Khái niệm văn hóa giao thông có thể hiểu đơn giản như sau: Là ý thức, là thái độ của mọi người khi tham giao thông; Là một bộ phận của văn hóa nơi công cộng; Là tập hợp các cách ứng xử, xử sự và chấp hành các quy định của pháp luật về giao thông; Là tuân thủ của các chuẩn mực đạo đức khi tham gia giao thông bao gồm chấp hành đúng, gương mẫu và tự giác đối với Luật Giao thông đường bộ và là trình độ phát triển của con người trong giao thông biểu hiện qua các hành động di chuyển.
Theo đó, phải đặt ý thức tự giác lên hàng đầu trong các hành vi ứng xử của mình tiếp đến đến mới là thực hiện đúng luật quy định và cuối cùng là tôn trọng những người liên quan bảo đảm an toàn tài sản, trật tự cũng như an toàn công cộng.
Xem thêm : Tất tần tật những thông tin cơ bản về khối D1
Khi văn hoá giao thông của mỗi người được nâng lên, những hành vi sai trái, quậy phá trên đường sẽ trở thành lố bịch, bị cộng đồng lên án. Từ đó, văn hóa giao thông của cả cộng đồng sẽ được nâng lên, tai nạn giao thông và các ảnh hưởng xấu khác về quá trình tham gia giao thông sẽ giảm.
Văn hoá giao thông phải từ những việc nhỏ, từ những hành vi văn hóa đến xây dựng con người văn hóa. Ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông sẽ đem lại lợi ích cho mọi người. Khi tham gia giao thông, nếu chúng ta biết ứng xử chừng mực trong mỗi hoàn cảnh, mỗi va chạm giao thông không may xảy ra, tránh cư xử thô bạo, tiêu cực khi tham gia giao thông thì có thể tạo môi trường giao thông an toàn, đem lại sự yên bình cho mọi người trong đó có gia đình, người thân của mỗi người và cũng chính bản thân chúng ta.
Xem thêm : Hành vi người tiêu dùng của Philip Kotler
Khi tham gia giao thông, bên cạnh việc thực hiện tốt pháp luật về ATGT, mỗi người cần phải ứng xử có văn hóa, thể hiện tinh thần hợp tác, giúp đỡ nhau khi có người bị tai nạn… Ôn hòa, bình tĩnh, hợp tác khi giải quyết các vụ va chạm; nhường nhịn khi có sự cố trong quá trình tham gia giao thông, đồng thời tích cực tham gia vận động mọi người cùng thực hiện, đấu tranh, lên án những người có hành vi thiếu văn hóa khi tham gia giao thông. Từ đó, có thể giảm thiểu và không còn những hành vi vi phạm pháp luật về ATGT, những biểu hiện trái ngược với đạo đức tham gia giao thông, văn hóa giao thông như: thái độ thờ ơ khi có người bị tai nạn trên đường, đặc biệt là hành vi gây tai nạn giao thông cho người khác rồi bỏ trốn khỏi hiện trường; hành vi chống lại lực lượng cảnh sát giao thông sau khi vi phạm trật tự ATGT…
Khi mọi người ý thức được văn hoá giao thông là đạo đức của mỗi người, ý thức đó sẽ đem lại sự an toàn cho bản thân và cộng đồng thì chắc chắn những hành vi sai trái, những hành động trái với đạo đức và quy định của pháp luật khi tham gia giao thông sẽ bị cộng đồng lên án. Thực hiện văn hoá giao thông khi tham gia giao thông, ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông góp phần tạo thêm hình ảnh đẹp cho những tuyến đường. Mong rằng mọi người hãy tích cực hưởng ứng và vận động những người xung quanh mình cùng hưởng ứng thực hiện nhằm chung sức giữ vững giao thông văn minh, an toàn trên mọi tuyến đường.
Hà Loan
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp