Để giải nhiệt trong những ngày hè oi nóng, bên cạnh việc tìm đến các loại nước ép trái cây thì nước dừa cũng là sự lựa chọn vô cùng hợp lý. Nước dừa không chỉ giúp giải khát mà còn đem đến rất nhiều lợi ích. Tuy nhiên, có nhiều người băn khoăn rằng uống nước dừa nhiều có tốt không. Nếu cũng có cùng câu hỏi như vậy thì đừng bỏ qua bài viết này.
Nước dừa và những điều bạn cần biết
Quả dừa chắc hẳn không còn xa lạ với mỗi chúng ta. Hầu như mọi bộ phận của cây dừa đều có những công dụng vô cùng quan trọng mà ta không ngờ đến. Các bộ phận khác của cây dừa thường được dùng trong thủ công mỹ nghệ, còn quả dừa và nước dừa chủ yếu để làm món ăn, thức uống. Trong mùa hè này, nước dừa chắc chắn là lựa chọn không thể bỏ qua với mỗi gia đình.
Bạn đang xem: Uống nước dừa nhiều có tốt không? Tác hại cần tránh khi uống
Để trả lời cho câu hỏi tiếp theo là “Uống nước dừa nhiều có tốt không?” hay “Nước dừa có công dụng gì?” thì trước tiên cần tìm hiểu qua thành phần dinh dưỡng chủ yếu của nó.
Theo chuyên gia dinh dưỡng MEDIPLUS, nước dừa chứa hàm lượng lớn Glucose, Axit amin hay các chất điện giải như Magie, Canxi, Kali. Hàm lượng chất dinh dưỡng có trong nước dừa sẽ thay đổi tùy vào quả dừa còn non hay đã già.
Ngoài ra, trong nước dừa còn chứa rất nhiều vitamin C, bên cạnh đó có chứa một hàm lượng nhỏ các vi chất như photpho, kẽm hay đồng.
Hàm lượng chất dinh dưỡng cụ thể trong 100g nước dừa như sau:
Thành phần Hàm lượng Protein 0,7% Vitamin C 9,9 mg Kali 165 mg Calories 18 cal
Với hàm lượng calo không nhiều, nước dừa rất thích hợp với những ai sợ tăng cân.
Uống nước dừa có tác dụng gì?
Đầu tiên, để trả lời cho câu hỏi “Uống nước dừa có tốt không” thì đáp án là CÓ. Đối với những ai thường xuyên tập thể thao, nước dừa có vai trò bù nước và khoáng chất. Bởi lẽ, nước dừa cung cấp một hàm lượng cần thiết các chất điện giải như kali, canxi, natri và magie.
Hơn nữa, lượng carbohydrate trong nước dừa còn giúp cải thiện các chức năng của cơ bắp, nhưng lượng calo bổ sung vào cơ thể lại ít hơn các đồ uống thông thường, vì thế không cần lo lắng về vấn đề tăng cân.
Tác dụng làm chất chống oxy hóa
Theo các nghiên cứu ngày nay cho thấy, lượng chất chống oxy hóa được phát hiện trong nước dừa giúp bảo vệ tế bào của cơ thể không bị hư hại do các gốc tự do gây nên, giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến tim mạch.
Tốt cho người bị bệnh tiểu đường
Trong 240ml nước dừa có chứa 3 gam chất xơ và 6 gam calo nên đây được xem là một loại thức uống rất phù hợp với những người bị bệnh tiểu đường.
Thành phần magie trong nước dừa còn có thể làm tăng độ nhạy của insulin. Vì vậy, uống nước dừa có thể làm giảm bớt lượng đường trong máu ở đối tượng tiền tiểu đường và bệnh tiểu đường type 2.
Giúp phòng ngừa bệnh sỏi thận
Sỏi thận được hình thành khi oxalat cùng với canxi và các hợp chất khác kết hợp tạo thành những tinh thể trong nước tiểu. Sau đó, chúng sẽ phát triển dần tạo thành sỏi cứng. Việc uống nhiều nước được bác sĩ khuyến cáo là cần thiết, và nước dừa cũng không ngoại lệ.
Nước dừa có khả năng ngăn chặn các tinh thể oxalat kết dính tạo thành sỏi. Uống nước dừa cũng góp phần làm giảm số lượng các tinh thể được hình thành trong nước tiểu. Những chuyên gia nghiên cứu cho rằng nước dừa giúp giảm sản xuất gốc tự do do nó phản ứng với mức oxalate cao ở trong nước tiểu.
Nước dừa giúp hỗ trợ sức khỏe tim mạch
Theo kết quả nghiên cứu ở trên chuột cho thấy, những chú chuột được cho uống nước dừa có lượng cholesterol cùng với chất béo trung tính trong máu giảm hẳn. Lượng mỡ trong gan ở những con chuột này cũng đã giảm đi rất nhiều.
Tuy nhiên, đó là nghiên cứu trên chuột, chưa được ghi nhận về tác dụng giảm cholesterol máu của nước dừa đối với cơ thể người. Nhưng cũng đã phát hiện được rằng uống nước dừa giúp giảm cholesterol với mức độ hiệu quả tương tự như thuốc thuộc nhóm dẫn chất statin.
Nước dừa chống lại bệnh táo bón
Nước dừa có tính mát và thanh, do đó khi uống vào sẽ có tác dụng hạ nhiệt cơ thể, đồng thời lượng chất xơ trong nước dừa có tác dụng, ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị táo bón hiệu quả.
Nước dừa tốt cho người bị huyết áp cao
Kali là một trong những chất khoáng cần thiết, đóng vai trò là chất điện giải. Đồng thời nó giúp làm giảm natri qua đường nước tiểu, giảm áp lực trong thành mạch đảm bảo ổn định huyết áp. Chính vì thế, nước dừa rất tốt cho người bị cao huyết áp.
Nước dừa có tác dụng chăm sóc da
Trong nước dừa có chứa hàm lượng vitamin C dồi dào có vai trò làm mờ sắc tố, giúp làn da trở nên sáng mịn. Đồng thời, nước dừa còn có tác dụng kiểm soát bã nhờn, ngăn ngừa mụn trứng cá, mụn đầu đen.
Ngoài ra, nước dừa được coi như một chất làm trắng tự nhiên, do có chứa các chất như cytokinin làm cân bằng độ pH, giảm thiểu sự lão hóa và làm sáng da từ bên trong một cách an toàn, hiệu quả.
Nước dừa tốt cho bà bầu
Các chất điện giải có trong nước dừa như: natri, kali, magie,… giúp ổn định huyết áp của phụ nữ mang thai, đồng thời cân bằng nước trong cơ thể, thúc đẩy hoạt động của các cơ. Hàm lượng chất xơ chứa trong nước dừa còn giúp cải thiện tình trạng táo bón trong giai đoạn mang thai.
Uống nước dừa nhiều có tốt không?
Mặc dù có nhiều công dụng với sức khỏe và quá trình làm đẹp, thế nhưng mọi người vẫn nghi ngờ uống nước dừa nhiều có tốt không? Bên cạnh tác dụng tích cực thì việc uống nhiều nước dừa ở một số trường hợp là không tốt.
Do nước dừa là loại nước từ thiên nhiên nên không thể bảo quản ở nhiệt độ thường quá lâu. Nhưng khi cho nước dừa vào tủ lạnh, thành phần nước dừa có thể bị biến đổi và gây đau bụng, nặng hơn là xuất hiện tình trạng tiêu chảy.
Mặc dù có tác dụng làm giảm huyết áp, nhưng người bị huyết áp cao cũng không nên quá lạm dụng. Nếu uống quá nhiều, huyết áp sẽ giảm quá mức gây choáng váng, ngất, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Xem thêm : Uống thuốc tránh thai khẩn cấp xong lại quan hệ có thai không?
Vì nước dừa có tính hàn nên theo đông y, những người bị bệnh thấp khớp hay tim mạch do nhiễm lạnh cũng không nên uống quá nhiều nước dừa.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng MEDIPLUS, phụ nữ có thai chỉ nên uống nước dừa từ tháng thứ 4 của thai kỳ, xem đây như một loại thức uống bổ dưỡng. Còn ở ba tháng đầu, các mẹ nên hạn chế uống quá nhiều nước dừa vì sẽ ảnh hưởng không tốt đến cơ thể mẹ.
Ở tháng thứ 4 đến tháng thứ 6 của thai kỳ, các mẹ có thể uống nước dừa đều đặn mỗi ngày một ly. Còn dần về những tháng cuối, các mẹ cần giảm lượng nước dừa lại, khoảng 2 đến 3 ly một tuần là hợp lý.
Một số món ngon từ dừa có thể chế biến và sử dụng
SINH TỐ DỪA DỨA
Nguyên liệu:
- 1 cốc nước dừa
- 4 chén nhỏ dưa hấu xắt miếng, bỏ hạt
- 2 chén xoài xắt miếng
- 2 chén nhỏ dứa xắt miếng
- 2-3 viên đá nhỏ.
Cách làm: Đơn giản hơn các loại đơn giản, sau khi chuẩ bị các nguyên liệu cần thiết, bạn cho tất cả nguyên liệu vào máy xay sinh tố và xay đến khi hỗn hợp mịn thì cho ra ly và thưởng thức nhé, vậy là xong rồi đấy.
COCKTAIL DỪA
Nguyên liệu:
- 120ml rượu VeeV Acai Spirit
- 1 cốc nước dừa
- 1/4 quả chanh (xanh)
- 1/4 quả chanh tây (tùy chọn)
- 2-3 viên đá
Cách làm:
Bạn chuẩn bị hai cái cốc rồi đổ rượu vào một cốc và nước dừa vào một cốc. Đá xay nhỏ rồi bo đều vào 2 cốc, sau đó bạn vắt chanh vào mỗi cốc rồi đổ hai cốc vào với nhau, trổ tài “ba tăng đơ” lắc đều để tạo thành ly cocktail dừa mát lạnh nhé. Bạn có thể cho thêm nước ép dứa vào để ly cocktail của bạn thơm ngon hơn nha.
CAFE NƯỚC DỪA
Nguyên liệu:
- 1 muỗng bột cà phê nguyên chất
- ½ ly nước sôi
- 1 thìa sữa đặc
- ½ ly nước dừa
Cách làm:
Cách làm cũng khá đơn giản, bạn pha một cốc cafe như bình thường: hòa tan cafe với nước đun sôi, cho thêm chút sữa đặc theo khẩu vị rồi khuấy đều lên. Sau đó bạn tiếp tục thêm nước dừa vào khuấy. Cho hỗn hợp ra ly và thêm đá vào rồi thưởng thức ngay sẽ ngon hơn đấy.
Qua bài viết này, hy vọng rằng mỗi chúng ta sẽ có được nhận thức đúng đắn hơn về nước dừa. Từ đó trả lời được cho câu hỏi uống nước dừa nhiều có tốt không, biết được công dụng cũng như những tác hại khi uống quá nhiều. Nếu có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc nào, khách hàng xin vui lòng liên hệ Hotline 1900 3366 của Tổ hợp Y tế MEDIPLUS để nhận được những giải từ chuyên gia.
*Bài viết mang tính tham khảo thêm, không thay thế việc điều trị y khoa!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp