1. EU là gì?
EU là từ viết tắt của European Union, đây là một tổ chức liên chính phủ của các nước châu Âu. EU là liên minh kinh tế chính trị duy nhất giữa 27 quốc gia EU.
Hiện nay, liên minh này được gọi là Liên minh châu Âu theo Hiệp ước về Liên minh Châu Âu năm 1992 (Hiệp ước Maastricht). Tuy nhiên, nhiều phương diện của Liên minh Châu Âu đã có từ trước, kể từ thập niên 1950, thông qua một loạt các tổ chức tiền thân.
Bạn đang xem: Những quốc gia nào có vai trò sáng lập EU?
Liên minh châu Âu có trụ sở đặt tại thủ đô Brussels của Bỉ. Trước ngày 1 tháng 11 năm 1993 tổ chức được gọi là Cộng đồng Châu Âu (EC).
2. Những nước có vai trò sáng lập EU
Có 6 quốc gia sáng lập EU, đó là Bỉ, Pháp, Ý, Luxembourg, Hà Lan và Đức.
Ngày 18 tháng 4 năm 1951, theo đề xuất của Cộng hòa Pháp, 6 nước là Pháp, Đức, Ý, Hà Lan, Luxembourg và Bỉ thành lập Cộng đồng than thép châu Âu (ECSC).
Ngày 25 tháng 3 năm 1957, 6 nước trên ký hiệp ước Rooma, thành lập Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC).
Ngày 1 tháng 7 năm 1967, ba tổ chức trên hợp nhất thành Cộng đồng châu Âu (EC).
Tháng 12 năm 1991 các nước thành viên EC đã ký Hiệp ước Masstricht tại Hà Lan, Hiệp ước có hiệu lực từ ngày 1 tháng 2 năm 1993 và đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU).
Từ 6 nước thành viên ban đầu, hiện nay con số đã là 27, bao gồm: Áo, Bỉ, Bulgaria, Croatia, Síp, Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Hungary, Ireland, Ý, Latvia, Litva, Luxembourg, Malta, Hà Lan, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Romania, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha, Thụy Điển.
3. Cơ cấu tổ chức của Liên minh châu Âu
Liên minh châu Âu có 5 định chế chính là: Hội đồng châu Âu, Hội đồng bộ trưởng, Nghị viện châu Âu, Ủy ban châu Âu và Tòa án châu Âu.
3.1. Hội đồng châu ÂuHội đồng châu Âu là cơ quan quyền lực cao nhất của EU bao gồm lãnh đạo 27 nước thành viên, Chủ tịch Hội đồng châu Âu và Chủ tịch EC. Hội đồng đưa ra định hướng và ưu tiên chính trị cho cả khối, cùng với Nghị viện châu Âu thông qua các đạo luật của EU và ngân sách chung của Liên minh. Các quyết định của Hội đồng châu Âu chủ yếu được thông qua theo hình thức đồng thuận.
Xem thêm : Center for Science Education
Chủ tịch Hội đồng châu Âu có nhiệm kỳ là 2,5 năm với tối đa 2 nhiệm kỳ.
3.2. Ủy ban châu ÂuỦy ban châu Âu thường được miêu tả là bộ máy hành chính của EU. Lãnh đạo Ủy ban là Đoàn các cao ủy, bao gồm 27 cao ủy của các nước thành viên, mỗi cao ủy phụ trách một vài lĩnh vực tương tự như vai trò của các Bộ trưởng của một quốc gia. Đứng đầu Ủy ban là Chủ tịch Ủy ban có vai trò như Thủ tướng của quốc gia.
Ủy ban được tổ chức thành các Ban chức năng (DGs). Về tổ chức các ban này tương tự các bộ, ngành của quốc gia nhưng người đứng đầu về các cơ quan này lại không có thẩm quyền bộ trưởng mà thẩm quyền đó nằm trong tay các vị cao ủy phụ trách lĩnh vực của Ban chức năng.
Ủy ban châu Âu có chức năng là cơ quan hành pháp, có nhiệm vụ chịu trách nhiệm thi hành các quyết định của Hội đồng và Nghị viện, tổ chức và chi ngân sách.
3.3. Hội đồng Bộ trưởngHội đồng Bộ trưởng gồm đại diện (thường ở cấp Bộ trưởng) của các quốc gia thành viên. Đây là cơ quan đưa ra định hướng chính sách trong lĩnh vực cụ thể và khuyến nghị EC xây dựng các đạo luật chung.
Ngoài Hội đồng Ngoại trưởng do Đại diện cấp cao về Chính sách đối ngoại và An ninh chung của EU làm chủ tịch, Chủ tịch Hội đồng các Bộ trưởng khác do nước Chủ tịch luân phiên đảm nhiệm.
3.4. Nghị viện châu ÂuCác thành viên của Nghị viện được phân bổ theo số lượng tương ứng với quy mô dân số của các nước thành viên. Hết nhiệm kỳ 5 năm, Nghị viện châu Âu tổ chức bầu cử nghị sĩ chung trong toàn EU nhưng người dân từng nước thành viên sẽ bầu nghị sĩ Nghị viện châu Âu riêng tại nước mình với số lượng theo quy định.
Nghị viện châu Âu có chức năng chính là cùng Hội đồng Bộ trưởng ban hành luật pháp, giám sát các cơ quan của Liên minh châu Âu, đặc biệt là Ủy ban châu Âu. Nghị viện có quyền thông qua hoặc bãi miễn các chức vụ ủy viên Ủy ban châu Âu; cùng Hội đồng Bộ trưởng có thẩm quyền đối với ngân sách, đối với việc chi tiêu của EU.
3.5. Tòa án Liên minh châu ÂuTòa án Công lý của Liên minh châu Âu (CJEU) thực hiện chức năng giải thích luật của Eu để đảm bảo rằng pháp luật được áp dụng đồng bộ ở tất cả các nước thành viên. Đồng thời, Tòa án giải quyết tranh chấp pháp lý giữa các quốc gia EU và các thể chế EU. Trong một vài trường hợp, Tòa án cũng có thể giải quyết các tranh chấp giữa các cá nhân, công ty hoặc tổ chức với một thể chế EU, nếu họ cảm thấy những thể chế này đang xâm phạm quyền lợi của họ.
Tòa án Công lý Liên minh châu Âu bao gồm 2 tòa là Tòa án Công lý và Tòa án Sơ thẩm châu Âu:
Tòa án Công lý: Xét xử các yêu cầu xét xử lại phán quyết sơ bộ từ các tòa án quốc gia, xét xử kháng cáo và ra quyết định hủy bỏ phán quyết.
Tòa án Sơ thẩm châu Âu: Tòa án này thụ lý các vụ tranh chấp giữa các bên có quốc tịch là thành viên của Liên minh châu Âu. Yêu cầu kháng án đối với một bản án của Tòa sơ thẩm châu Âu sẽ được gửi lên Tòa án Công lý châu Âu. Tòa án này chủ yếu giải quyết các vấn đề về luật cạnh tranh, viện trợ của nhà nước, thương mại, nông nghiệp, nhãn hiệu.
Xem thêm : 2 cách làm sữa đậu đen bằng máy đơn giản tại nhà
Tòa án Công lý có 27 thẩm phán đại diện cho mỗi quốc gia thành viên, được chỉ định bởi sự nhất trí của các chính phủ quốc gia với nhiệm kỳ 6 năm và có thể tái bổ nhiệm.
4. Vai trò của EU
Liên minh châu Âu có 4 vai trò chính, đó là: Đặt ra những chính sách nhân quyền, Nhà viện trợ lớn nhất thế giới, Bảo vệ an ninh toàn cầu, đóng góp vào hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu.
4.1. Đặt ra những chính sách nhân quyềnEU có vai trò hạn chế và ngăn chặn chiến tranh, các luật cấm phân biệt đối xử, quyền bình đẳng và tự do đi lại các nước trong khối EU. Ngoài ra, EU còn có các chính sách nhân quyền bao gồm: tự do ngôn luận, tra tấn, án tử hình. Ở các quốc gia, nơi mà con người có quyền lợi cao nhất, thì công cụ dân chủ và nhân quyền của EU luôn đáp ứng việc tăng cường sự tự do cơ bản và tôn trọng quyền con người.
Thể hiện tính độc lập tuyệt đối trong việc bầu cử, thúc đẩy dân chủ, nhân quyền và luật pháo trên thế giới thì việc quan sát bầu cử là một hoạt động quan trọng của EU. Bên cạnh đó tránh xung đột vũ trang, tạo điều kiện hòa bình là mục tiêu ý nghĩa và lớn nhất của liên minh châu Âu.
4.2. Nhà viện trợ lớn nhất thế giớiLiên minh châu Âu là tổ chức cung cấp viện trợ nước ngoài nhiều hơn bất kỳ tổ chức hiệp hội kinh tế nào khác trên thế giới. Với gói ODA trên toàn cầu thì EU và các nước thành viên đã cung cấp hơn một nửa. Nhờ sự đóng góp này mà hàng triệu người dân trên thế giới có được việc làm ổn định hơn rất nhiều.
Eu còn cung cấp viện trợ cho thiên tại, lũ lụt, hỏa hoạn, người tị nạn ở nhiều quốc gia. Các chương trình trợ giúp nhân đạo dựa trên tiêu chí: tổn thương vật chất, tinh thần và đánh giá nhu cầu tùy theo từng trường hợp. Ngoài ra, EU còn là một đơn vị phản ứng cực nhanh đối với các trường hợp SOS quốc tế.
4.3. Bảo vệ an ninh toàn cầuĐối với chính sách an ninh quốc phòng, EU luôn quan tâm đến các nhiệm vụ quân sự và dân sự trên thế giới theo hướng tích cực gồm các nhiệm vụ: đào tạo cảnh sát địa phương, quản lý biên giới,…
4.4. Đóng góp vào hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầuHầu hết các quốc gia EU đã tham gia ký kết đảm bảo thỏa thuận khí hậu toàn cầu có tính pháp lý. Đồng thời các quốc gia thành viên EU cũng đóng góp tài chính rất lớn để thực hiện các biện pháp thay đổi khí hậu cho các nước đang phát triển.
Mọi người cũng hỏi:
Câu hỏi 1: Liên minh châu Âu (EU) là gì và vai trò của nó là gì?
Trả lời: Liên minh châu Âu (European Union – EU) là một tổ chức quốc tế gồm 27 quốc gia thành viên tại châu Âu. Vai trò chính của EU là tạo ra một liên minh kinh tế, chính trị và xã hội để thúc đẩy hợp tác, bảo vệ quyền lợi của thành viên, và xây dựng một châu Âu ổn định, bền vững và thịnh vượng.
Câu hỏi 2: EU có vai trò gì trong việc quản lý kinh tế?
Trả lời: EU có vai trò quan trọng trong việc quản lý kinh tế bằng cách thiết lập chính sách kinh tế chung, quản lý đồng tiền chung (euro), và xây dựng thị trường chung. EU cũng hợp tác trong việc đảm bảo sự ổn định tài chính, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo điều kiện tốt cho việc kinh doanh và đầu tư.
Câu hỏi 3: EU đóng vai trò gì trong việc quản lý chính trị và an ninh?
Trả lời: EU có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hòa bình, an ninh và ổn định tại châu Âu và trên thế giới. Các nước thành viên cùng hợp tác trong các vấn đề như quản lý di cư, chống khủng bố, phòng ngừa xung đột, và xây dựng các quan hệ đối tác với các khu vực khác trên thế giới.
Câu hỏi 4: EU đóng vai trò gì trong việc bảo vệ môi trường và thúc đẩy phát triển bền vững?
Trả lời: EU có vai trò quan trọng trong việc xây dựng các chính sách và quy định về bảo vệ môi trường, giảm khí nhà kính, và thúc đẩy phát triển bền vững. EU thường thúc đẩy sử dụng nguồn năng lượng tái tạo, hợp tác trong việc kiểm soát ô nhiễm và giảm tác động của biến đổi khí hậu.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp