Hà Nội: 37 trường THPT công lập tuyển bổ sung học sinh lớp 10 Môn Vật lý có tỷ lệ học sinh lớp 10 chọn học nhiều nhất
- Thuốc tiêm ve chó hại không & Có tác dụng phụ nguy hiểm thế nào?
- Giải đáp: Xăm xong có được uống thuốc kháng sinh không?
- Tác dụng của trà atiso với phụ nữ mang thai
- Cung Bạch Dương và Bảo Bình có hợp nhau không? Cặp đôi tâm đầu ý hợp đến khó tin
- Tuổi Kỷ Tỵ sinh năm 1989 hợp với màu gì và kỵ màu nào nhất?
Lưu tâm tới định hướng nghề nghiệp
Bạn đang xem: Đăng ký môn học ở lớp 10: Học sinh cần chọn những môn phù hợp
Chương trình giáo dục phổ thông mới được chia thành hai giai đoạn: Giai đoạn giáo dục cơ bản từ lớp 1 đến lớp 9 và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp từ lớp 10 đến lớp 12. Từ lớp 1 đến lớp 9, ngoài kiến thức và kỹ năng từ các môn học, học sinh được làm quen với nghề nghiệp và được hướng nghiệp theo các cấp độ tăng dần. Đến khi vào lớp 10, học sinh cơ bản đã phải trả lời được câu hỏi: “Tôi muốn làm nghề gì trong tương lai?” hay “Tôi muốn học ngành nào khi vào đại học?”.
Tư vấn hướng nghiệp từ sớm giúp phụ huynh có lộ trình đồng hành cùng con lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai phù hợp với năng lực, sở trường.
Để đáp ứng mục tiêu giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, lớp 10, học sinh sẽ học các môn học bắt buộc là: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Lịch sử, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng an ninh, Giáo dục địa phương và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp. Cùng đó, sẽ được chọn 4 trong số 9 môn học: Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Tin học, Âm nhạc, Mĩ thuật. Như vậy, môn học lựa chọn là các môn học mà học sinh được lựa chọn học để phù hợp với mục tiêu định hướng cho nghề nghiệp.
Việc đăng ký môn học lựa chọn được thực hiện ngay từ khi học sinh bắt đầu vào lớp 10 và sẽ phải theo môn học đã chọn trong suốt ba năm học THPT. Trong trường hợp đặc biệt, học sinh có nguyện vọng chuyển đổi môn học lựa chọn thì việc chuyển đổi được thực hiện vào cuối năm học và học sinh phải tự bổ sung kiến thức của chương trình môn học mới ở lớp học trước đó để đủ năng lực học tiếp môn học mới ở lớp học tiếp theo.
Xem thêm : Sinh năm 2006 Bính Tuất năm 2027 bao nhiêu tuổi? Các thông tin người sinh năm Bính Tuất
Băn khoăn với việc lựa chọn môn học của con, chị Nguyễn Thùy Linh (xã Đại Mạch, huyện Đông Anh) cho biết: “Lựa chọn môn học lớp 10 gắn liền với việc chọn ngành, chọn nghề sau này của con nên gia đình tôi khá băn khoăn. Thứ nhất là xu hướng nghề nghiệp có nhiều sự thay đổi trong thời gian ba năm học THPT. Thứ hai, con vẫn chưa xác định rõ thế mạnh của mình về lĩnh vực Khoa học Tự nhiên hay Khoa học Xã hội”.
Chung nỗi niềm, chị Trần Hương Quỳnh (phường Nam Đồng, quận Đống Đa) chia sẻ: “Suốt thời gian qua con chỉ vùi đầu vào ôn luyện với mục tiêu thi đỗ, không có thời gian để tìm hiểu về lựa chọn mang tính định hướng nghề nghiệp ở cấp học mới. Trường hợp con thấy không phù hợp hoặc có mong muốn thay đổi thì không biết sẽ phải xử lý như thế nào? Làm phụ huynh và có con lần đầu vào cấp 3, tôi thực sự rất lo lắng”.
Chủ động hỗ trợ học sinh
Theo ghi nhận, sau năm học đầu tiên việc lựa chọn môn học từ khi bắt đầu vào học lớp 10 còn nhiều lúng túng, năm học này, các nhà trường đã chủ động hơn trong việc xây dựng các tổ hợp và cung cấp thông tin sớm cho học sinh, phụ huynh.
Là một trong những trường thuộc top đầu về điểm tuyển sinh đầu vào của Thành phố, Trường THPT Việt Đức (quận Hoàn Kiếm) khá chủ động trong việc xây dựng tổ hợp, bố trí nguồn lực để triển khai mô hình các lớp theo định hướng nghề nghiệp. Năm học 2023 – 2024, nhà trường xây dựng 10 tổ hợp (tăng 3 tổ hợp so với năm học 2022 – 2023), đồng thời đưa Âm nhạc vào trong một tổ hợp lựa chọn môn. Theo Hiệu trưởng Trường THPT Việt Đức Nguyễn Bội Quỳnh, điều này nhằm giúp học sinh có sự lựa chọn đa dạng hơn. Môn Âm nhạc vừa tạo điều kiện cho những học sinh có năng khiếu có thể tiếp tục đam mê, vừa là môn học có thể giúp các em giải tỏa căng thẳng, áp lực học hành.
Ngày 5/7 vừa qua, nhà trường cũng đã tổ chức riêng một buổi tư vấn cho học sinh, phụ huynh tại sân trường để học sinh, phụ huynh cùng nhìn nhận lại năng lực, sở thích của con em nhằm lựa chọn tổ hợp môn hợp lý. “Nhiều phụ huynh rất băn khoăn vì việc lựa chọn môn học tương đối mới, lại theo con suốt ba năm học THPT. Những thông tin tư vấn của trường rất đầy đủ về các tổ hợp môn, việc học Ngoại ngữ 1, Ngoại ngữ 2 như thế nào. Đây đều là các thông tin cần thiết để học sinh, phụ huynh quyết định lựa chọn môn học vì điều đó ảnh hưởng đến việc thi, xét tuyển đại học sau này”, anh Bùi Công Thành (phường Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm) chia sẻ.
Xem thêm : [HOT] Top 23 địa điểm chụp ảnh cưới đẹp ở Hà Nội cho các cặp đôi
Hay như Trường THPT Quang Trung (quận Đống Đa) cũng chủ động thông tin đến học sinh, phụ huynh về các tổ hợp môn học sẽ được trường triển khai ở lớp 10 trong năm học tới. Theo đó, trường có 5 nhóm tổ hợp môn với các chuyên đề học tập tương ứng.
Tương tự, tại Trường THPT Trần Phú (quận Hoàn Kiếm), ngoài việc bố trí nhiều vòng tư vấn trực tiếp với học sinh và phụ huynh, nhà trường còn tăng cường tư vấn trực tuyến, đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền bằng nhiều hình thức như trên bảng tin, cổng thông tin điện tử. Năm học này, nhà trường sẽ dành khoảng 15 ngày để học sinh và gia đình cân nhắc, quyết định trước khi xếp lớp.
Theo Tiến sĩ Trần Vân Anh (Phó Phòng Đào tạo, Hệ thống Giáo dục Ban Mai, quận Hà Đông), các môn lựa chọn được đặt ra để giúp học sinh xác định và lựa chọn con đường nghề nghiệp tương lai. Do đó có thể thấy đây là bước chuẩn bị, bước dự bị cho trường đại học hoặc trường nghề mà học sinh sẽ phát triển sau khi tốt nghiệp THPT. Vì vậy, cần đảm bảo sự lựa chọn là một quyết định có cân nhắc kỹ càng và trách nhiệm trong suốt 3 năm học THPT.
Học sinh, phụ huynh nên xác định môn học lựa chọn dựa trên bốn yếu tố: Thứ nhất là mục tiêu nghề nghiệp của học sinh, thứ hai là năng lực và sở thích hiện tại của học sinh, thứ ba là tương lai của thị trường lao động và cuối cùng là điều kiện tổ chức dạy học các môn lựa chọn của trường học.
Phạm Thảo
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp