Xác định nơi đăng ký hộ khẩu thường trú? Cách ghi như thế nào?

Đăng ký hộ khẩu thường trú là là vấn đề quan trọng, mang tính chất bắt buộc mà mọi công dân phải thực hiện. Dưới đây là bài phân tích về việc xác định hộ khẩu thường trú và cách ghi.

Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568

1. Các vấn đề liên quan đến đăng ký hộ khẩu thường trú:

– Đăng ký hộ khẩu thường trú là loại giấy tờ ghi nhận thông tin đăng ký thường trú, trong đó có ghi đầy đủ thông tin cơ bản của mỗi cá nhân trong hộ gia đình như thông tin về họ và tên, ngày tháng năm sinh, nghề nghiệp, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.

– Đăng ký hộ khẩu thường trú có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với cá nhân người thực hiện thông báo lưu trú và cơ quan chức năng địa phương nơi có cá nhân lưu trú.

+ Đối với cá nhân thực hiện đăng ký hộ khẩu thường trú: Việc thực hiện đăng ký hộ khẩu thường trú giúp người dân được Nhà nước công nhận việc di dời khỏi nơi thường trú đến địa phương khác. Khi đăng ký hộ khẩu thường trú, người dân sẽ được hưởng các chính sách của Nhà nước về việc hỗ trợ trong những trường hợp đặc biệt. Hơn nữa, trong nhiều lĩnh vực, để có thể tiến hành các thủ tục hành chính một cách trơn tru và khách quan, công dân phải thông báo lưu trú tại địa phương mà mình sinh sống: Xin hưởng chế độ thai sản, rút bảo hiểm xã hội một lần,…Có thể hiểu, đăng ký hộ khẩu thường trú là việc Nhà nước công nhận địa điểm cư trú hợp pháp của người dân, người dân sẽ được pháp luật bảo hộ, Nhà nước bảo vệ tại nơi mà mình lưu trú. Nếu cá nhân đến một địa phương, sinh sống, làm việc ở đó ổn định lâu dài mà không đăng ký hộ khẩu thường trú, sẽ khiến cơ quan chức năng có thẩm quyền không nắm bắt được thông tin của công dân. Do đó, người dân sẽ không được đảm bảo bảo hộ tại địa phương đó. Đăng ký hộ khẩu thường giúp người dân tự do sinh sống tại địa phương bất kỳ trong một khoảng thời gian nhất định. Không thực hiện thông báo, các quyền lợi liên quan đến việc đảm bảo của các cá nhân sẽ không được tiến hành, bảo hộ.

+ Với Nhà nước: Đăng ký hộ khẩu thường trú giúp Nhà nước quản lý người dân một cách rõ ràng. Bởi chỉ khi đăng ký hộ khẩu thường trú, Nhà nước mới công nhận chỗ ở hợp pháp của người dân và đưa ra những biện pháp hỗ trợ pháp lý kịp thời theo quy định của pháp luật (Chính quyền địa phương chỉ có thể nắm bắt được dân số khi người dân đăng ký tạm trú tại địa phương của họ). Đăng ký hộ khẩu thường trú, Nhà nước sẽ nắm bắt được tình hình cư trú của người dân. Tại mỗi tỉnh thành, Nhà nước sẽ đưa ra phương hướng hỗ trợ khác nhau. Do đó, đăng ký hộ khẩu thường trú có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc quản lý dân cư, xã hội của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền . Về nguyên tắc, Nhà nước quản lý đời sống người dân. Vì vậy, chỉ khi nắm bắt được chỗ ở của họ, Nhà nước mới đảm bảo đời sống an sinh xã hội an toàn cho họ, đồng thời góp phần đảm bảo trật tự dân số, an sinh xã hội. Khi người dân đến một địa phương bất kỳ mà không thực hiện thông báo lưu trú, cơ quan chức năng tại địa phương đó không nắm bắt được thông tin, tình hình lưu trú của cá nhân. Mà trong thực tế, có rất nhiều trường hợp rủi ro phát sinh xảy ra: Trộm cắp, lừa đảo, hành hung,…Việc nắm bắt được thông tin lưu trú giúp cơ quan chức năng ở từng địa phương đưa ra các biện pháp hỗ trợ kịp thời khi xảy ra mâu thuẫn hay trường hợp rủi ro không mong muốn.

Có thể thấy, đăng ký hộ khẩu thường trú là một trong những phương thức tự bảo vệ quyền lợi của người dân; nó là phương thức giúp quản lý dân cư và trật tự an toàn xã hội của các địa phương trên đất nước Việt Nam. Quy định chặt chẽ về việc đăng ký hộ khẩu thường trú giúp Nhà nước quản lý được tình hình dân cư (các đối tượng đến và đi khỏi địa phương mình), tránh tình trạng gây rối trật tự an toàn xã hội do việc cư trú tựu do. Cùng với đó, quyền lợi của người cư trú cũng như người dân xung quanh cũng được đảm bảo.

– Xác định nơi đăng ký hộ khẩu thường trú có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với công tác quản lý dân cư, xã hội của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên, hiện nay, rất nhiều người dân vẫn băn khoăn về việc xác định nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.

2. Xác định nơi đăng ký hộ khẩu thường trú và cách ghi:

2.1. Xác định nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:

– Hiện nay, song song với sự phát triển của kinh tế xã hội, Nhà nước cũng đưa ra những quy định mới, thay đổi về các thủ tục hành chính. Theo đó, các thủ tục hành chính sẽ được số hóa lên Cổng thông tin hành chính quốc gia. Việc chuyển đổi này giúp các thủ tục hành chính diễn ra đơn giản, ngắn gọn hơn, không mất nhiều thời gian, công sức của người dân cũng như cơ quan chức năng có thẩm quyền. Đồng thời, việc thông tin, số hóa các thủ tục hành chính giúp cơ quan Nhà nước nắm bắt được mọi thông tin cư trú của người dân, từ đó đưa ra các biện pháp quản lý dân cư phù hợp. Điều này góp phần quan trọng trong việc quản lý an sinh xã hội, đảm bảo trật tự an ninh công cộng hiện nay.

– Để thực hiện chính sách số hóa các thủ tục hành chính đó, Nhà nước đã tiến hành sửa đổi Luật cư trú. Theo đó, Luật cư trú 2020 đưa ra những quy định cụ thể về việc thu hồi sổ hộ khẩu trong những trường hợp nhất định.

– Theo quy định tại Điều 38 Luật Cư trú 2020, thì: Kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đã được cấp vẫn được sử dụng và có giá trị như giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú theo quy định của Luật này cho đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022.

Trường hợp thông tin trong Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú khác với thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú thì sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú.

Khi công dân thực hiện các thủ tục đăng ký, khai báo về cư trú dẫn đến thay đổi thông tin trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú thì cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thu hồi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã cấp, thực hiện điều chỉnh, cập nhật thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú theo quy định của Luật này và không cấp mới, cấp lại sổ hộ khẩu, sổ tạm trú.”

– Theo quy định của Nhà nước, với các trường học sau thì công dân sẽ bị thu hồi sổ hộ khẩu: Điều chỉnh thông tin trong cơ sở dữ liệu về cư trú; Tách hộ; Xóa đăng ký thường trú; Đăng ký tạm trú; gia hạn tạm trú; Xóa đăng ký tạm trú. Như vậy, không phải tất cả sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đều bị thu hồi, mà chỉ khi người dân đi làm các thủ tục nêu trên thì mới bị thu hồi. Thực tế, việc hộ gia đình hay thành viên trong hộ thực hiện một trong các thủ tục hành chính này đều làm thay đổi thông tin trong sổ hộ khẩu, dẫn đến thông tin trong sổ hộ khẩu khác thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú, vậy nên Nhà nước tiến hành thu sổ hộ khẩu. Luật Cư trú 2020, từ ngày 01/7/2021, sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã được cấp vẫn được sử dụng và có giá trị như giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú theo quy định của Luật này cho đến hết ngày 31/12/2022.

– Như vậy, với sự thay đổi về cách thức quản lý thông tin cư trú hiện nay, thì địa chỉ thường trú ghi trong sổ hộ khẩu cũng chưa hẳn đã là thông tin chính xác. Trên thực tế, Cơ sở dữ liệu về cư trú mới là nơi cập nhật thông tin cuối cùng và chính xác nhất về địa chỉ thường trú của công dân. Vậy nên, trong quá trình cập nhập thông tin cho cơ quan chức năng có thẩm quyền, người dân cần phải thực hiện tiến hành khai địa chỉ thường trú trên hồ sơ, giấy tờ theo thông tin trên Cơ sở dữ liệu về cư trú.

2.2. Cách ghi khi đăng ký hộ khẩu thường trú:

– Đăng ký hộ khẩu thường trú là việc làm bắt buộc của các cá nhân để Nhà nước có thể nắm bắt được tình hình dân cư tại địa phương. Hiện nay, việc xác định hộ khẩu thường trú có những sự thay đổi nhất định. Tuy nhiên, các cá nhân cũng cần cung cấp những thông tin cụ thể nhằm phục vụ cho công tác quản lý dân cư. Đồng thời, những thông tin đó phải được cập nhật một cách đầy đủ, chính xác.

– Khi đăng ký hộ khẩu thường trú, cá nhân cần cung cấp những thông tin nhất định sau để củng cố cho bộ hồ sơ của mình, đó là: hồ sơ cư trú; Nơi thường trú, thời gian bắt đầu đến thường trú; lý do, thời điểm xóa đăng ký thường trú; Nơi tạm trú, thời gian bắt đầu đến tạm trú, thời gian tạm trú; lý do, thời điểm xóa đăng ký tạm trú; Tình trạng khai báo tạm vắng, thời gian tạm vắng; Nơi ở hiện tại, thời gian bắt đầu đến nơi ở hiện tại; Nơi lưu trú, thời gian lưu trú….