Nước ép bí đao từ lâu đã được đánh giá là loại đồ uống tốt cho sức khỏe, được nhiều người lựa chọn trong quá trình giảm cân. Tuy nhiên, uống nước ép bí đao có hại không cũng là thắc mắc của nhiều người.
Nước ép bí đao có tác dụng gì đối với sức khỏe?
Bí đao chứa nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe như: Protid, canxi, sắt, phốt pho, glucid, carotene, vitamin B1, vitamin B2, vitamin B3, vitamin C,… Ngoài ra, bí đao không chứa chất béo, chứa nhiều chất xơ. Chính vì vậy, nước ép bí đao mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe, cụ thể:
Bạn đang xem: Uống nước ép bí đao có hại không và những điều cần biết
Hỗ trợ giảm cân
Một trong những tác dụng của nước ép bí đao được mọi người biết đến là hỗ trợ giảm cân bởi vì bí đao chứa nhiều nước, ít calo và carbohydrate. Hơn nữa, bí đao chứa nhiều chất xơ hòa tan, hỗ trợ quá trình tiêu hóa của cơ thể, tạo cảm giác no lâu và không thèm ăn.
Giúp làm đẹp da, mượt tóc
Nước ép bí đao không chỉ giúp bạn giảm mỡ thừa mà còn giúp làm đẹp da, giúp da căng bóng, giảm nếp nhăn, ngăn ngừa lão hóa, giúp làm mượt tóc nhờ vào hàm lượng vitamin C, vitamin E, vitamin A trong bí đao.
Nước ép bí đao giúp mát gan, thải độc
Xem thêm : Cấy que tránh thai bao lâu thì có tác dụng? Khi nào quan hệ được?
Bí đao có tính mát, phù hợp uống để giải nhiệt và thanh lọc cơ thể. Người bệnh suy gan hoặc gan nhiễm mỡ có thể sử dụng nước ép bí đao để hỗ trợ điều trị bệnh. Ngoài ra, bí đao cũng kích thích tiết chất lỏng trong thận, ngăn chặn các độc tố có hại trong thận nhưng vẫn đảm bảo cung cấp đủ nước cho các cơ quan nội tạng khác. Bí đao cũng được cho là có khả năng giải độc tốt, vì vậy bạn có thể sử dụng nước ép bí đao khi có triệu chứng ngộ độc.
Tốt cho người bệnh tiểu đường
Bí đao không chứa chất béo, ít đường và nhiều chất xơ phù hợp với người bệnh tiểu đường, bởi bệnh tiểu đường cần hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường và chất béo bão hòa. Chính vì vậy, sử dụng nước ép bí đao đúng cách sẽ hỗ trợ sức khỏe cho người bệnh rất tốt.
Sử dụng nước ép bí đao thường xuyên còn giúp người tiểu đường tăng cường sức khỏe, bổ sung dưỡng chất cho cơ thể.
Tăng cường khả năng miễn dịch
Với hàm lượng vitamin C và các chất chống oxy hóa trong bí đao giúp cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể. Các chất này sẽ ức chế sự tác động của các gốc tự do, kích thích cơ thể sản xuất bạch cầu, ngăn ngừa sự đột biến của tế bào trong cơ thể.
Uống nước ép bí đao có hại không?
Với những phân tích về công dụng của nước ép bí đao đối với sức khỏe nêu trên, ắt hẳn chúng ta cũng đã giải đáp được thắc mắc uống nước ép bí đao có hại không.
Xem thêm : Quê hương của phong trào văn hóa phục hưng là
Nước ép bí đao vừa tốt cho sức khỏe lại còn hỗ trợ làm đẹp hiệu quả. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách và đúng liều lượng sẽ gây tác dụng phụ, ảnh hưởng đến sức khỏe, tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh. Một số tác dụng phụ của nước ép bí đao mà bạn cần biết như:
- Gây bệnh đường ruột: Nhiều người cho rằng uống nước ép bí đao sống sẽ giúp giảm cân tốt. Tuy nhiên, việc uống nước ép bí đao sống như vậy là phản khoa học. Thực tế, bí đao sống có tính xà phòng cao, dễ chuyển thành các chất tẩy rửa nguy hiểm cho sức khỏe, phá hủy hệ tiêu hóa của chúng ta.
- Đau bụng, nôn mửa: Một trong những tác hại khi sử dụng quá nhiều nước ép bí đao là ngộ độc dinh dưỡng. Mặc dù nước ép bí đao tốt cho sức khỏe nhưng nếu bạn sử dụng liều lượng quá nhiều sẽ dẫn đến dư thừa chất khiến cơ thể không đào thải hết, gây nên tình trạng đau bụng, nôn mửa.
- Mất cân bằng dinh dưỡng trong cơ thể: Nhiều người đặc biệt là chị em phụ nữ muốn giảm cân một cách nhanh chóng vì vậy liên tục uống nước ép bí đao. Việc này gây nên hiện tượng đốt cháy mỡ thừa trong cơ thể diễn ra mạnh, khiến cơ thể mất khả năng tích lũy và chuyển hóa các chất dinh dưỡng cần thiết khác. Lâu dần sẽ gây mất cân bằng dinh dưỡng gây rối loạn tiêu hóa và suy nhược cơ thể.
Một số điều cần lưu ý khi uống nước ép bí đao
Biết được uống nước ép bí đao có hại không sẽ giúp bạn có cách sử dụng bí đao cũng như nước ép bí đao đúng cách, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề như sau khi uống nước ép bí đao:
- Chỉ nên uống nước ép bí đao 3 bữa/tuần, không nên uống nhiều lần trong một ngày và uống thường xuyên uống mỗi ngày.
- Người đang bị đau bụng, tiêu chảy, sốt, huyết áp thấp thì không nên sử dụng nước ép bí đao vì loại nước này có tính mát, lợi tiểu sẽ làm tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng hơn.
- Trước khi ép bí đao, bạn nên sơ chế sạch và nấu chín để hạn chế tác dụng phụ ngoài ý muốn mà nước ép bí đao gây ra. Ngoài ra, nếu không sử dụng hết nước ép bí đao thì bạn nên bảo quản trong tủ lạnh và không nên để quá lâu sẽ khiến nước ép mất chất, hư hỏng.
- Thời điểm lý tưởng để uống nước ép bí đao là sau khi vừa ngủ dậy, lúc bụng rỗng và cơ thể sẵn sàng hấp thu dinh dưỡng trong nước ép. Nếu không thể uống vào thời điểm này, bạn có thể uống nước ép bí đao trước bữa ăn 30 phút hoặc sau bữa ăn 2 tiếng để đạt được hiệu quả cao nhất.
- Với những ai đang có nhu cầu giảm cân thì không nên sử dụng nước ép bí đao bán sẵn ngoài cửa hàng, vì chúng chứa đường sẽ sản sinh ra năng lượng. Nếu uống nhiều sẽ dẫn đến việc khó giảm cân. Vì vậy bạn hãy nên tự chế biến nước ép bí đao tại nhà để đạt được hiệu quả cao nhất nhé.
Ngoài ra, để gia tăng hương vị và cung cấp một số chất dinh dưỡng khác cho cơ thể, bạn có thể thực hiện mix bí đao cũng các loại hoa quả khác để tạo nên một món nước ép thơm ngon bổ dưỡng cho bản thân. Một số gợi ý cách mix bí đao cùng với các loại hoa quả khác như: Nước ép bí đao mix với táo, nước ép bí đao và cam, nước ép bí đao với dứa, nước ép bí đao mật ong, nước ép bí đao cà rốt hoặc nước ép bí đao cần tây. Những cách mix nước ép nêu trên đều mang lại hương vị thơm ngon cho thức uống thanh mát này.
Trên đây là toàn bộ thông tin về uống nước ép bí đao có hại không và những điều bạn cần biết về nước ép bí đao. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về cách sử dụng nước ép bí đao sao cho hiệu quả nhất và giúp cơ thể hấp thu tốt nhất những dưỡng chất của bí đao. Hãy cùng theo dõi Nhà thuốc Long Châu để cập nhật thêm nhiều thông tin sức khỏe và dinh dưỡng bổ ích hơn nữa nhé!
Xem thêm: Uống trà bí đao có giảm cân không?
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp