên không xuất hiện kết tủa, sau đó có kết tủa trắng keo

B. đầu tiên xuất hiện kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan lại

C. đầu tiên xuất hiện kết tủa trắng keo, sau đó kết tủa không tan lại

D. không thấy kết tủa trắng keo xuất hiện

Câu 5. Chất nào sau đây vừa tác dụng với dung dịch HCl, vừa tác dụng với dung dịch NaOH?

A. Al(OH)3.

B. Al2(SO4)3.

C. KNO3.

D. CuCl2.

Câu 6. Cho sơ đồ phản ứng: Al2(SO4)3 → X → Y → Al. Trong sơ đồ trên, mỗi mũi tên là một phản ứng, các chất X, Y lần lượt là

A. NaAlO2 và Al(OH)3

B. Al2O3 và Al(OH)3

C. Al(OH)3 và Al2O3

D. Al(OH)3 và NaAlO2

Câu 7. Cho từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch chứa chất nào sau đây thì thu được kết tủa

A. CuCl2.

B. NaNO3.

C. KCl.

D. AlCl3.

Câu 5. Cho từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch AlCl3. Hiện tượng quan sát được:

A. có kết tủa keo trắng tan dần đến hết.

B. có kết tủa keo trắng rồi tan, sau đó lại có kết tủa.

C. có kết tủa keo trắng, không thấy kết tủa tan.

D. dung dịch trong suốt.

Câu 6. Dung dịch amoniac có thể hòa tan được Zn(OH)2 là do:

A. Zn(OH)2 là hidroxit lưỡng tính.

B. Zn(OH)2 có khả năng tạo thành phức chất tan, tương tự như Cu(OH)2

C. Zn(OH)2 là một bazo ít tan.

D. NH3 là môt hợp chất có cực và là một bazo yếu.

Câu 7. Cho 350 ml dung dịch KOH 0,1M vào 50 ml dung dịch AlCl3 0,2M. Sau phản ứng khối lượng kết tủa tạo ra là:

A. 0,78 gam.

B. 0,39 gam.

C. 0,97 gam.

D. 0,68 gam.

Câu 8. Cho các phát biểu sau:

(a) Sắt là kim loại màu trắng hơi xám, có tính nhiễm từ.

(b) Quặng hematit nâu chứa F­e2O3

(c) Nhôm bền trong môi trường không khí và nước là do có lớp màng hiđroxit Al(OH)3 bền vững bảo vệ.

(d) Nhôm là kim loại nhẹ, màu trắng bạc, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt.

(e) Nhôm và hợp kim của nhôm được dùng làm vật liệu chế tạo máy bay, tên lửa

(g) Những người thiếu máu là do cơ thể thiếu canxi.

(h) Thạch cao nung được dùng để nặn tượng, đúc khuôn và bó bột khi gãy xương.

Số phát biểu đúng là

A. 2

B. 1

C. 4

D. 3

Câu 9. Không được dùng chậu nhôm để chứa nước vôi trong do

A. nhôm tác dụng được với dung dịch axit.

B. nhôm tác dụng được với dung dịch bazơ.

C. nhôm đẩy được kim loại yếu hơn nó ra khỏi dung dịch muối.

D. nhôm là kim loại hoạt động hóa học mạnh

Câu 10. Hiện tượng nào xảy ra khi cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3?

A. Ban đầu không thấy hiện tượng, sau đó kết tủa xuất hiện

B. Xuất hiện kết tủa keo trắng ngay lập tức, sau đó kết tủa tan dần

C. Ban đầu không thấy hiện tượng, sau đó kết tủa xuất hiện, rồi tan dần.

D. Xuất hiện kết tủa keo trắng ngay lập tức và không tan

……………………………………

Trên đây VnDoc đã giới thiệu Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3 hiện tượng xảy ra là tới bạn đọc. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu bổ ích nhé. Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm mục Trắc nghiệm Hóa học 12…

  • Chất X tác dụng với dung dịch HCl khi chất X tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 sinh ra kết tủa chất X là
  • AlCl3 + NaOH → NaAlO2 + NaCl + H2O
  • Khi cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4 thì sẽ xảy ra hiện tượng
  • Phương pháp điều chế NaOH trong công nghiệp là
  • Nếu chỉ dùng dung dịch NaOH thì có thể phân biệt được 2 dung dịch muối trong mỗi cặp chất sau
  • Để phân biệt dung dịch AlCl3 và dung dịch KCl ta dùng dung dịch