1. Công dụng của nước cốt dừa
Nước cốt dừa hay còn gọi là sữa dừa, là loại nước cốt được vắt từ hỗn hợp cùi dừa nạo trộn với nước lọc chiếm khoảng 50%. Nước cốt dừa thành phẩm có màu trắng đục, trông như sữa, có mùi rất thơm, vị béo ngậy, hỗn hợp sánh đặc mịn.
- Một trong những nội dung quan trọng của hội nghị Ianta là gì?
- Mùng 1 Tết Mặc Màu Gì Để Vừa Đẹp, Vừa Hút May Mắn Trong Năm 2024?
- Top 10 Bài văn nghị luận về câu nói ‘Trên hành trình đến với thành công không có dấu vết của kẻ lười biếng’ (lớp 12) xuất sắc nhất
- Miếng dán mụn mua ở hiệu thuốc có hiệu quả không?
- Nên đeo lắc tay bạc nữ bên trái hay bên phải là tốt nhất?
Có nhiều loại nước cốt dừa như:
Bạn đang xem: Ăn nhiều nước cốt dừa có tốt không?
- Nước cốt dừa đặc: Là phần nước cốt dừa được vắt đầu tiên từ hỗn hợp dừa nạo và nước bằng vải thưa.
- Nước cốt dừa nhão: Là phần nước cốt dừa được vắt lần thứ 2, 3 và các lần về sau tùy theo mục đích sử dụng.
Ngoài loại nước cốt dừa tự làm tại nhà có nhiều loại nước cốt dừa được sản xuất đóng hộp bán trên thị trường. Do hàm lượng chất béo trong cốt dừa cao nên thường rất nhanh hỏng, vì vậy cần phải bảo quản nước cốt dừa đúng cách trong tủ lạnh. Nếu sử dụng nước cốt dừa đóng hộp cần sử dụng theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất in trên trên vỏ hộp.
Nước cốt dừa được dùng làm nguyên liệu chủ yếu chế biến các món ăn như các món kho, lẩu, những món ăn ngọt và tráng miệng như chè, xôi, tàu hũ, kem, làm các loại bánh. Ngoài ra còn được dùng pha chế một số loại thức uống như cà phê dừa, sữa dừa, nước mía cốt dừa, trà sữa…
2. Giá trị dinh dưỡng của nước cốt dừa
Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), 1 cốc tương đương 116 gam nước cốt dừa đóng hộp có chứa khoảng:
- Lượng calo: 445 calo
- Chất đạm: 4,56g
- Chất béo: 48,1g
- Carbohydrate: 6,35g
- Cholesterol: 0miligam (mg)
- Natri: 29,4mg
- Canxi: 40,7mg
- Vitamin D: 0microgam (mcg)
Xem thêm : Công chứng sơ yếu lý lịch cần mang theo giấy tờ gì? – VPCC Nguyễn Huệ
Thành phần dinh dưỡng chính xác của một khẩu phần nước cốt dừa sẽ khác nhau tùy theo nhãn hiệu và thành phần kết hợp (như đường bổ sung). Chính xác nhất là nên kiểm tra thành phần dinh dưỡng trên nhãn sản phẩm.
3. Dùng nhiều nước cốt dừa có tốt không?
Nghiên cứu cho thấy, nước cốt dừa được tạo thành từ các chất béo trung tính chuỗi trung bình, nó chứa các hợp chất phenolic và có ít đường. Tuy nhiên nó có chứa hàm lượng chất béo bão hòa cao và cần có nhiều nghiên cứu hơn để hiểu rõ hơn về việc loại chất béo bão hòa có trong nước cốt dừa có lợi hay có hại cho sức khỏe.
Trong khoảng 48g chất béo trong 1 cốc nước cốt dừa đóng hộp, hầu hết đều là chất béo bão hòa (khoảng 43g). So sánh với 1 cốc sữa bò nguyên chất (3,25% chất béo sữa) chứa ít hơn 5g chất béo bão hòa.
Chất béo bão hòa thường được coi là chất béo không lành mạnh được các chuyên gia bao gồm Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, khuyên chúng ta nên ăn rất hạn chế, đặc biệt đối với những người muốn giảm cholesterol.
Các nhà khoa học cho rằng, chất chống oxy hóa trong dầu dừa nguyên chất có thể giúp giảm tác động tiêu cực của hàm lượng chất béo bão hòa cao. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu các nhà sản xuất có sử dụng dầu dừa nguyên chất để làm nước cốt dừa hay không.
Trong khi một số nhà khoa học coi là tiêu cực, thì những người khác lại cho rằng nó không hẳn xấu. Chất béo trung tính chuỗi trung bình trong nước cốt dừa là một loại chất béo bão hòa khác với acid béo chuỗi dài có trong một số sản phẩm động vật như thịt bò.
Xem thêm : Giá điện sinh hoạt mới nhất bao nhiêu tiền 1 số?
Các hợp chất phenolic có trong nước cốt dừa có nhiều lợi ích sức khỏe bao gồm các đặc tính chống oxy hóa, kháng khuẩn và chống viêm. Nghiên cứu chỉ ra đặc tính chống oxy hóa của các hợp chất này có trong nước cốt dừa giúp cải thiện sức khỏe đường ruột.
Tuy nhiên, nếu bạn ưu tiên tiêu thụ các sản phẩm ít chất béo thì nước cốt dừa có thể không phải là lựa chọn tốt nhất do hàm lượng chất béo cao, đóng góp phần lớn lượng calo của nước cốt dừa.
Một khẩu phần 100ml nước cốt dừa (¼ cốc) chứa khoảng 183 calo năng lượng. Con số này cao hơn nhiều so với các loại sữa có nguồn gốc thực vật khác như sữa đậu nành hay sữa hạnh nhân. Vì vậy, ăn quá nhiều thực phẩm giàu calo, nhiều chất béo như nước cốt dừa rất dễ dẫn đến tăng cân.
Vì phần lớn lượng calo của nó đến từ chất béo bão hòa còn nhiều tranh cãi cho nên hiện nó vẫn không phải là lựa chọn thích hợp với những người có vấn đề về sức khỏe liên quan đến cholesterol.
Đường glucose và fructose tự nhiên chiếm một tỷ lệ nhỏ lượng calo trong nước cốt dừa. Nhưng không phải tất cả các loại nước cốt dừa bán trên thị trường đều có cùng lượng đường vì một số loại có thể chứa thêm đường hoặc chất làm ngọt. Nước cốt dừa đóng hộp thêm chất làm ngọt không phải là thực phẩm tốt cho những người đang cố gắng giảm lượng đường bổ sung trong chế độ ăn uống của mình.
Xem thêm video đang được quan tâm:
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp