Tam cá nguyệt thứ ba được coi là giai đoạn “nước rút” để mẹ tập trung bổ sung dưỡng chất trước khi trẻ chào đời. Do đó, món ăn cho bà bầu 3 tháng cuối cần phải cung cấp đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là axit folic, sắt và canxi. Vậy bà bầu 3 tháng cuối nên ăn gì để tốt cho cả mẹ con? Đâu là những món ngon cho bà bầu 3 tháng cuối? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để có được những gợi ý chi tiết từ Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome.
Nguyên tắc chung khi chuẩn bị món ăn cho bà bầu 3 tháng cuối
Tam cá nguyệt cuối là giai đoạn thai nhi phát triển vượt trội về cân nặng. Đồng thời, bụng mẹ cũng to và nặng nề hơn. Những món ăn tốt cho bà bầu 3 tháng cuối cần dễ ăn, dễ tiêu nhưng vẫn phải chứa đầy đủ dưỡng chất, cụ thể:
Bạn đang xem: 10 món ngon cho bà bầu 3 tháng cuối đủ chất tốt cả mẹ và con
1. Ưu tiên thực phẩm dễ tiêu
Trong 3 tháng cuối, thai nhi sẽ tăng đến 2.4 kg. Bào thai khi phát triển vượt trội sẽ chiếm hầu hết thể tích của hệ tiêu hoá nên có thể khiến mẹ cảm thấy khá nặng nề và khó chịu. Nếu ăn phải những thực phẩm khó tiêu (thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng,..), mẹ rất dễ bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, trào ngược dạ dày và ợ chua… Vì vậy, ưu tiên ăn thực phẩm dễ tiêu sẽ là cách tốt nhất để mẹ bầu duy trì trạng thái khỏe mạnh và tích cực xuyên suốt 3 tháng cuối thai kỳ.
2. Chuẩn bị khẩu phần vừa đủ
Mặc dù thai nhi phát triển vượt trội, trong giai đoạn này, bà bầu chỉ được khuyến cáo nên tăng từ 5 đến 6 kg. Vì vậy, mẹ cần có chế độ ăn hợp lý, tránh tình trạng ăn uống, bồi bổ “vô tội vạ” để dẫn tới thừa cân, béo phì và tiểu đường thai kỳ. Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng quốc gia, chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối bao gồm:
Chất dinh dưỡng Khẩu phần trong một ngày Năng lượng 2180 – 2500 kcal Chất đường bột 355 – 450 g Chất đạm 91 g Chất béo 60 – 70 g Vitamin Vitamin A 730 mcg Vitamin D 20 mcg Vitamin E 6.5 mg Vitamin K 150 mcg Folate 600 mcg Khoáng chất Canxi 1200 mg Sắt 17.4 – 41.1 mg Nước 2 lít
3. Tuyệt đối tránh các món ăn tái, sống
Không chỉ gây áp lực lên quá trình tiêu hoá, những món ăn tái sống còn tiềm ẩn nhiều loại vi khuẩn có hại như Salmonella – gây bệnh nhiễm khuẩn đường ruột, E. coli – gây tiêu chảy cấp, Vibrio – gây bệnh viêm ruột. Thậm chí, Listeria – vi khuẩn có trong thịt động vật sống còn có thể gây ra bệnh nhiễm trùng máu, viêm màng não, viêm não, viêm da, hội chứng tuyến mắt, nhiễm trùng tử cung và ảnh hưởng nặng nề tới thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu nên cần tuyệt đối tránh ăn các món tái, sống để hạn chế những rủi ro kể trên.
Thế nào là món ăn tốt cho bà bầu 3 tháng cuối?
Bà bầu 3 tháng cuối nên ăn gì? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, món ngon cho bà bầu 3 tháng cuối nên cung cấp cho mẹ đủ dưỡng chất cần thiết để mẹ chuẩn bị cho hành trình “vượt cạn” thành công, bao gồm:
1. Gồm thực phẩm giàu protein
Protein hay chất đạm là dưỡng chất rất quan trọng trong chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng cuối. Bởi lẽ, chất đạm tham gia vào mọi quá trình xây dựng và phát triển tế bào của thai nhi. Hấp thụ đầy đủ chất đạm trong 3 tháng cuối sẽ giúp trẻ có một cơ thể khỏe mạnh và sức đề kháng tốt. Một số món ăn ngon cho bà bầu 3 tháng cuối giàu protein bao gồm: trứng, hạnh nhân, yến mạch, thịt gà, thịt lợn, thịt bò, cá ngừ,…
2. Thực phẩm cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất
Folate (vitamin B9), sắt và canxi là 3 dưỡng chất mẹ bầu có nguy cơ thiếu hụt nhiều nhất trong 3 tháng cuối thai kỳ. Trong khi đó, chúng lại có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Nếu sắt giúp mẹ tránh được tình trạng thiếu máu, sinh non; canxi kích thích sự phát triển xương ở trẻ, thì axit folic đã được chứng minh có khả năng bảo vệ bé khỏi các dị tật bẩm sinh liên quan tới não và cột sống. Bên cạnh đó, để chuẩn bị cho hành trình sinh nở và nuôi con, mẹ nên bổ sung vitamin K, vì đây là dưỡng cần thiết để giúp cơ thể nhanh đông máu và hồi phục sau sinh.
3. Thực phẩm giàu acid béo omega 3
Bộ Y tế khuyến cáo, axit béo omega 3, đặc biệt là omega 3 giàu DHA, đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển não, mắt và hệ thần kinh của trẻ. Dưỡng chất này cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bé, bảo vệ bé khỏi các bệnh lý tim mạch và bệnh lý liên quan tới hệ thần kinh. Một số món ngon cho bà bầu 3 tháng cuối giàu omega 3 bao gồm: cá thu, cá mòi, cá trích, cá hồi, lòng đỏ trứng, các loại hạt như hạnh nhân, hạt vừng, mắc ca,…
4. Thực phẩm giàu chất xơ
Chất xơ có công dụng tuyệt vời trong việc hạn chế hấp thụ đường, chất béo, cholesterol, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý tiểu đường, tim mạch, đồng thời, hỗ trợ hệ tiêu hoá hoạt động trơn tru. Bổ sung đầy đủ chất xơ trong 3 tháng cuối thai kỳ sẽ giúp mẹ tránh các vấn đề về đường ruột, duy trì trạng thái tích cực trước khi “vượt cạn”. Mẹ bầu có thể hấp thụ chất xơ thông qua các loại ngũ cốc, các loại hạt, đậu, rau xanh, củ và quả.
Những thực phẩm cần tránh trong mâm cơm mẹ bầu 3 tháng cuối
Những thực phẩm mẹ bầu 3 tháng cuối nên tránh thường là những món ăn gây khó tiêu, tăng nguy cơ bệnh tiểu đường, tim mạch, bao gồm:
- Các món chứa nhiều cholesterol: Khi ăn đồ quá nhiều dầu mỡ, mẹ sẽ không những bị khó tiêu mà còn tích tụ cholesterol trong máu, tăng nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ, đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh tim mạch và dẫn đến chứng tiền sản giật (co giật trong thai kỳ).
- Thức ăn quá mặn / ngọt: Ăn quá nhiều đường sẽ dẫn tới tiểu đường thai kỳ. Trong khi đó, ăn nhiều muối có thể gây bị tích nước, phù nề tay chân;
- Thức ăn sống, tái chín: Thức ăn sống, tái chín thường chứa nhiều loại vi khuẩn như Salmonella, Listeria, Toxoplasma và E. coli, tiềm ẩn nguy cơ gây nhiễm trùng máu và đe dọa tính mạng thai nhi.
- Thực phẩm chứa hàm lượng kim loại nặng: Các loại cá biển đánh bắt xa bờ như cá mập, cá kiếm, cá ngừ, cá thu vua, thường có nguy cơ chứa hàm lượng cao chì và thuỷ ngân. Những kim loại này sẽ gây nhiễm độc, dẫn tới thai nhi bị dị tật, thậm chí tử vong.
10 món ăn tốt cho bà bầu 3 tháng cuối
Những món ngon cho bà bầu 3 tháng cuối cần dễ ăn, dễ tiêu và đáp ứng đủ các tiêu chuẩn về hàm lượng dưỡng chất. Dưới đây là một số món ngon và tốt cho bà bầu trong 3 tháng cuối:
1. Cháo cá chép đậu xanh
Cháo cá chép đậu xanh có công dụng tuyệt vời trong hỗ trợ sự phát triển toàn diện ở thai nhi. Bởi lẽ, cá chép rất giàu các loại axit béo omega-3, đặc biệt là axit docosahexaenoic (DHA) – dưỡng chất có khả năng kích thích trí não và vận động thị lực ở trẻ. Trong khi đó, đậu xanh lại sở hữu hàm lượng chất đạm tương đối cao, giúp thai nhi hình thành các mô và tế vào.
Ngoài ra, sự kết hợp của hai nguyên liệu này còn cung cấp cho mẹ nhiều loại vitamin và khoáng chất như vitamin A, vitamin B, chất xơ, canxi, sắt, kẽm, magie và kali. Đây cũng là những dưỡng chất giúp mẹ cải thiện hệ thống tiêu hoá miễn dịch, đồng thời, hỗ trợ trẻ phát triển đạt chuẩn.
2. Bông cải xanh xào tôm thẻ
Bông cải xanh là nguồn cung cấp protein, chất xơ và vitamin C dồi dào. Trong khi đó, tôm lại chứa tới hơn 20 loại vitamin và khoáng chất bao gồm: vitamin B12, sắt, kẽm, photpho, magie, đồng, kali, canxi, mangan,… Vì thế, bông cải xanh xào tôm thẻ là món ăn chắc chắn cung cấp đầy đủ dưỡng chất, giúp mẹ cải thiện hệ tiêu hoá, tránh được các bệnh đường ruột, thiếu máu, đồng thời kích thích sự phát triển toàn diện ở thai nhi.
3. Bắp cải cuộn tôm hấp
Bắp cải cuộn tôm hấp là món ngon cho bà bầu 3 tháng cuối giàu chất xơ, protein, choline, omega 3 và folate. Những dưỡng chất này sẽ giúp mẹ khoẻ mạnh trong giai đoạn cuối thai kỳ, đồng thời, hỗ trợ em bé phát triển vượt trội về trí não và hệ thần kinh. Đặc biệt, choline trong tôm đã được chứng minh có khả năng bảo vệ trẻ khỏi những tổn thương về thần kinh và trao đổi chất.
Xem thêm : Thực hư việc uống sữa đậu nành giúp tăng vòng 1?
Là nguồn chất xơ, vitamin C và folate, bắp cải có thể được sử dụng trong nhiều món ăn cho bầu 3 tháng cuối, như: bắp cải cuộn thịt sốt cà chua, canh bắp cải nấu với thịt bò, bắp cải xào tôm, bắp cải xào thịt lợn.
4. Đậu hũ sốt chua ngọt
Đậu hũ giàu chất đạm, canxi và sắt, lại ít chất béo, có khả năng giúp mẹ khoẻ mạnh, tránh tình trạng thiếu máu và tăng cân vô độ. Đối với thai nhi, đậu hũ sẽ giúp trẻ phát triển cơ xương chắc khỏe, tránh nguy cơ loãng xương sau sinh. Đậu hũ sốt chua ngọt giàu dưỡng chất, đậm đà, dễ ăn và dễ tiêu hoá. Vì vậy, mẹ có thể bổ sung món ăn này vào chế độ ăn 3 tháng cuối.
Bên cạnh đậu hũ sốt chua ngọt, mẹ cũng có thể lựa chọn các món ăn khác từ đậu hũ như: đậu hũ chiên, đậu hũ rang muối, đậu hũ nhồi thịt sốt cà chua, canh rong biển đậu hũ.
5. Bò hầm bí đỏ hạt sen
Thịt bò là nguồn cung cấp sắt dồi dào. Trong khi đó, bí đỏ giúp thai nhi phát triển tế bào não và tăng cường hệ miễn dịch. Hạt sen lại giàu protein và các vitamin nhóm A, C,… Bò hầm bí đỏ hạt sen có công dụng tuyệt vời trong việc an thai, ngăn ngừa sảy thai; đồng thời kích thích sự phát triển não bộ của thai nhi.
Để tránh tình trạng thiếu máu trong 3 tháng cuối thai kỳ, mẹ có thể bổ sung thêm các món ăn từ thịt bò vào thực đơn, bao gồm: thịt bò xào rau củ, thịt bò hầm khoai tây, bò viên nấm hương, thịt bò sốt cà chua.
6. Tôm rim nước dừa
Tôm là nguồn cung cấp chất đạm, axit béo omega 3 cùng các khoáng chất như canxi, sắt, kẽm, magie,… giúp bảo vệ cũng như hỗ trợ phát triển hệ xương và thần kinh của thai nhi. Trong khi đó, nước dừa lại giàu kali và có tính “kiềm”, giúp mẹ làm dịu hiện tượng trào ngược dạ dày cũng như ngăn ngừa tình trạng phù nề tay chân do tăng cân quá nhanh. Với những công dụng trên, tôm rim nước dừa sẽ là món ngon cho bà bầu 3 tháng cuối nhanh chóng sở hữu được một thể chất khỏe mạnh toàn diện.
7. Thịt thăn heo rim nước dừa
Thịt thăn heo rim nước dừa là một món ăn giàu dinh dưỡng và rất tốt cho bà 3 tháng cuối. Trong đó, thịt heo cung cấp nhiều protein và dưỡng chất cho sự phát triển của thai nhi. Nước dừa lại là một nguồn cung cấp dồi dào các khoáng chất và vitamin, đặc biệt là kali, magie, sắt và vitamin C, giúp mẹ bầu nhanh chóng “làm mát” cơ thể nhờ chứa nhiều chất điện giải quan trọng.
Trong 3 tháng cuối thai kỳ, bà bầu cũng có thể bổ sung một vài món ngon từ thịt heo vào thực đơn hàng ngày, bao gồm thịt heo kho tộ, thịt heo chiên giòn, thịt heo xào bông cải xanh, thịt heo nướng mật ong.
8. Cà ri gà
Gà là nguồn cung cấp dồi dào protein để mẹ khoẻ mạnh và bé phát triển đạt chuẩn. Bên cạnh đó, cà ri gà còn chứa nhiều loại rau củ như khoai tây, cà rốt, giúp bổ sung nhiều vitamin A, vitamin C, kali, sắt, magie, canxi,… tốt cho sự phát triển khung xương và não bộ của thai nhi. Với hàm lượng dưỡng chất cao, cà ri gà sẽ là một trong những món ăn tốt cho bà bầu 3 tháng cuối để mẹ đa dạng hoá thực đơn thai sản.
9. Cá hồi áp chảo sốt bơ chanh
Cà hồi rất giàu axit béo omega 3 – một hợp chất được chứng minh có tác dụng hỗ trợ phát triển toàn diện cho trí não và hệ thần kinh của trẻ. Trong khi đó, sốt bơ chanh làm từ bơ tươi, có chứa chất béo tốt cho sức khỏe và vitamin C từ chanh, giúp hỗ trợ hệ miễn dịch của bà bầu. Do đó, cá hồi áp chảo sốt bơ chanh sẽ là món ngon giúp mẹ và bé khoẻ mạnh trong 3 tháng cuối thai kỳ.
10. Trứng hấp thịt
Trứng và thịt đều là những nguồn thực phẩm giàu chất đạm, vitamin B6 và B12, sắt, kẽm, và chất béo có lợi cho sức khỏe. Khi kết hợp với nhau, trứng và thịt tạo thành một món ăn giàu chất dinh dưỡng và cung cấp năng lượng cho cơ thể, đồng thời cũng đem lại cảm giác no lâu hơn, giúp bà bầu duy trì cảm giác no lâu hơn và hạn chế việc ăn uống quá nhiều. Đặc biệt, trứng cũng rất giàu choline, một loại vitamin B có tác dụng quan trọng đối với sự phát triển của não, hệ thần kinh, và hệ tiêu hóa của thai nhi.
Gợi ý thực đơn mâm cơm cho bà bầu 3 tháng cuối ngon và đủ chất
Để hiểu hơn và cải thiện chế độ ăn, mẹ có thể tham khảo một vài gợi ý thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối dưới đây:
1. Món ăn sáng tốt cho bà bầu 3 tháng cuối
Mẹ cần có nhiều năng lượng và dưỡng chất để bắt đầu một ngày mới. Vì vậy, những món ăn tốt cho mẹ vào buổi sáng nên chứa nhiều chất đường bột, chất đạm và chất xơ, cụ thể:
- Trứng: Mẹ có thể ăn trứng luộc hoặc trứng rán cùng với bánh mì. Ngoài ra, trứng ốp la hay trứng hấp cũng là những sự lựa chọn hoàn hảo;
- Cháo: Chất đường bột trong cháo có khả năng khiến mẹ no lâu mà không bị đói. Mẹ có thể ăn các loại cháo cá, cháo gà, cháo trứng,..;
- Sữa và các chế phẩm từ sữa: Sữa và các sản phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai là nguồn chất đạm, canxi dồi dào, giúp mẹ và bé khỏe mạnh.
- Xôi: Một bát xôi mỗi sáng giúp mẹ chắc dạ, đồng thời, cung cấp cho mẹ các khoáng chất như kali, vitamin cũng hỗ trợ sự phát triển của thai nhi
2. Món ăn trưa tốt cho bà bầu 3 tháng cuối
- Món cơm: Cơm gạo lứt sẽ là lựa chọn tốt cho mẹ. Bởi lẽ, cơm gạo lứt chứa nhiều chất xơ và vitamin B, rất có lợi cho sức khỏe tim mạch và đường huyết của bà bầu;
- Món canh: Một số món canh tốt cho mẹ bao gồm: canh thịt bò khoai tây, canh chua cá hồi, canh tôm bí đỏ, canh rau củ thập cẩm, canh tôm rau dền, canh chân giò hạt sen, canh chân giò đậu đỏ,…;
- Món xào: Một vài món xào giàu dưỡng chất dành cho bà bầu 3 tháng cuối bao gồm rau muống xào tỏi, nấm kim châm xào thịt bò, bông cải xanh xào thịt bò, bông cải xanh xào nấm hương, măng tây xào, bắp cải xào cà chua,…;
- Món mặn: Mẹ có thể lựa chọn các món mặn trong thực đơn như cà ri gà, gà hầm ngũ quả, thịt heo rim nước dừa, đậu hũ nhồi thịt sốt cà, nạc lợn ram sả, cá hồi áp chảo sốt bơ tỏi,…;
- Món tráng miệng: Một số món tráng miệng mà mẹ có thể bổ sung vào thực đơn 3 tháng cuối bao gồm: sinh tố trái cây, trái cây tươi hoặc nước ép trái cây tươi.
3. Món ăn tối tốt cho bà bầu 3 tháng cuối
- Món cơm: Đối với bữa tối, mẹ vẫn có thể lựa chọn cơm gạo lứt trong để tăng cường hấp thụ chất xơ và các dưỡng chất khác.
- Món canh: Những món canh tốt cho bà bầu 3 tháng cuối là các loại canh từ rau xanh để mẹ tiêu hóa và bổ sung lượng chất xơ, bao gồm: canh bí đỏ, canh rau ngót thịt băm, canh cua mồng tơi, canh khoai tây, canh rong biển đậu phụ, canh cua nấu thiên lý,…;
- Món xào: Một số món rau xào dễ tiêu hóa, thích hợp ăn trong bữa tối bao gồm: su su xào trứng, cải thìa xào dầu hào, bí ngòi xào thịt băm, hoa thiên lý xào bò, măng xào nạc heo,…
- Món mặn: Mẹ nên lựa chọn các món mặn ít dầu mỡ trong bữa tối để tránh tình trạng khó tiêu. Một số món mặn cho bữa tối của mẹ bầu 3 tháng cuối bao gồm: cá chép hấp nấm mèo, tôm rim nước dừa, thịt vịt hầm hạt sen, cá tuyết hấp, gà nướng sốt pesto,…
- Món tráng miệng: Các loại hoa quả sẽ là lựa chọn tuyệt vời để mẹ ăn tráng miệng vào buổi tối như: dâu, táo, dưa hấu, cam, ổi, kiwi quýt, bưởi, đu đủ chín,…
4. Món phụ tốt cho bà bầu 3 tháng cuối
Dưới đây là một vài gợi ý món ăn phụ ngon dễ tiêu, giàu dinh dưỡng và tốt cho các mẹ bầu 3 tháng:
- Trái cây tươi: Trong các loại đồ ăn vặt cho bà bầu 3 tháng cuối, trái cây là nguồn cung cấp chất xơ và vitamin tuyệt vời. Các loại quả như kiwi, bưởi, đu đủ chín, nho,… sẽ giúp mẹ bổ sung dưỡng chất một cách hiệu quả;
- Sữa chua: Sữa chua có công dụng tuyệt vời trong việc cải thiện chức năng tiêu hoá, tăng sức đề kháng. Mẹ có thể ăn kèm sữa chua cùng với hoa quả hoặc các loại hạt kể trên;
- Các loại hạt và ngũ cốc: Hạt điều, hạt lạc, hạnh nhân, hạt dẻ, yến mạch… là những nguồn đạm, chất xơ, vitamin và khoáng chất dồi dào dành cho bà bầu. Các mẹ có thể ăn bóc vỏ ăn trực tiếp, nấu sữa hạt hoặc trộn cùng sữa chua để đa dạng hoá chế độ ăn thai sản.
10 công thức món ngon cho bà bầu 3 tháng cuối
Bà bầu ở 3 tháng cuối thai kỳ cần bổ sung đầy đủ các dưỡng chất như protein, chất béo tốt, vitamin C, sắt, canxi để chuẩn bị cho cuộc vượt cạn và sự phát triển của bé yêu. Dưới đây là một số công thức món ngon và tốt cho bà bầu 3 tháng cuối mà mẹ có thể tham khảo:
1. Cháo bí đỏ với tôm
Nguyên liệu: 200 g tôm đồng, 1 miếng bí đỏ, cháo trắng, dầu ăn, 2 củ hành khô, hạt nêm, nước mắm.
Xem thêm : Chân Thành Hay Trân Thành, từ nào đúng chính tả Tiếng Việt?
Cách làm:
- Bước 1: Trần sơ tôm, sau đó bóc vỏ rồi băm nhỏ;
- Bước 2: Phi thơm hành khô, sau đó cho thịt tôm đã xay nhuyễn vào đảo đều cùng hạt nêm và nước mắm vừa ăn;
- Bước 3: Hấp bí đỏ, sau đỏ nghiền nát và lọc qua rây cho mịn;
- Bước 4: Cho tôm vào nồi cháo trắng, đảo đều. Khi nào gần tắt bếp, cho bí đỏ vào và nêm lại ra vị rồi tắt bếp.
2. Canh cua mồng tơi
Nguyên liệu: 200 g cua đồng, 1 bó rau mồng tơi, 1 bó rau đay, hành khô, dầu ăn, muối, hạt nêm, bột ngọt.
Xem thêm : Chân Thành Hay Trân Thành, từ nào đúng chính tả Tiếng Việt?
Cách làm:
- Bước 1: Làm sạch và giã nhỏ cua cùng 1 củ hành khô và chút muối;
- Bước 2: Nhặt và rửa rau, sau đó thái nhỏ vừa ăn;
- Bước 3: Lọc phần cua vừa giã lấy nước, sau đó nêm thêm gia vị, đun lửa vừa, không được khuấy để tránh làm rã phần riêu cua, đợi đến khi gần sôi thì mở vung;
- Bước 4: Khi nước sôi, hạ lửa nhỏ. Sau đó, thả rau vào. Đợi đến khi rau chín mềm thì tắt bếp.
3. Canh rau dền nấu tôm
Nguyên liệu: 400 g rau dền, 200 g tôm tươi, 5 ml dầu ăn, muối, bột ngọt, đường, hạt nêm.
Cách làm:
- Bước 1: Nhặt và rửa sạch rau dền, sau đó để ráo;
- Bước 2: Sơ chế tôm và ướp cùng gia vị;
- Bước 3: Cho đầu và vỏ tôm vào chảo và rang sơ cùng chút nước, sau đó giã nhuyễn;
- Bước 4: Đổ vỏ tôm đã giã nhuyễn ra 1 bát tô nước, lọc qua rây lấy nước tôm;
- Bước 5: Phi thơm hành khô rồi xào thịt tôm;
- Bước 6: Đun sôi phần nước tôm sau khi lọc và nêm gia vị cho vừa ăn;
- Bước 7: Khi nước sôi, cho rau vào cho. Đợi đến khi rau mềm và chín thì múc ra bát tô.
4. Chân giò hầm củ sen
Nguyên liệu: 400 g thịt chân giò 400, 300 g củ sen, 4 tép tỏi, 1 củ gừng nhỏ, 3 nhánh hành lá, 3 trái ớt, 10 ml hắc xì dầu, 5 ml dầu hào, 2 g hạt nêm, 2 g đường, 1 g tiêu.
Cách làm:
- Bước 1: Làm sạch móng giò và chặt miếng vừa ăn;
- Bước 2: Bỏ vỏ củ sen, cắt lát và ngâm trong nước chanh để tránh bị thâm;
- Bước 3: Cho dầu vào nồi phi với gừng và hành, sau đó cho móng giò xào cho đến khi săn lại;
- Bước 4: Cho 2 tô nước vào nấu sôi. Khi nước sôi, cho củ sen vào hầm tiếp 10 phút nữa để củ sen và giò mềm, nêm với tất cả gia vị còn lại cho vừa ăn.
5. Gà hầm sả
Nguyên liệu: 1 con gà (khoảng 1.5 kg), 1 củ củ cải trắng, 300 g nấm rơm, 5 trái ớt, 6 nhánh sả, 10 g tỏi băm, 10 g hành khô, 10 ml nước mắm, 5 g bột nghệ, 2.5 g sa tế, 2.5 g muối hạt.
Cách làm:
- Bước 1: Thịt gà làm sạch, để ráo, chặt thành miếng vừa ăn và ướp với sả băm, tỏi băm, hành tím băm, bột nghệ, hạt nêm, bột ngọt, đường, sa tế, nước mắm trong ít nhất 30 phút;
- Bước 2: Gọt vỏ củ cải trắng, rửa sạch và cắt khúc vừa ăn. Nấm rơm cắt bỏ phần chân nấm bẩn, rồi rửa sạch, để ráo. Cạo sạch vỏ gừng và cắt sợi;
- Bước 3: Phi thơm hành khô, gừng cắt sợi, sả đập dập, phần sả, tỏi. Sau đó, cho thịt gà đã ướp vào xào đến khi thịt săn lại.
- Bước 4: Cho 1.5 lít nước lọc vào nồi rồi đun sôi trên lửa lớn vừa. Khi nước sôi, bạn giảm bếp xuống mức lửa nhỏ rồi hầm trong khoảng 1 tiếng.
- Bước 5: Cho nấm rơm vào đun thêm 1 – 2 phút nữa và nêm nếm gia vị cho vừa ăn.
6. Cá hồi áp chảo sốt bơ tỏi
Nguyên liệu: 200 g cá hồi, 1 miếng bơ nhỏ, tỏi, hạt tiêu, rượu, hạt nêm, muối, đường.
Cách làm:
- Bước 1: Rửa sạch cá hồi thấm cho ráo nước và ướp cùng muối, hạt nêm, đường, rượu để giảm mùi tanh;
- Bước 2: Bóc vỏ và băm nhỏ tỏi;
- Bước 3: Áp chảo cá hồi cho chín đều 2 mặt trên lửa nhỏ;
- Bước 4: Sử dụng một chiếc chảo khác để phi thơm tỏi cùng bơ;
- Bước 5: Cho cá hồi đã áp chảo ra đĩa rồi đổ sốt bơ tỏi lên trên, rắc thêm hạt tiêu.
7. Canh thịt bò khoai tây, cà rốt
Nguyên liệu: 300 g thịt bò, 1 củ cà rốt, 1 củ khoai tây, 2 cây hành lá, hạt nêm. Cách làm:
- Bước 1: Rửa sạch thịt bò và thái miếng vừa ăn;
- Bước 2: Rửa sạch khoai tây, cà rốt và cắt miếng vừa ăn;
- Bước 3: Đập dập hành, tỏi cho vào nồi cùng thịt bò, sau đó nêm gia vị cho vừa ăn và cho nước vào đun đến khi sôi. Khi nước sôi thì bỏ cà rốt, khoai tây vào;
- Bước 4: Ninh đến khi rau củ mềm thì nêm gia vị và thêm hành lá.
8. Nấm kim châm xào thịt bò
Nguyên liệu: 300 g thịt bò; 200 g nấm kim châm; 1 củ cà rốt, 1 cây hành lá, 1 quả ớt, 1/2 bó rau mùi, 2 – 3 tép tỏi, 5 g dầu hào, hạt tiêu, muối, hạt nêm.
Cách làm:
- Bước 1: Rửa sạch thịt bò và thái miếng vừa ăn. Sau đó, uớp thịt cùng hạt tiêu, dầu hào, tỏi, chút muối;
- Bước 2: Rửa sạch nấm kim châm và ngâm với nước muối để cho ráo nước;
- Bước 3: Rửa sạch cà rốt rửa và thái mỏng, cắt hành là thành từng khúc;
- Bước 4: Xào qua thịt bò;
- Bước 5: Phi thơm hành tỏi, sau đó cho cà rốt và ớt vào xào cho chín. Sau khi cà rốt và ớt đã chín tới, bỏ hành, nấm cùng thịt bỏ vào đảo đều và nêm nếm gia vị cho vừa ăn.
9. Chân giò hầm đậu đỏ
Nguyên liệu: 500 g chân giò, 100 g đậu đỏ, 100 g hạt sen, 1 lít nước, hạt nêm.
Cách làm:
- Bước 1: Nướng sơ chân giò, sau đó rửa sạch, để ráo;
- Bước 2: Chặt chân giò thành miếng vừa ăn và ướp với gia vị trong 15 phút;
- Bước 3: Rửa sạch đậu đỏ và hạt sen, sau đó ngâm trong 2 – 3 giờ;
- Bước 4: Cho chân giò, đậu đỏ, hạt sen vào nồi cùng với nước, sau đó hầm trên lửa nhỏ;
- Bước 5: Nêm gia vị cho vừa ăn, sau đó thái hành vào rồi múc ra bát.
10. Măng tây xào thịt bò
Nguyên liệu: 200 g thịt bò, 200 g măng tây, 10 ml dầu ăn, 10 g dầu hào,10 g bột canh, 5 g hạt tiêu, 5 g hạt nêm, 5 ml nước mắm, 5 g muối
Cách làm:
- Bước 1: Rửa sạch thịt bò, thái mỏng và ướp cùng 5ml nước mắm, 10 g dầu hào, 5 g hạt tiêu, 5 ml dầu ăn trong 20 phút;
- Bước 2: Sơ chế măng tây và ngâm cùng nước muối trong 10 phút;
- Bước 3: Chần qua măng tây khoảng 2 – 3 phút;
- Bước 4: Tỏi đập dập và băm nhỏ, phi thơm rồi đổ thịt bò vào xào qua. Khi thịt chín thì cho măng tây vào xào cùng;
- Bước 5: Nêm hạt nêm cho vừa ăn và đảo thêm chừng 1 phút rồi tắt bếp.
Trên đây là gợi ý 10 món ngon cho bà bầu 3 tháng cuối để mẹ và bé cùng khỏe mạnh và an toàn. Hy vọng, mẹ có thể tham khảo và bổ sung thêm những món ăn ngon cho bà bầu 3 tháng cuối vào chế độ ăn thai sản của mình.
Ba tháng cuối là thời điểm thai nhi phát triển vượt trội về kích thước và cân nặng. Do đó, mẹ cần xây dựng một chế độ ăn hợp lý, khoa học để bé có thể hấp thụ đủ dưỡng chất và phát triển đạt chuẩn khi chào đời. Trên hành trình tìm hiểu về món ngon cho bà bầu 3 tháng cuối, Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome rất hân hạnh khi được đồng hành cùng mẹ trong việc nuôi dưỡng thai nhi khỏe mạnh. Chúc các mẹ có một hành trình “vượt cạn” thành công!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp