Mời quý độc giả cùng ACC tìm hiểu về Thời gian Tòa án gọi kể từ khi nộp đơn ly hôn thông qua bài viết dưới đây.
1. Các hình thức ly hôn theo quy định pháp luật
Trước tiên bạn phải xác định rõ bạn ly hôn dưới hình thức nào. Theo quy định của pháp luật có hai hình thức ly hôn là đơn phương ly hôn và thuận tình ly hôn, hai hình thức này hoàn toàn khác nhau cụ thể:
Bạn đang xem: Thời gian Tòa án gọi kể từ khi nộp đơn ly hôn là bao lâu?
Thứ nhất, Ly hôn đơn phương về bản chất thì đơn phương ly hôn là ly hôn theo yêu cầu của một bên được quy định tại Điều 56, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 hay nói cách khác là việc chỉ một bên vợ, hoặc chồng muốn nộp đơn ra Tòa án yêu cầu giải quyết ly hôn mà người còn lại không đồng ý về việc ly hôn này.
Thứ hai, Ly hôn đồng thuận còn thuận tình ly hôn là trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn dựa trên sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn, còn nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn. Cụ thể được quy định tại Điều 55 Luật hôn nhân và gia đình 2014.
2. Thời gian giải quyết ly hôn là bao lâu ?
Quy định về trình tự và thời gian giải quyết:
– Sau khi nộp đầy đủ hồ sơ như trên thì tòa án tiến hành thụ lý đơn yêu cầu ly hôn theo quy định của điều 53, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Thông thường, Tòa án sẽ ra quyết định thụ lý hồ sơ và phân cho thẩm phán (lĩnh vực dân sự) phụ trách giải quyết vụ việc trong thời gian khoản 05 đến 097 ngày làm việc.
– Tiếp theo, người thẩm phán đó phải tiến hành thủ tục hòa giải giữa các bên (vợ và chồng) theo quy định tại điều 54, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Thông thường trên thực tế, căn cứ vào số lượng công việc (số lượng án, vụ việc) đã được Chánh án (Người đứng đầu tòa án huyện, quận) giao, người thẩm phán phải tiến hành giải quyết. Tuy nhiên thời hạn giải quyết công việc do chính thẩm phán đó chủ động xử lý theo yêu cầu của vụ việc. Pháp luật chỉ quy định thời hạn tối đa giải quyết vụ ly hôn là 04 tháng (kể từ ngày nộp đơn, đóng án phí dân sự đầy đủ), đối với những vụ việc có tính phức tạp thì có thể gia hạn một lần nhưng không quá 02 tháng.
Như vậy, Luật quy định thời hạn giải quyết vụ việc là 04 tháng đối với vụ việc thông thường (có quyền gia hạn 02 tháng) – Tổng thời gian giải quyết 01 vụ việc không được vượt quá 06 tháng.
Có thể nhận định rằng: Quy định của Luật tố tụng dân sự đã trao quyền chủ động giải quyết vụ việc cho thẩm phán cho nên nó hoàn toàn phụ thuộc vào sự mẫn cán, công tâm của người thẩm phán này. Nếu họ chuyên tâm và thực hiện tốt thì thời gian có thể rút ngắn rất nhiều nhưng nếu họ giải quyết theo quy trình thì có thể kéo dài, thậm chí có những cách thức để kéo dài hơn nữa vụ việc theo quy định pháp luật đã đề ra.
Căn cứ vào thực tiễn đã tham gia nhiều vụ giải quyết ly hôn có thể xác định được khoảng thời gian giải quyết vụ việc ly hôn theo quy định của pháp luật như sau:
Xem thêm : Khởi đầu ngày mới với thực đơn ăn sáng tốt cho sức khỏe
Theo đó, giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn sẽ theo trình tự, thủ tục giải quyết việc dân sự còn giải quyết yêu cầu ly hôn đơn phương giải quyết theo thủ tục của một vụ án dân sự theo các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Cụ thể như sau:
3. Thời gian giải quyết trường hợp thuận tình ly hôn ?
+ Sau khi vợ/chồng gửi hồ sơ xin ly hôn đến tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi một trong hai bên vợ/chồng cư trú, trong thời hạn 05 – 08 ngày làm việc tòa án sẽ kiểm tra đơn và gửi thông báo nộp tạm ứng án phí nếu hồ sơ hợp lệ và thuộc thẩm quyền của Tòa án.
+ Sau khi nhận được thông báo tạm ứng án phí, nguyên đơn phải nộp tiền tạm ứng án phí tại Chi cục thi hành án quận/huyện và nộp biên lai tiền tạm ứng án phi cho Tòa án.
+ Nếu Hòa giải không thành, xét thấy 2 bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con thì Toà án công nhận thuận tình ly hôn và sự thoả thuận về tài sản và con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con; nếu không thoả thuận được hoặc tuy có thoả thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Toà án quyết định.
+ Trong thời 7 ngày làm việc từ ngày hòa giải không thành (không thay đổi quyết định về việc ly hôn), nếu các bên không thay đổi ý kiến Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn.
Thực tiễn xét xử chỉ ra rằng, đối với vụ việc ly hôn thuận tình thường có thể xét xử rất nhanh, mất rất ít thời gian, các bên có thể chỉ cần ra tòa 01 lần duy nhất để giải quyết. Thời gian giải quyết nếu thuê luật sư để làm theo thủ tục rút gọn có thể giải quyết trong vòng 07 ngày làm việc. Luật sư sẽ soạn thảo tất cả hồ sơ cho khách hàng ký kết, đặt lịch ra tòa để hòa giải và ký đơn không tranh chấp tự nguyện phân chia tài sản, quyền nuôi con. Khách hàng tham gia phiên xử theo thủ tục rút gọn (chỉ có thẩm phán, thư ký, đại diện Viện Kiểm sát, luật sư …) và khách hàng thông thường sẽ nhận được quyết định công nhận thuận tình ly hôn trong khoảng 10 ngày làm việc.
Còn đương nhiên, nếu không có sự hỗ trợ của luật sư hoặc người ly hôn không biết cách làm việc với cơ quan tiến hành tố tụng thì thời hạn vẫn có thể kéo dài tối đa đến 04 tháng (thậm chí là 06 tháng) mà vẫn đúng luật (đúng quy trình xét xử).
4. Thời gian giải quyết trường hợp ly hôn đơn phương ?
+ Thụ lý đơn ly hôn (đơn khởi kiện): Sau khi nhận được đơn từ nguyên đơn, sau 5 ngày làm việc Tòa án phải xem xét có thụ lý đơn hay không. Nếu hồ sơ hợp lệ thì Tòa án gửi thông báo cho nguyên đơn đóng tiền tạm ứng án phí, Tòa án ra quyết định thụ lý đơn ly hôn đơn phương từ thời điểm nguyên đơn nộp biên lai đã đóng tiền tạm ứng án phí theo quy định tại Điều 191 và Điều 195 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
+ Hòa giải: Theo quy định tại Điều 54, Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì hòa giải tại Tòa án là thủ tục bắt buộc trước khi đưa vụ án ra xét xử. Nếu hòa giải thành thì tòa án lập biên bản hòa giải thành và sau 07 ngày mà các đương sự không thay đổi về ý kiến thì Tòa án ra quyết định công nhận hòa giải thành và quyết định này có hiệu lực ngay và không được kháng cáo kháng nghị. Nếu hòa giải không thành Tòa án cũng phải lập biên bản hòa giải không thành sau đó ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
Xem thêm : Mẹ sau sinh đang cho con bú ăn cà tím có mất sữa không?
+ Phiên tòa sơ thẩm: Sau khi ra quyết định đưa vụ án ra xét xử các bên được Tòa án gửi giấy triệu tập và được thông báo rõ về thời gian, địa điểm mở phiên Tòa sơ thẩm. Theo đó các bên phải có mặt, nếu không có mặt thì áp dụng theo quy định tại Điều 227 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
Tóm lại, vì có thể xảy ra nhiều biến cố khó lường hết được nên một vụ việc ly hôn đơn phương có thể kéo dài ngoài dự kiến. Thông thường việc kéo dài hay rút ngắn được thời gian phụ thuộc rất nhiều vào thái độ của Bị đơn (Người không đồng ý ly hôn). Một vài lý do thường dẫn đến sự kéo dài như:
+ Bị đơn (người không muốn ly hôn) không hợp tác, không ra tòa. Bị đơn đôi khi là những “Chí phèo thời hiện đại”, đôi khi họ hiểu luật ra tòa chỉ là để tìm cách “phá”, tìm cách “gài” để cơ quan tiến hành làm sai quy trình và họ kháng cáo. Có những người thì cố tình chây ì, buông lời thách thức các cơ quan tiến hành tố thung kể cả họ sẵn sàng đe dọa cả nguyên đơn (người tiến hành ly hôn) hặc yêu cầu, ép buộc nguyên đơn rút đơn…
Mặc dù, pháp luật quy định nếu tòa án triệu tập bị đơn 02 lần liên tiếp (*) mà vẫn vắng mặt không có lý do hợp pháp thì có quyền xử vắng mặt, tuy nhiên nếu người thẩm phán đó vì một lý do nào đó mà xét xử sai quy trình, án bị hủy thì không được tái bổ nhiệm chức danh thẩm phán. Do vậy, thẩm phán ở Việt Nam thường không mặn mà, cương quyết xét xử vắng mặt, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi hợp pháp của nguyên đơn.
(*) Quy định triệu tập 02 lần liên tiếp mà vắng mặt là một trong những quy định rất khó thực hiện một cách đúng tuyệt đối, bởi lẽ với những người hiểu luật họ có muôn vàn cách lách quy định này trên thực tế.
Ví dụ: Triệu tập lần 01 họ ra tòa (không đồng ý ly hôn), triệu tập lần 02 họ không ra với lý do (Bị ốm – có xác nhận bệnh viện), triệu tập lần 3 họ ra tòa (vẫn không đồng ý ly hôn), triệu tập lần 04 (họ không ra với lý do đi công tác nước ngoài), triệu tập lần 05 họ ra tòa (cương quyết không đồng ý ly hôn), triệu tập lần 06 họ ra tòa vẫn khôn đồng ý ly hôn …. Như vậy, thì không thể nói đã triệu tập hợp pháp 02 lần liên tiếp mà vẫn vắng mặt không có lý do hợp pháp được và phải biết triệu tập đến bao giờ đây ?
Thực tiễn, để xử lý một cách hợp pháp những trường hợp không hợp tác (cố tình không hợp tác), người thẩm phán cần phải làm việc với chính quyền địa phương (Công an khu vực, công an xã, tổ trưởng tổ dân … ) đến trực tiếp nhà của đương sự lập biên bản và yêu cầu ký giấy triệu tập (đôi khi họ vẫn đóng cửa trên phòng không tiếp) để có căn cứ xác lập việc đã triệu tập nhiều lần nhưng không hợp tác, có cơ sở pháp lý và thực tiễn để giải quyết đến cùng vụ việc. Và nếu vẫn giải quyết vụ việc theo phương thức đó thì thực sự mất thời gian, công sức của những người tham gia tố tụng. Và đương nhiên, kèm theo đó là những chi phí có thể phát sinh.
+ Bị đơn có nơi ở và làm việc không ổn định; Tài sản tranh chấp khó phân định (Chưa được cấp sổ đỏ, thế chấp vay nợ nhiều nơi) … và rất nhiều lý do khác có thể kéo dài vụ việc giải quyết ly hôn.
+ Bị đơn cư trú ở nước ngoài; Bị đơn không có mặt tại địa phương hoặc không xác định được nơi cư trú cuối cùng.
Như vậy, có thể thấy rằng đối với một số vụ việc ly hôn đơn phương trên thực tế có rất nhiều nguy cơ bị kéo giải thời hạn giải quyết dẫn đến sự mệt mỏi của cơ quan tiến hành tố tụng, luật sư và nguyên đơn. Với quy định pháp luật như hiện nay, không ai có thể giám chắc chắn một vụ ly hôn đơn phương có thể giải quyết trong bao lâu mặc dù pháp luật có quy định là thời hạn giải quyết tối đa có thể là 06 tháng.
Trên đây là bài viết cung cấp thông tin về Thời gian Tòa án gọi kể từ khi nộp đơn ly hôn mà ACC muốn gửi gắm tới các bạn. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với quý bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu được tư vấn về vấn đề trên, vui lòng liên hệ với ACC nhé!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp