Những thắc mắc của sinh viên năm nhất khi xa nhà 2023

Video những thắc mắc của sinh viên năm nhất

Khi đi học xa nhà, tân sinh viên có những thắc mắc mà không có câu trả lời xứng đáng. Trong bài viết này, Tài Liệu Học Tập gửi đến các em những thắc mắc của sinh viên năm nhất thường gặp nhất. Đây là những câu hỏi mà các anh chị sinh viên đang học và đã ra trường từng gặp phải, gửi đến các em. Hy vọng các em sẽ đỡ bỡ ngỡ khi là tân sinh viên năm nhất.

Những thắc mắc của sinh viên năm nhất khi xa nhà
10 thắc mắc của sinh viên năm nhất khi xa nhà

Những thắc mắc của sinh viên năm nhất thường gặp

Đây là những câu hỏi, thắc mắc thường thấy của mình, anh chị sinh viên đã qua năm nhất đại học gửi đến cho các em bao gồm 10 vấn đề sinh viên năm nhất cần quan tâm . Hy vọng các em nếu gặp trường hợp tương tự thì sẽ có cách giải quyết hợp lý.

Học đại học có khó không ?

Học đại học không khó, người cảm thấy khó là người không học . Học đại học thường đòi hỏi sự nỗ lực, tận dụng thời gian và ý chí để học tập và hoàn thành các bài tập, bài kiểm tra và dự án. Tuỳ theo chương trình giảng dạy ở mỗi trường sẽ có mức độ cạnh tranh về thành tích học tập khác nhau. Có một số em sẽ cảm thấy áp lực vì thành tích của bạn bè dẫn đến việc học đại học cảm thấy khó khăn. Tuy nhiên nếu các em hạ thấp mục tiêu phù hợp với khả năng của mình thì học tập sẽ thoải mái và dễ đạt được mục tiêu hơn. Các giảng viên trên đại học đều tạo điều kiện cho sinh viên trong quá trình học tập.

Ghi nhớ:

“Hãy ngủ quên trên giảng đường,đừng ngủ quên trên giường”

Học đại học có khó không - Những điều thắc mắc sinh viên năm nhất
Học đại học có khó không ? Khó khi không đi học

Sinh viên năm nhất cần chuẩn bị những gì khi vào đại học ?

Lên học đại học là chúng ta đã xa gia đình bố mẹ, không còn được bố mẹ nấu cơm cho ăn, nhắc nhở khi đi ngủ muộn. Do vậy các em cần chuẩn bị kỹ những thứ sau đây để không bị bỡ ngỡ, lo lắng hay tiền mất tật mang khi đi học xa nhà.

  1. Nơi ở: nhà trọ, ký túc xá, nhà người quen..
  2. Phương tiện di chuyển là gì ?
  3. Đồ dùng sinh hoạt: Quần áo, giày dép, chăn gối,….
  4. Đồ dùng học tập: Laptop, điện thoại, sách,vở…
  5. Tiền

Sinh viên năm nhất học những môn gì ?

Tuỳ theo từng trường đại học sẽ có những môn học đại cương mà sinh viên năm nhất cần học khác nhau. Tuy nhiên, đối với các trường công lập thì các môn học đại cương thì gần như giống nhau. Do vậy, các bạn có thể tham khảo giáo trình trường khác có cùng môn học với trường mình. Dưới đây là một số môn học đại cương mà sinh viên năm nhất thường học:

  1. Triết học
  2. Giải tích
  3. Xác suất thống kê
  4. Tiếng anh, tiếng pháp,…
  5. Toán cao cấp
  6. Vật lý đại cương
  7. Hóa học đại cương

Xem thêm: Cách viết tiểu luận cho sinh viên năm nhất

Sinh viên năm nhất học quân sự bao lâu ?

Mỗi trường đại học sẽ quy định thời gian học quân sự khác nhau có thể học năm nhất, năm 2 hoặc năm 3. Thông thường thời gian học quân sự năm nhất sẽ diễn ra khoảng 2 tuần đến 1 tháng. Địa điểm có thể là ở ký túc xã của trường hoặc một cơ sở khác ví dụ như: trường Đại học Hà Nội học quân sự tại Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội.

Sinh viên năm nhất học quân sự bao lâu ?
Sinh viên năm nhất học quân sự bao lâu ? Khoảng 2 tuần đến 1 tháng

Sinh viên năm nhất có được chuyển ngành không ?

Sau thời gian đầu học tập tại trường đại học, nhiều em cảm thấy mình không phù hợp với ngành này và muốn chuyển sang ngành khác. Vậy sinh viên năm nhất có được chuyển ngành không ? Câu trả lời là không. Theo khoản 1, Điều 16 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT thì sinh viên năm nhất không được chuyển ngành đào tạo của mình.

Các bạn có thể tham khảo thêm trong bài viết sau:

https://thuvienphapluat.vn/chinh-sach-phap-luat-moi/vn/thoi-su-phap-luat/tu-van-phap-luat/48844/sinh-vien-nam-nhat-co-duoc-phep-chuyen-nganh-dao-tao-khong

4,5 năm học đại học hết bao nhiêu tiền ?

Tuỳ theo học phí của từng trường và chi tiêu hằng ngày của các em sẽ tính được 4,5 học đại học hết bao nhiêu tiền. Sau đây chi phí học 4 năm đại học giao thông vận tải-ngành kỹ thuật xây dựng công trình giao thông của 1 sinh viên:

Tiền học phí: số tiến chỉ X số tiền/1 tiến chỉ= 354.000đ X 120 tín chỉ = 42,480,000 đồng ( Số tiền/tiến chỉ của mỗi trường khác nhau )

Tiền trọ: (trung bình 1,2 triệu/tháng): 1,200,000 đồng X 48 (tháng)= 57.600.000 đồng

Tiền ăn: ( trung bình 40 đồng/ngày): 40,000,000 đồng X 365 ngày X 4 năm = 58.400.000 đồng ( Lưu ý: Các em có thể trừ đi 2 tháng nghỉ hè mỗi năm)

Chi phí phát sinh: 300,000 đồng X 48 tháng= 14.400.000 đồng ( tiền đi chơi với người yêu, gặp bạn bè uống trà đá,vé xe buýt, quần áo, quỹ lớp, sách vở, đồ dùng cá nhân ..)

Tổng số tiền 4 năm học đại học dự kiến = 42,4800,000 + 57,600,000 + 58,400,000 + 14,400,000 = 172.880.000 đồng.

Sinh viên năm nhất có nên đi làm thêm hay không ?

Quan điểm đi làm thêm của sinh viên năm nhất vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều. Theo ý kiến cá nhân của mình thì sinh viên năm nhất không nên đi làm thêm. Nếu đi làm thêm chỗ người quen, họ hàng thì được chứ năm nhất các bạn còn thiếu kinh nghiệm rất dễ bị lừa. Đã có rất nhiều trường hợp đi làm thêm bị quỵt tiền, lao động rất vất vả mà không được trả lương. Nếu vẫn muốn đi làm thêm hãy lưu ý thật kỹ những điều sau:

  1. Kiểm tra thật kỹ thông tin công ty, nơi làm việc
  2. Không đặt cọc hoặc trả tiền trước
  3. Hỏi thông tin chi tiết về công việc
  4. Chú ý đến những lời khuyên từ các sinh viên khác
  5. Không chấp nhận việc làm liên quan đến vi phạm pháp luật
  6. Yêu cầu hợp đồng và giấy tờ liên quan
  7. Sử dụng kênh tìm việc làm tin cậy
  8. Tìm hiểu về quy định về việc làm thêm của trường
Sinh viên năm nhất có nên đi làm thêm hay không ?
Sinh viên năm nhất có nên đi làm thêm hay không ?

Sinh viên năm nhất có nên ở cùng bạn thân không ?

Tùy thuộc vào tình bạn và tính cách của bạn thân, không phải lúc nào sống chung cũng là một lựa chọn tốt. Có nhiều trường hợp bạn thân ở cùng nhau xảy ra cãi vã rồi mỗi người một nơi. Tuy nhiên đối với sinh viên năm nhất thì vẫn nên ở cùng bạn thân bởi vì nếu không có người quen ở cùng thì bạn thân là người bạn có thể tin tưởng nhất. Hãy cảm thông những tật xấu của nhau, chia sẻ những điều khó nói để ở với nhau lâu hơn. Những lưu ý khi ở cùng bạn thân mà mình chia sẻ lại cho các bạn như sau:

  1. Tiền nong rõ ràng
  2. Đồ ăn ở quê gửi lên phải rõ ràng
  3. Đồ dùng của ai thì người đó quản lý, có mượn có trả
  4. Hiểu và thấu hiểu những điều khó nói với nhau
  5. Chia sẻ niềm vui cùng nhau
  6. Đi chơi cùng nhau
Sinh viên năm nhất có nên ở cùng bạn thân không ?
Sinh viên năm nhất có nên ở cùng bạn thân không ?

Sinh viên năm nhất có nên yêu hay không ?

Việc yêu hay không yêu là quyết định cá nhân của mỗi sinh viên. Có thể yêu một người có thể mang lại niềm vui và hạnh phúc, tạo khoảng thời gian thư giãn và giữ gìn sự cân bằng trong cuộc sống. Tuy nhiên, cũng cần nhớ rằng sinh viên năm nhất thường đang cố gắng thích ứng với môi trường học tập mới và có rất nhiều trách nhiệm với việc học. Do đó, việc yêu có thể tạo ra những áp lực và gây phân tâm khỏi việc học. Nếu sinh viên cảm thấy sẵn sàng và có khả năng quản lý cả tình yêu và học tập, thì việc yêu có thể là một trải nghiệm tốt và ý nghĩa. Tuy nhiên, nếu cảm thấy bị áp lực và khó khăn trong việc cân bằng giữa học và tình yêu, sinh viên năm nhất có thể chờ đến khi họ cảm thấy ổn định hơn trong việc học để tránh ảnh hưởng đến thành tích học tập của mình. Quan trọng nhất là sinh viên cần đặt mục tiêu học tập của mình lên hàng đầu và chỉ yêu khi thực sự sẵn sàng và có thể điều hành cả hai mặt trong cuộc sống.

Sinh viên năm nhất có nên yêu hay không ?
Sinh viên năm nhất có nên yêu hay không ? Học là quan trọng nhất-Yêu là thứ 2

Trên đây là những thắc mắc thường gặp của sinh viên năm nhất khi đi học xa nhà. Đại học là cả 1 quá trình dài và cố gắng của các em tân sinh viên, anh hy vọng các em sẽ có một quãng thời gian sinh viên thật tuyệt vời và những kỷ niệm khó quên.

Tham gia group Tài Liệu Học Tập để lấy đề thi các bạn nhé !