Nhộng tằm là thực phẩm thơm ngon và bổ dưỡng, tuy vậy khi ăn loại thực phẩm này cần chú ý đề phòng chứng dị ứng và ngộ độc. Hằng năm, các bệnh viện nước ta vẫn tiếp nhận khá nhiều các trường hợp bị ngộ độc, dị ứng, phản vệ sau khi ăn nhộng tằm phải điều trị cấp cứu. Nhiều bệnh nhân xuất hiện tình trạng buồn nôn, khó thở… sau khi ăn tằm và nhộng tằm. Trường hợp nặng, bệnh nhân sẽ mẩn ngứa toàn thân, đau bụng quằn quại, buồn nôn, người lạnh toát, huyết áp tụt,… nếu không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
- Lý Tuấn Kiệt lên tiếng về ồn ào giữa Titi và Hồ Gia Hùng; tự hào là một phần của HKT
- Lỗi quên bật xi nhan bị phạt bao nhiêu?
- Bà bầu ăn yến chưng táo đỏ được không? Lợi ích và lưu ý gì?
- Bị mụn có nên ăn thịt bò không? Nên làm gì khi bị mụn?
- Thi đánh giá năng lực là gì? Tìm hiểu về kỳ thi đánh giá năng lực
Nguyên nhân dẫn đến ngộ độc nhộng tằm có thể do ăn phải nhộng tằm để lâu đã bị ôi hỏng, chất đạm trong thực phẩm đã bị phân hoá trở nên độc hoặc nhộng tằm đã bị ngâm hoá chất. Cũng có thể do một số người bị phản vệ với các peptit có trong nhộng tằm hay dị ứng với chất Natri sunfit mà người bán dùng để bảo quản thực phẩm.
Bạn đang xem: Nhộng tằm có tác dụng gì? Có gây dị ứng không?
Xem thêm : Người bị ho nên hay không nên ăn thịt gà?
Để đề phòng ngộ độc nhộng tằm, cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Những người có cơ địa hay bị dị ứng cần thận trọng với loại thức ăn này;
- Không ăn nhộng tằm để lâu. Nhộng tằm tươi sẽ có màu vàng ươm, thịt trắng ngà, các đốt trên thân không bị rời ra, còn nhộng tằm để lâu thường chuyển màu sang vàng nhạt, có thể thâm đen, các đốt trên thân rời rạc, không dính chắc vào nhau;
- Không ăn nhộng tằm sống, chưa chế biến kỹ hay chưa rửa sạch. Tránh sơ chế nhộng tằm trước, chế biến sau vì có thể khiến nhộng bị biến chất. Bạn không chế biến nhộng chung với các loại hải sản khác như như tôm, cá… để tránh bị ngộ độc hay dị ứng do phản ứng phụ giữa các loại thực phẩm này;
- Những người bị bệnh gút tuyệt đối không ăn nhộng tằm, vì loại thực phẩm này rất nhiều chất đạm, ăn vào sẽ khiến người bệnh tái phát đau ngay lập tức;
- Dù nhộng tằm rất bổ dưỡng nhưng bạn cũng không nên ăn quá nhiều, hàm lượng chất dinh dưỡng có trong nhộng sẽ khiến cơ thể khó hấp thụ hết, dư thừa và có thể gây dị ứng. Đối với trẻ nhỏ, nên cho trẻ ăn một ít nhộng tằm trước để thăm dò. Nếu trẻ không có dấu hiệu dị ứng thì mới cho trẻ ăn tiếp ở những lần sau. Theo chuyên gia dinh dưỡng, bạn chỉ nên ăn nhộng tằm khoảng 2 – 3 bữa/tháng là vừa phải.
- Nhộng tằm có chứa nhiều chất đạm nên khó bảo quản được lâu, dễ bị ôi thiu. Khi bảo quản không tốt, chất đạm sẽ bị phân hủy thành chất độc gây hại cho cơ thể. Nhộng tằm khi mua về thì bạn nên chế biến, nấu chín ngay trong ngày hoặc bảo quản trong nhiệt độ từ 0 đến 5 độ C.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp