Chào các em! Hôm trước chúng ta đã tìm hiểu một quy luật đầu tiên của Menden đó là Quy luật Phân li đây là quy luật cơ bản nhất làm tiền đề cho các dạng bài tập sau này. Bây giờ, chúng ta sẽ qua quy luật tiếp theo của Menden đó là Quy luật phân li độc lập.
Về phần đối tượng và nghiên cứu, hôm trước chúng ta đã tìm hiểu rồi, bây giờ chúng ta sẽ đi thẳng vào thí nghiệm để tìm ra quy luật này.
Bạn đang xem: Bài 3: Quy luật phân li độc lập
1. Thí nghiệm:
Cho đậu Hà Lan hạt vàng, trơn x hạt xanh, nhăn
F1: 100 % vàng, trơn
F1 x F1 → F2: 9 vàng, trơn : 3 vàng, nhăn
3 xanh, trơn : 1 xanh nhăn
2. Phân tích thí nghiệm:
Ta có: F1 (100 %) vàng, trơn ⇒ Vàng > xanh; Trơn > nhăn
Quy ước: A vàng; a xanh
B trơn; b nhăn
* Xét riêng sự phân li từng cặp tính trạng
+ Màu sắc:
⇒ Kiểu gen F1: Aa x Aa
+ Hình dạng:
⇒ Kiểu gen F1: Bb x Bb
* Xét chung: (Vàng xanh) (Trơn nhăn) = (3 : 1)(3 : 1)
= 9 : 3 : 3 : 1
Vậy kết quả F2 là sự tổ hợp (tích) của từng loại tính trạng.
* Giải thích theo Menden: Mỗi cặp tính trạng do 1 cặp nhân tố di truyền quy định. Các nhân tố di truyền phân li độc lập và tổ hợp tự do → hình thành các kiểu tính trạng khác nhau.
3. Cơ sở tế bào học:
⇒ Trong tế bào NST tồn tại thành cặp tương đồng.
⇒ Sự phân li và tổ hợp tự do của NST trong giảm phân và thụ tinh → hình thành các cặp tính trạng tương phản.
* Sơ đồ lai:
P (t/c) Hạt vàng, trơn x Hạt xanh, nhăn
AABB x aabb
Gp: AB (downarrow) ab
F1: AaBb (100 % vàng, trơn)
F1 x F1: AaBb x AaBb
GF1: AB : Ab : aB : ab (downarrow) AB : Ab : aB : ab
cặp màu sắc: Aa x Aa → F2: 1AA : 2Aa : 1aa
hình dạng: Bb x Bb → F2: 1BB : 2Bb : 1bb
(1AA : 2Aa : 1aa)(1BB : 2Bb : 1bb) ⇒ TLKG F2:
1AABB : 2AABb : 1AAbb : 2AaBB: 4 AaBb : 2Aabb : 1aaBB : 2aaBb : 1aabb
⇔ 9A-B- : 3A-bb : 3aaB- : 1aabb
⇒ TLKH: 9 vàng, trơn : 3 vàng, nhăn : 3 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn.
4. Nội dung quy luật phân li độc lập
Các cặp alen phân li độc lập và tổ hợp tự do trong quá trình hình thành giao tử
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp