Nhận thức về an ninh phi truyền thống
Theo nhận thức mới, an ninh quốc gia không nên hiểu theo nghĩa hẹp là bảo vệ Nhà nước trước những cuộc tấn công quân sự qua biên giới lãnh thổ, mà còn phải đối mặt với những thách thức phi truyền thống, như an ninh môi trường, an ninh mạng, an ninh lương thực, an ninh khí hậu, an ninh thị trường, an ninh năng lượng, an ninh tiền tệ, an ninh về sở hữu trí tuệ, an ninh công nghệ, an ninh về giáo dục, an ninh về y tế, an ninh tài nguyên – môi trường…
Bạn đang xem: An ninh phi truyền thống và những vấn đề đặt ra hiện nay
Các thách thức an ninh phi truyền thống đặt ra nhiều khó khăn cho công tác quản trị của tất cả quốc gia. An ninh phi truyền thống tại khu vực Đông Nam Á và Việt Nam có tính chất rất khác so với các khu vực khác trên thế giới, do đây là khu vực có địa chính trị đặc biệt quan trọng, trong đó sự tranh chấp ảnh hưởng giữa các cường quốc là yếu tố chính ảnh hưởng đến toàn khu vực; kết hợp với nội tại khu vực Đông Nam Á là khu vực có nhiều quốc gia đang phát triển, tiềm ẩn nhiều yếu tố bất ổn định, dễ tác động đến an ninh quốc gia của mỗi nước.
Biểu hiện rõ ràng nhất của an ninh phi truyền thống thời gian vừa qua là cách thức các quốc gia ứng phó với đại dịch Covid-19, khi hầu hết các quốc gia đều hạn chế tự do đi lại, tiếp xúc, thiết lập các khu cách ly, khu điều trị trên diện rộng, từ đó kéo theo một loạt các vấn đề về an sinh xã hội, phát triển kinh tế, thâm hụt GDP…, dẫn đến nguy cơ mất an ninh quốc gia luôn hiện hữu.
Tại Việt Nam, an ninh phi truyền thống tại các khu công nghiệp trong thời gian chống dịch Covid-19 và phục hồi sau dịch là vấn đề rất nóng, do tác động của Covid-19 nhiều vấn đề phát sinh đến việc làm, đời sống công nhân tác động lên công tác quản lý an sinh trong các khu công nghiệp.
Để giảm thiểu tối đa những tác động của nó, yêu cầu phát hiện, xử lý, khắc phục kịp thời các vấn đề nội tại là yêu cầu cao nhất với tôn chỉ “giữ vững bên trong là chính”, bảo đảm an ninh quốc gia từ sớm, từ xa, an ninh chủ động.
An ninh phi truyền thống đặt nhiệm vụ quan trọng
Xem thêm : Sau khi nôn say rượu nên ăn gì, uống gì để cơ thể nhanh hồi phục?
Có thể khái quát những thách thức an ninh phi truyền thống tác động đến tình hình kinh tế, xã hội chủ yếu như sau:
(1) An ninh khí hậu: Tác động rõ nhất là về biến đổi khí hậu, được biểu hiện rõ nhất là số cơn bão mạnh có chiều hướng gia tăng, quỹ đạo của bão dị thường; hạn hán có xu hướng mở rộng, xảy ra nhiều đợt nắng nóng, rét đậm, rét hại kéo dài kỷ lục. Việt Nam được đánh giá là 1 trong 5 quốc gia trọng điểm chịu tác động của biến đổi khí hậu.
(2) An ninh năng lượng là vấn đề đáng báo động: Theo đó, trung bình mỗi năm, nhu cầu sử dụng năng lượng ở Việt Nam tăng gấp 2 lần, trong khi đó khả năng đáp ứng chỉ đạt khoảng 60%. Vì thế, việc nhập khẩu năng lượng là điều khó tránh, dẫn đến phụ thuộc vào một số quốc gia.
(3) Về an ninh lương thực. Tuy là một trong các nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, nhưng tính chất và trình độ phát triển chưa tương xứng, khiến chúng ta luôn phải đối mặt với nguy cơ mất an ninh lương thực.
(4) Về an ninh tài nguyên – môi trường: Trong đó vấn đề an ninh nguồn nước là đáng quan tâm nhất.
(5) An ninh mạng đã, đang là vấn đề nổi cộm hiện nay khi tội phạm công nghệ cao gia tăng, diễn biến phức tạp, sử dụng không gian mạng tuyên truyền, chống phá Đảng, Nhà nước và khối đại đoàn kết toàn dân tộc; tấn công phá hoại, gây đình trệ hạ tầng công nghệ thông tin. Ngoài ra, còn một số biểu hiện khác, như tội phạm xuyên quốc gia; mua, bán người; phức tạp nhất là tội phạm ma túy tại các địa bàn biên giới.
(6) An ninh tiền tệ: Việc chuyển hàng chục ngàn tỷ đồng phạm pháp ra khỏi biên giới Việt Nam là một mối nguy đáng báo động. Điều này rất nguy hiểm cho đất nước, nếu không kiểm soát kỹ thì các tổ chức tài chính quốc tế sẽ đưa nước ta vào “danh sách đen”, kéo theo nhiều thiệt hại về giao thương quốc tế.
(7) An ninh về y tế: Trong đợt dịch Covid-19 vừa qua, các nhóm lợi ích đã lợi dụng dịch để kiếm lợi trên sự đau thương của hàng triệu người dân Việt. Điển hình như Công ty Việt Á, đã thao túng gần như toàn bộ thiết bị trong phòng chống dịch, làm mất lòng tin của người dân.
(8) An ninh về giáo dục: Là lĩnh vực ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn vong và phát triển đất nước, sản phẩm của giáo dục là những con người có trí tuệ, có khả năng sáng tạo, có đạo đức, có lối sống lành mạnh, biết hài hòa giữa lợi ích cộng đồng và cá nhân. Tuy nhiên, nhiều năm qua, chúng ta thấy những hiện tượng đáng lo ngại về đạo đức sống trong giới thanh thiếu niên. Do đó, cần phải đẩy mạnh giáo dục về đạo đức, về phong cách sống, lý tưởng sống cho thanh niên.
(9) An ninh thị trường: Thị trường chúng ta hiện nay không bền vững, Nhà nước không kiểm soát được thị trường, thường xuyên có tình trạng sản phẩm được mùa thì người dân bị ép giá, ngược lại khi sản phẩm mất mùa thì việc tranh mua, tận diệt để mua. Điều này, làm cho người sản xuất cũng như thương mại luôn có tâm trạng bất an, không yên tâm để đầu tư làm lâu dài.
Chủ động ứng phó, đảm bảo các hoạt động an ninh phi truyền thống
Một là, nâng cao nhận thức cho các cấp, ngành, lực lượng và toàn xã hội về những biểu hiện mới và các mối đe dọa an ninh phi truyền thống, ngay cả với người dân.
Hai là, chủ động ngăn ngừa các nguy cơ, nhất là nguy cơ gây đột biến từ an ninh phi truyền thống. Nguy cơ gây đột biến là nguy hiểm nhất, nhanh nhất và gây hậu quả lớn nhất đối với đời sống con người. Loại nguy cơ này đến từ mọi mặt của đời sống, xã hội, trọng tâm là an ninh con người. Yêu cầu trước tiên phải không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Để làm được điều đó, trong từng giai đoạn, cần hết sức coi trọng gắn tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội. Chủ động dự báo, phân loại vấn đề an ninh phi truyền thống để thiết kế những mô hình, kịch bản ứng phó phù hợp, hiệu quả.
Ba là, tăng cường hợp tác quốc tế phát hiện, ngăn ngừa và ứng phó với những mối đe dọa an ninh phi truyền thống. Các mối đe dọa an ninh phi truyền thống có nhiều nguyên nhân: từ tự nhiên, do phát triển kinh tế – xã hội nóng… Vì vậy, để ứng phó với vấn đề này đòi hỏi phải có sự vào cuộc của cả cộng đồng, hợp tác với các tổ chức, quốc gia, khu vực và thế giới. Nội dung hợp tác rất phong phú, trong đó trực tiếp nhất là chia sẻ thông tin trung thực, kịp thời về các mối đe dọa an ninh phi truyền thống thông qua thiết lập cơ chế hợp tác cụ thể và hữu hiệu.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp