Top 5 loài rắn độc nhất hành tinh

Video nhung loai ran nguy hiem nhat the gioi

Việc chạm trán với một trong những loài rắn nguy hiểm nhất này có thể khiến nạn nhân phải trả giá bằng mạng sống.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, rắn độc cắn khoảng 5,4 triệu người mỗi năm, và khiến từ 81.000 – 138.000 người tử vong.

Thứ khiến rắn trở nên đáng sợ là chất độc thần kinh được tạo ra trong tuyến nước bọt bị biến đổi của chúng. Rắn sau đó sẽ dùng răng nanh để tiêm chất độc này vào nạn nhân qua các vết cắn.

Các nhà nghiên cứu cho biết, nọc độc của rắn đã phát triển trong hàng triệu năm, để gây ra các phản ứng nghiêm trọng ở nạn nhân, từ tê liệt, viêm mô, cho tới xuất huyết dẫn đến tử vong.

Dưới dây là 5 loài rắn độc nhất thế giới:

  • Rắn Taipan nội địa

Theo Tạp chí Quốc tế về Thần kinh học, rắn Taipan nội địa (Oxyuranus microlepidotus) là loài rắn độc nhất, có nghĩa là chỉ cần một lượng nhỏ nọc độc của nó cũng có thể giết chết con mồi (hoặc nạn nhân là con người).

Chúng sống ẩn mình trong các khe đất sét ở vùng đồng bằng ngập nước của Queensland và Nam Úc, hoặc nằm trong hang đào sẵn của các loài động vật khác.

Rắn Taipan nội địa sống ẩn mình trong các khe đất sét ở vùng đồng bằng ngập nước của Queensland và Nam Úc.

Rắn Taipan nội địa sống ẩn mình trong các khe đất sét ở vùng đồng bằng ngập nước của Queensland và Nam Úc.

Rắn Taipan nội địa dài khoảng 1,8 – 2,5m. Đặc biệt chúng có thể thay đổi màu sắc theo mùa. Cụ thể, vào mùa hè nó có màu xanh nhạt và mùa đông sẽ chuyển thành màu nâu sẫm.

Đây là loài rắn có nọc độc hơn bất kỳ loài rắn nào trên thế giới, thậm chí còn vượt xa cả rắn biển. Theo thời gian, nọc độc của chúng đã thích nghi để có thể giết bất kỳ loài máu nóng nào, đặc biệt là các loài động vật có vú nhỏ. Các chuyên gia cho biết loài rắn này có đủ nọc độc để giết chết 100 người chỉ trong một nhát cắn.

Thông thường, chúng giải phóng khoảng 44mg nọc độc cho mỗi vết cắn, mặc dù có tài liệu cho thấy rằng liều lượng này đã lên tới 110mg trong một số trường hợp.

Loài rắn độc nhất hành tinh này có thể thay đổi màu sắc theo mùa.

Loài rắn độc nhất hành tinh này có thể thay đổi màu sắc theo mùa.

Tỷ lệ tử vong của nạn nhân bị rắn taipan cắn là cực kỳ cao. Nếu không được điều trị kịp thời, tỷ lệ sống sót của nạn nhân sẽ không quá 20%. Khi rắn tiết ra nọc độc, nạn nhân sẽ bắt đầu cảm thấy đau, sau đó sẽ buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, chóng mặt và co giật. Cuối cùng, nọc độc bắt đầu đi đến các cơ quan chính, dẫn đến suy thận, nhiễm độc thần kinh và rối loạn đông máu trước khi gây tử vong.

  • Rắn Taipan ven biển

Rắn Taipan ven biển (Oxyuranus scutellatus) là loài rắn lớn thuộc họ rắn hổ, sống trong các khu rừng ẩm ướt ở các vùng ven biển ôn đới và nhiệt đới, phân bố chủ yếu ở vùng ven biển phía Đông và phía Bắc nước Úc hoặc trên đảo New Guinea.

Rắn Taipan ven biển không có thói quen đối đầu. Chúng săn mồi bằng cách tung ra vài vết cắn nhanh có chứa nọc độc rồi thả cho con mồi bỏ đi và sẽ tìm cách thoát khỏi bất kỳ mối đe dọa nào.

Rắn Taipan ven biển có thể giết chết 56 người chỉ trong một lần cắn.

Rắn Taipan ven biển có thể giết chết 56 người chỉ trong một lần cắn.

Tuy nhiên, rắn Taipan ven biển có tốc độ đáng kinh ngạc. Khi bị đe dọa, chúng sẽ nhấc toàn bộ cơ thể lên khỏi mặt đất với độ chính xác phi thường và tiêm nọc độc vào kẻ thù.

Một vết cắn của rắn Taipan ven biển chứa tối đa 400mg nọc độc thô. Với chỉ số LD50 (chỉ liều lượng của một chất độc có thể làm chết 50 % số động vật thí nghiệm) là 0,106mg/kg, chúng có thể gây ra cái chết cho 56 người chỉ trong một lần cắn.

Trước năm 1956, khi một loại thuốc kháng nọc độc được sản xuất hiệu quả, vết cắn của loài rắn này gần như luôn gây tử vong. Bên cạnh đó, nọc độc của chúng cũng chứa chất ngăn chặn sự truyền dẫn thần kinh.

  • Rắn hổ mang chúa

Theo Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên ở London (Vương quốc Anh), rắn hổ mang chúa (Ophiophagus hannah) là loài rắn độc dài nhất thế giới với chiều dài lên tới 5,4m.

Theo Viện Smithsonian, thị lực vô cùng tốt của loài rắn này cho phép nó phát hiện một người đang di chuyển từ khoảng cách gần 100m.

Rắn hổ mang chúa có thể phát hiện một người đang di chuyển từ khoảng cách gần 100m.

Rắn hổ mang chúa có thể phát hiện một người đang di chuyển từ khoảng cách gần 100m.

Khi bị đe dọa, rắn hổ mang chúa sẽ sử dụng các xương sườn và cơ đặc biệt ở cổ để xòe ra “mũ trùm” hoặc vùng da quanh đầu. Theo Sở thú San Diego, những con rắn này cũng có thể nhấc đầu lên khỏi mặt đất khoảng 1/3 chiều dài cơ thể.

Mỗi vết cắn của rắn hổ mang chúa có tới 7ml nọc độc và loài này có xu hướng tấn công với 3 – 4 vết cắn. Một vết cắn của chúng có thể giết chết người trong 15 phút và một con voi trưởng thành chỉ trong vài giờ.

  • Rắn cạp nong

Rắn cạp nong có tên khoa học là Bungarus Fasciatus. Ở nhiều vùng miền, chúng được gọi tên theo đặc điểm trên cơ thể như rắn đen vàng hay tu cáp đồng…

Loài bò sát này được tìm thấy phổ biến tại miền trung Ấn Độ và các tiểu bang Assam, Tripura. Ngoài ra, ở bán đảo Malaysia, Indonesia, khu vực Đông Nam Á và miền nam Trung Quốc cũng ghi nhận có sự xuất hiện của chúng.

Rắn cạp nong được tìm thấy phổ biến tại miền trung Ấn Độ và các tiểu bang Assam, Tripura.

Rắn cạp nong được tìm thấy phổ biến tại miền trung Ấn Độ và các tiểu bang Assam, Tripura.

Hầu hết các cá thể đều sinh sống ở khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa. Chúng thích nghi ở mọi môi trường từ đồng ruộng, ven khe suối đến núi đất, nương rẫy… Tập tính của loài này là hoạt động vào ban đêm và khá nhút nhát. Vì vậy, chúng thích ẩn nấp trong các khe đá, hốc cây… Thậm chí là trong hang ổ như động vật gặm nhấm.

Chiều dài của một con rắn cạp nong trưởng thành là gần 1,8m. Có con còn đạt tới 2,5m nhưng đuôi chúng rất ngắn, mút đuôi tròn.

Nạn nhân bị rắn cạp nong cắn có thể tử vong sau 5 - 20 giờ nếu không được chữa trị kịp thời.

Nạn nhân bị rắn cạp nong cắn có thể tử vong sau 5 – 20 giờ nếu không được chữa trị kịp thời.

Sở hữu màu sắc bắt mắt và dáng hình tương đối cân xứng nhưng đây lại là một loài rắn có độc tố vô cùng mạnh. Vết cắn của chúng có thể ảnh hưởng tới cả tính mạng.

Nọc độc của rắn cạp nong tác động trực tiếp tới các dây thần kinh, gây nên nhiều triệu chứng ban đầu như co rút bụng, giảm khả năng quan sát. Nếu không được cấp cứu kịp thời có thể tử vong sau 5 – 20 giờ.

  • Rắn lục hoa cân

Rắn lục hoa cân hay còn gọi là rắn lục vảy cưa có tên khoa học là Echis carinatus, thuộc họ rắn lục. Loài rắn này được xếp vào nhóm “Tứ đại rắn độc” ở Ấn Độ, cùng với rắn lục Russell, rắn cạp nong và rắn hổ mang.

Loài rắn này có kích thước trung bình, thân dài khoảng 390 – 620mm, còn đuôi khoảng 80 – 125mm. Chúng hoạt động chủ yếu vào ban đêm, thường ăn các loài động vật nhỏ gặm nhấm, đôi khi cũng ăn các loài ếch nhái.

Rắn lục hoa cân được xếp vào nhóm

Rắn lục hoa cân được xếp vào nhóm “Tứ đại rắn độc” ở Ấn Độ, cùng với rắn lục Russell, rắn cạp nong và rắn hổ mang.

Rắn lục hoa cân là loài có nọc độc nguy hiểm có thể gây chết người. Chúng thường sống trên cây, khá chậm chạp, nằm bất động trong một thời gian dài chờ đợi con mồi đi ngang qua và tấn công một cách bất ngờ.

Sau khi bị rắn lục này cắn, nạn nhân sẽ bị sưng và đau cục bộ ở vùng đó, sau đó có khả năng bị xuất huyết. Theo tổ chức giáo dục Tìm hiểu Nghiên cứu Động vật, vì nọc độc ảnh hưởng đến khả năng đông máu của con người, nạn nhân có thể bị chảy máu trong và cuối cùng là suy thận cấp tính.

Các chuyên gia cho biết nếu bị loài rắn này cắn, nạn nhân nên bổ sung nước và chất chống nọc độc (có chín loại chất chống nọc độc của loài rắn này) trong vòng vài giờ sau khi bị cắn để tránh gây nguy hiểm đến tính mạng.