Tiểu sử các tấm gương anh hùng nhỏ tuổi của Việt Nam

Video những anh hùng nhỏ tuổi chí lớn trong lịch sử đất nước

1. Khái quát chung về những anh hùng nhỏ tuổi Việt Nam:

Những anh hùng nhỏ tuổi Việt Nam là những tấm gương sáng ngời trong công cuộc bảo vệ tổ quốc Việt Nam ta trong suốt quá trình đằng đẵng đấu tranh oanh liệt gần suốt cả thập kỉ. Những anh hùng ấy, sinh ra ở những miền đất khác nhau, mang giọng nói khác nhau, mang những đặc điểm cá nhâ, những hoàn cảnh chẳng ai giống ai cả nhưng ở họ đều gặp nhau ở những đặc điểm chung sau:

– Đều là những tấm gương anh hùng quả cảm, anh dũng, dám đấu tranh, dám hy sinh để bảo vệ tổ quốc trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ

– Đều có tình yêu nước nồng nàn, mãnh liệt

– Đều có khát khao, mơ ước góp sức để bảo vệ quê hương đất nước, có lí tưởng cao đẹp về một Việt Nam độc lập hòa bình.

2. Ý nghĩa, vai trò của những anh hùng nhỏ tuổi Việt Nam:

Những anh hùng nhỏ tuổi Việt Nam đã thực sự đóng vai trò quan trọng, những giá trị ý nghĩa về tinh thần lẫn vật chất để góp phần làm cho đất nước được độc lập tự do. Họ đem đến những ý chí kiên cường bất bại, những khát khao to lớn, những mơ ước cao đẹp và bằng chính sức mình ngày đêm hành động để biến ngày độc lập của dân tộc không chỉ tồn tại trong mơ ước

Với những thế hệ sau, các anh còn chính là những tấm gương tiêu biểu để người trẻ, thế hệ sau noi theo và học tập. Chiến tranh đã đi qua, nhưng công cuộc dựng xây đất nước, gìn giữ hòa bình vẫn còn đó. Vì vậy, các anh trở thành những ngôi sao sáng mang lí tưởng soi sáng thời đại trước đây, hiện tại và cả sau này về một thế hệ nhỏ tuổi nhưng kiên cường, bất khuất, cao đẹp.

3. Tiểu sử các tấm gương anh hùng nhỏ tuổi của Việt Nam:

3.1. Anh Nông Văn Dền (Kim Đồng):

Kim Đồng tên thật là Nông Văn Dền. Anh là người dân tộc Nùng sinh ra tại vùng quê nghèo ở thôn Nà Mạ, xã Xuân Hòa (nay là Trường Hà), Hà Quảng, Cao Bằng. Từ bé, Kim Đồng đã được người anh trai và bộ đội giác ngộ cách mạng từ sớm, vì vậy anh rất hăng hái tham gia cách mạng. Anh là một trong năm thành viên đầu tiên và cũng là tổ trưởng của tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Đây cũng là tổ chức Đội đầu tiên của Đội ta được thành lập khi mặt trận Việt Minh ra đời (1941).

Dần Dần Kim Đồng trở thành một liên lạc viên đáng tin cậy của bộ đội, Kim Đồng thường làm công việc vận chuyển thư từ bí mật, truyền tin cho các căn cứ. Trong một lần đưa tin nọ, Kim Đồng phát hiện một toán quân địch phục kích ở nơi có bộ đội quân ta. Thấy vậy, Kim Đồng nhanh trí dụ quân địch nổ súng về phía mình nhằm tạo cơ hội cho quân ta rời đi. Ngày hôm ấy bên bờ suối Lê-nin, Kim Đồng bị trúng đạn và hi sinh khi vừa tròn 14 tuổi.

3.2. Anh Lê Văn Tám:

Lê Văn Tám là sinh ra và lớn lên gần chợ Đa Kao thành phố Sài Gòn hoa lệ nhưng lại chỉ là một em bé con nhà nghèo phải đi bán lạc rang, đánh giầy để kiếm sống ngày qua. Từ một cậu bé bán hàng rong hiền lành, nhút nhát nhưng được Quân Pháp quen mặt mà không chú ý tới cậu. Từ đó, cậu bé nhút nhát ngày nào đã nuôi gan lớn dò thám kho xăng, đạn lớn của quân địch ở Thị Nghè.

Tuy tuổi còn nhỏ, nhưng Lê Văn Tám đã sớm giác ngộ cách mạng và nhận thức rõ những hành động ghê rơn nhằm đàn áp dã man người dân ta của bọn quân Pháp. Lê Văn Tám đã quả cảm mang dầu xăng trên người, lẻn vào kho đạn lớn của quân địch và châm ngòi đốt. Lợi dụng lúc bọn địch không để ý Tám chạy nhưng bay vào chỗ để xăng và xèo diêm. Dầu xăng trong người Tám bốc cháy và bén luôn vào thùng xăng gần nhất. Thế là cả kho xăng bốc cháy đùng đùng rồi lan tới chỗ để bom đạn. Tiếng nổ ầm trời, khói lửa mịt mù cả thành phố. Lê Văn Tám đã dũng cảm hy sinh khi phá hủy kho đạn quan trọng của giặc.

Lê Văn Tám đã anh dũng hy sinh và để lại trong trí nhớ nhân dân Thành đồng Tổ quốc hình ảnh: Em bé đuốc sống của thành phố mang tên Bác của dân tộc Việt Nam

3.3. Anh Vừ A Dính:

Anh hùng Lực lượng vũ trang Vừ A Dính, dân tộc Mông, sinh ngày 12-9-1934 tại bản Đề Chia, xã Pú Nhung, huyện Tuần Giáo, tỉnh Lai Châu (nay là tỉnh Điện Biên). Anh là con trong một gia đình người Mông có truyền thống yêu nước nồng nàn – cơ sở cách mạng của quân Việt Minh tại huyện Tuần Giáo, tỉnh Lai Châu. Cha mẹ Vừ A Dính là ông Vừ Chống Lầu (sinh năm 1899) và bà Sùng Thị Plây (sinh năm 1901), họ cùng những người khác trong nhà đã hi sinh bởi nòng súng của quân Pháp. Mẹ Sùng Thị Plây được trao danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng trong đợt đầu tiên (1994).

Từ nhỏ Vừ A Dính đã thông minh, gan dạ, luôn xung phong lên đường liên lạc giúp cho bộ đội. Trong một lần thực hiện nhiệm vụ, vô tình rơi vào cạm bẫy của giặc, Vừ A Dính kiên quyết nói: “Không biết” dù bị tra tấn dã man. Sau cùng, quân Pháp không moi móc được từ người anh hùng quả cảm này bất kì một thông tin gì nên đã bắn chết anh rồi treo lên cây. Lúc bấy giờ, Vừ A Dính mới tròn 15 tuổi.

3.4. Chị Võ Thị Sáu:

Chị tên thật là Nguyễn Thị Sáu, quê ở làng Đất Đỏ, Bà Rịa – Vũng Tàu. Mới ngót nghét tuổi 12, chị Sáu đã theo anh trai của mình tham gia hoạt động cách mạng trốn lên ở trên chiến khu. Năm 14 tuổi (1949) chi Sáu đã dùng lựu đạn giết một tên quan ba Pháp và làm bị thương 20 tên lính ngay tại vùng Đất Đỏ. Từ chiến khu trở về Bà Rịa, chị làm nhiệm vụ điều tra tình hình địch và tiếp tế cho chiến khu.

Tới năm 1950, chị Sáu mang lựu đạn phục kích giết tên cai tổng Tòng – một tên Việt gian hại dân bán nước, ác ôn ngay tại xã làng. Trong lần định mệnh đó, chị bị địch bắt. Sau gần ba năm tra tấn, giam cầm, giặc Pháp đưa chị ra giam ở Côn Đảo.

Võ Thị Sáu rơi vào tay quân Pháp trong một lần thực hiện nhiệm vụ ở quê hương Đất Đỏ, cô bị chúng tra khảo gay gắt và bị tòa án phán tội tử hình khư chưa tròn 18 tuổi. Bản án của Võ Thị Sáu đã gây chấn động không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nước Pháp. Đến khi đủ 18 tuổi, cô bị bí mật tử hình ở Côn Đảo khiến nhiều người không khỏi đau lòng. Võ Thị Sáu là biểu tượng Liệt nữ Anh hùng tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

3.5. Anh Lý Tự Trọng:

Anh tên thật là Lê Hữu Trọng, quê ở xã Thạch Minh, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, ông được giác ngộ cách từ rất sớm. Khi mới 10 tuổi, anh đã tham gia vào Hội Thanh niên Cách mạng đồng chí ở Trung Quốc. Sau đó, Lý Tự Trọng về nước và trở thành liên lạc viên cho Xứ ủy Nam Kỳ với Đảng Cộng sản Việt Nam, anh còn tham gia thành lập đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương.

Lý Tự Trọng là người dũng cảm bắn chết tên thanh tra mật thám Pháp Le Grand trong buổi meeting vào ngày 9/2/1931. Anh bị quân Pháp truy lùng, bắt giữ và dùng mọi thủ đoạn để dụ dỗ, tra khảo anh nhưng không nhận được bất cứ thông tin gì. Cuối cùng chúng phán anh án tử hình vào ngày 20/11/1931, lúc này Lý Tự Trọng chỉ mới 17 tuổi.

3.6. Anh Nguyễn Bá Ngọc:

Nguyễn Bá Ngọc là học sinh lớp 4B (năm học 1964 – 1965) trường phổ thông cấp I xã Quảng Trung, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa. Năm 1964, giặc Mỹ vừa ồ ạt đưa quân vào miền Nam, vừa cho máy bay leo thang ra đánh phá các tỉnh miền Bắc nước ta. Chúng ném bom cả trường học và bệnh viện, Nguyễn Bá Ngọc và các bạn phải đi học trong cảnh sơ tán dưới hầm hào.

Trong một cuộc tấn công của Mỹ, xung quanh nhà Nguyễn Bá Ngọc bị thả bom dữ dội, bên nhà cậu bạn bị trúng bom. Nguyễn Bá Ngọc đã dũng cảm bò sang nhà bạn cứu giúp và bế hai em nhỏ sang chỗ an toàn. Vào lúc ấy, mảnh bom đã bắn vào lưng anh. Vết thương quá nặng đã lấy đi tính mạng của người anh hùng nhỏ tuổi Nguyễn Bá Ngọc, anh là tấm gương to lớn về việc xả thân cứu người cho các thế hệ sau này.

3.7. Anh Nguyễn Văn Trỗi:

Nguyễn Văn Trỗi là người con sinh ra trong một gia có truyền thống yêu nước quê ở làng Thanh Quýt, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Gia đình anh chuyển vào Sài Gòn sinh sống, tại đó anh đã được giác ngộ cách mạng và trở thành một thành viên của Đội Biệt động thành Sài Gòn 65 khi còn rất trẻ. Với lòng căm thù giặc sâu sắc, Nguyễn Văn Trỗi luôn xung phong trong nhiều nhiệm vụ nguy hiểm.

Vào năm 1964, Nguyễn Văn Trỗi đã xung phong tham gia cuộc ám sát phái đoàn do Bộ trưởng Quốc phòng là Robert Macnamara dẫn đầu. Tuy nhiên nhiệm vụ thất bại, anh bị quân địch bắt sống. Chúng đã dụ dỗ, tra hỏi nhiều ngày nhưng Nguyễn Văn Trỗi vẫn kiên quyết không hé một lời. Cuối cùng anh bị xử bắn vào ngày 15/10/1964 khi mới 24 tuổi.