Pháp luật quy định như thế nào về nợ xấu?

Trên thực tế trong hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng chúng ta thấy rằng nợ xấu là điều mà các tổ chức tín dụng đặc biệt quan tâm. Vì nợ xấu ảnh hưởng rất lớn đến việc đảm bảo an toàn trong hoạt động cấp tín dụng. Vậy việc nợ xấu được quy định như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này cụ thể như sau.

I. Nợ xấu là gì?

Nợ xấu được hiểu là các khoản nợ khó đòi khi người vay không thể trả nợ khi đến hạn phải thanh toán như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Cụ thể, nếu quá thời gian quá hạn thanh toán trên 90 ngày thì bị coi là nợ xấu.

cac nhom no xau min(1)

Theo khoản 8 Điều 3 Thông tư 11/2021/TT-NHNN, nợ xấu (NPL) là nợ xấu nội bảng, gồm nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 quy định tại Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN.

Như vậy, Nợ xấu có thể hiểu là các khoản nợ khó đòi, và khi đến hạn phải thanh toán người vay không thể trả nợ như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Và thời gian quá hạn thanh toán trên 3 tháng (90 ngày) thì bị coi là nợ xấu.

II. Cách phân loại nợ xấu

Căn cứ theo Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN, được sửa đổi bởi Điều 1 Thông tư 09/2014/TT-NHNN các tổ chức tín dụng thực hiện phân loại nợ theo 05 nhóm như sau:

Theo đó, dù sử dụng phương pháp nào thì nợ cũng được phân thành 05 nhóm và nợ ở nhóm 3, 4 và 5 được xem xét là nợ xấu. Trong đó, nợ nhóm 3 là nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nhóm 4 là nợ nghi ngờ và nợ nhóm 5 là nợ có khả năng mất vốn.

Tuỳ vào phương pháp cam kết ngoại bảng mà nợ được phân loại như sau:

Phân loại Phương pháp định lượng Phương pháp định tính Nhóm 1

– Nợ trong hạn, có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn.

– Quá hạn dưới 10 ngày, được đánh giá có khả năng thu hồi cả gốc và lãi bị quá hạn và gốc, lãi còn lại đúng hạn…

Được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn. Nhóm 2

– Nợ quá hạn đến 90 ngày trừ nợ ở nhóm 1 và khoản nợ được phân loại vào nhóm có rủi ro cao hơn.

– Được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu còn trong hạn trừ nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ và nợ được phân loại vào nhóm có rủi ro cao hơn…

Đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ. Nhóm 3

– Nợ quá hạn từ 9 – 180 ngày trừ nợ được phân loại vào nhóm có rủi ro cao hơn.

– Nợ gia hạn lần đầu còn trong hạn trừ nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ và nợ được phân loại vào nhóm có rủi ro cao hơn.

– Nợ được miễn/giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo thoả thuận giữa các bên trừ nợ được phân loại vào nhóm có rủi ro cao hơn…

– Nợ trong thời gian thu hồi theo quyết định hoặc phải thu hồi trước hạn, nợ bị phân vào nhóm 3… mà chưa thu hồi được trong thời gian dưới 30 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi.

– Đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn và các khoản nợ được đánh giá là có khả năng tổn thất.

– Nợ được phân loại vào nhóm 3 theo kết quả thanh tra, giám sát, thông tin tín dụng có liên quan.

Nhóm 4

– Quá hạn từ 181 – 360 ngày trừ nợ được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro cao.

– Nợ cơ cấu lại thời hạn đến 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lần đầu trừ nợ được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro cao.

– Nợ phải thu hồi theo quyết định thanh tra, kiểm tra nhưng quá hạn thu hồi đến 60 ngày chưa thu hồi được.

– Nợ phải thu hồi trước hạn theo quyết định của ngân hàng do khách vi phạm thỏa thuận với ngân hàng mà chưa thu hồi được trong thời gian từ 30 – 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi…

– Được đánh giá là có khả năng tổn thất cao.

– Nợ được phân loại vào nhóm 4 theo kết quả thanh tra, giám sát, thông tin tín dụng có liên quan.

Nhóm 5

– Nợ quá hạn trên 360 ngày.

– Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 91 ngày trở lên theo thời hạn được cơ cấu lần đầu.

– Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu theo thời hạn được cơ cấu lần thứ hai.

– Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba theo thời hạn được cơ cấu lần thứ ba…

– Được đánh giá là không còn khả năng thu hồi, có khả năng mất vốn.

– Nợ được phân loại vào nhóm 5 theo kết quả thanh tra, giám sát, thông tin tín dụng có liên quan.

Theo đó, dù sử dụng phương pháp nào thì nợ cũng được phân thành 05 nhóm và nợ ở nhóm 3, 4 và 5 được xem xét là nợ xấu. Trong đó, nợ nhóm 3 là nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nhóm 4 là nợ nghi ngờ và nợ nhóm 5 là nợ có khả năng mất vốn.

Như vậy, có thể thấy, dù phân loại theo phương pháp nào, nợ xấu là nợ được đánh giá là khoản nợ mà khách hàng khó có khả năng trả nợ cho ngân hàng và thậm chí có thể “mất trắng” do khách hàng không có khả năng trả nợ gốc và lãi phát sinh.

III. Những ảnh hưởng do nợ xấu mang lại thế nào?

Những khách hàng nằm trong các nhóm nợ 3, 4, 5 sẽ rất khó để tiếp tục vay vốn tại các ngân hàng hay một công ty tín dụng nào khác. Đối với một số tổ chức tín dụng hay ngân hàng khó thì họ sẽ không cho đối tượng thuộc các nhóm này vay tiền nữa.

no xau ngan hang co sao khong

Những thông tin về người vay nợ xấu, gồm: các khoản đã vay, khoản vay nợ hiện tại, thời gian nợ quá hạn, họ tên người vay, nơi vay vốn sẽ được lưu lại trên trung tâm tín dụng là CIC trong thời hạn từ 03 – 05 năm sau khi người vay đã thanh toán đủ cả lãi lẫn gốc.

IV. Một số giải đáp về nợ xấu

1. Nợ xấu có mua nhà trả góp được không?

Để có thể được xét mua nhà trả góp ở Việt Nam thì cần đáp ứng những quy định như sau:

– Công dân Việt Nam sinh sống và làm việc tại Việt Nam

– Tuổi từ 18 trở lên và không quá 65 tuổi (đối với quy định về độ tuổi thì tùy vào từng ngân hàng sẽ có độ tuổi quy định khác nhau)

– Chứng minh nguồn thu nhập hàng tháng (trường hợp đã lập gia đình thì sẽ chứng minh nguồn thu nhập của cả 02 vợ chồng) bằng các hồ sơ tương ứng với thu nhập như (lương, hộ kinh doanh, bất động sản cho thuê…)

– Trường hợp vay trả góp căn hộ thì căn hộ thế chấp phải thuộc ngân hàng có liên kết hoặc hợp tác với chủ đầu tư dự án

– Người mua cần có ít nhất 30% giá trị bất động sản (tùy theo dự án quy định)

– Lịch sử tín dụng (CIC) trong vòng 12 tháng gần nhất không phát sinh nợ xấu nhóm 2 và 5 năm gần nhất không phát sinh nợ xấu nhóm 3,4,5.

Như vậy, khi bạn phát sinh nợ xấu trong 06 tháng thì việc mua nhà trả góp sẽ rất khó khăn. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể mua nhà trả góp khi có phát sinh nợ xấu trong những trường hợp sau đây:

– Những khoản nợ với số tiền nhỏ như dưới 50 triệu thì có thể xem xét cho vay mua nhà

– Có đơn xác nhận của ngân hàng cho vay là do lỗi nhân viên, lỗi hệ thống

– Đã thanh toán hết số tiền nợ xấu trước khi làm hồ sơ vay mua nhà đất

Vậy câu hỏi đặt ra là, có ngân hàng nào cho khách hàng bị nợ xấu vay tiền không? Như phân tích ở trên, hiện có 05 nhóm nợ và nhóm nợ số 3, 4, 5 mới được xem là nợ xấu. Còn nhóm 1, nhóm 2 vẫn được xem là nhóm nợ có khả năng thu hồi.

Do đó, có thể khẳng định bị nợ xấu là nợ nhóm 3, 4, 5 và khách hàng sẽ không được ngân hàng xét duyệt cho vay. Tuy nhiên, nếu khách hàng đó đã được xoá nợ xấu thì hoàn toàn được phép vay vốn ngân hàng.

Tức là, nếu hiện đang bị phân vào danh sách nợ xấu thì khách hàng sẽ không được vay vốn ngân hàng nhưng nếu đã được xóa nợ xấu thì ngân hàng hoàn toàn có thể xét duyệt cho vay vốn bình thường.

2. Nợ xấu có vay tiền ngân hàng được không?

Vậy câu hỏi đặt ra là, có ngân hàng nào cho khách hàng bị nợ xấu vay tiền không? Như phân tích ở trên, hiện có 05 nhóm nợ và nhóm nợ số 3, 4, 5 mới được xem là nợ xấu. Còn nhóm 1, nhóm 2 vẫn được xem là nhóm nợ có khả năng thu hồi.

Do đó, có thể khẳng định bị nợ xấu là nợ nhóm 3, 4, 5 và khách hàng sẽ không được ngân hàng xét duyệt cho vay. Tuy nhiên, nếu khách hàng đó đã được xoá nợ xấu thì hoàn toàn được phép vay vốn ngân hàng.

Tức là, nếu hiện đang bị phân vào danh sách nợ xấu thì khách hàng sẽ không được vay vốn ngân hàng nhưng nếu đã được xóa nợ xấu thì ngân hàng hoàn toàn có thể xét duyệt cho vay vốn bình thường.

3. Bị vướng nợ xấu khi nào thì được xóa lịch sử nợ xấu?

Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Thông tư 03/2013/TT-NHNN quy định về hạn chế khai thác thông tin tín dụng như sau:

“Điều 11. Hạn chế khai thác thông tin tín dụng

1. Thông tin tiêu cực về khách hàng vay chỉ được sử dụng để tạo lập sản phẩm thông tin tín dụng trong thời gian tối đa 05 năm, kể từ ngày kết thúc thông tin tiêu cực đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”

no xau la gi min(1)

Theo đó, thông tin về lịch sử nợ xấu của khách hàng được lưu giữ trong thời gian tối đa 05 năm trên hệ thống của Trung tâm Thông tin Tín dụng quốc gia Việt Nam CIC. Do đó, lịch sử tín dụng về nợ xấu sẽ được CIC xóa kể từ ngày kết thúc thông tin tiêu cực tức là ngày bạn tất toán khoản vay.

4. Những lưu ý để phòng tránh nợ xấu

Vậy để tránh rơi vào nợ xấu không đáng có, chúng ta cần lưu ý 4 điều sau:

– Trả nợ đúng hạn: Sử dụng các ứng dụng quản lý và tra cứu khoản vay/ thẻ tín dụng nhanh, giúp bạn thanh toán khoản vay/ nợ thẻ tín dụng trực tuyến dễ dàng và đặt lịch hẹn để trả nợ đúng ngày.

– Không vay tiêu dùng nhiều nơi: Hạn chế việc quên các khoản vay gây nợ xấu.

– Tuyệt đối không chia sẻ thông tin cá nhân và mã OTP cho bất kỳ ai: Tránh tình trạng kẻ xấu lợi dụng dùng thông tin của bạn đi vay nợ.

– Đảm bảo nợ cần trả hàng tháng không quá 50% thu nhập.

Nếu quý khách cần một đơn vị hỗ trợ pháp lý trong việc tư vấn , hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất. Ngoài việc tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến yêu cầu của quý khách hàng, chúng tôi còn trực tiếp soạn thảo hồ sơ, đại diện cho khách hàng làm việc với cơ quan nhà nước cho đến khi nhận được kết quả cuối cùng.

Chúng tôi sẽ cung cấp cho quý khách hàng dịch vụ uy tín và chất lượng, tiết kiệm thời gian nhanh chóng với mức chi phí phải chăng, phù hợp với từng đối tượng khách hàng khác nhau.

NPLaw tự tin với đội ngũ chuyên viên tư vấn, luật sư có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xin cấp giấy phép sẽ mang đến cho quý khách những trải nghiệm tốt nhất khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi.

Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc về Nợ xấu là gì? NPLaw gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLaw theo thông tin liên hệ sau:

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú

Hotline: 0913449968

Email: legal@nplaw.vn