Pháp luật mang bản chất của giai cấp và bản chất

Các đặc trưng của pháp luật cho thấy pháp luật vừa mang tính giai cấp vừa mang tính xã hội.

Câu hỏi: Pháp luật mang bản chất của giai cấp và bản chất

A. Xã hội

B. Chính trị

C. Kinh tế

D. Văn hóa

Đáp án:

Đáp án đúng là đáp án A. pháp luật mang bản chất của giai cấp và bản chất xã hội.

Lý giải việc chọn đáp án A là đáp án đúng do:

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do Nhà nước đặt ra, ban hành hoặc là thừa nhận, mang tính bắt buộc phải thực hiện và được đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, cưỡng chế nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích của giai cấp mình.

Pháp luật vừa mang tính giai cấp vừa mang tính xã hội, cụ thể:

+ Bản chất giai câp của pháp luật: Pháp luật mang bản chất giai cấp sâu sắc vì pháp luật do nhà nước, đại diện cho giai cấp cầm quyền ban hành và bảo đảm thực hiện.

Các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền mà nhà nước là đại diện. Nhà nước ban hành các quy định để định hướng cho xã hội, phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền, nhằm giữ gìn trật tự xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích của nhà nước. Vi phạm pháp luật là xâm hại đến lợi ích của nhà nước, lợi ích của giai cấp cầm quyền. Trong những trường hợp đó, nhà nước sẽ sử dụng quyền lực có tính cưỡng chế để buộc người vi phạm phải chấm dứt việc làm trái pháp luật.

Bản chất giai cấp là biểu hiện chung của bất kì kiểu pháp luật nào. Tuy nhiên mỗi kiểu pháp luật lại có biểu hiện riêng của nó: pháp luật tư sản quy định cho nhân dân hưởng các quyền tự do, dân chủ nhưng về cơ bản vẫn thể hiện ý chí và phục vụ cho giai cấp tư sản; pháp luật xã hội chủ nghĩa mang bản chất của giai cấp công nhân, mà đại điện là nhà nước của nhân dân lao động.

+ Bản chất xã hội của pháp luật: pháp luật mang bản chất xã hội vì pháp luật bắt nguồn từ xã hội, do các thành viên của xã hội thực hiện, vì sự phát triển của xã hội.

tai sao phap luat mang ban chat giai cap sau sac 1

Các quy phạm pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội, phản ánh những nhu cầu, lợi ích của các giai cấp và tầng lớp trong xã hội, được các cá nhân, các cộng đồng dân cư, các tầng lớp khác nhau trong xã hội chấp nhận, coi là chuẩn mực, là quy tắc xử sự chung.

Các quy phạm pháp luật được thực hiện trong thực tiễn đời sống xã hội vì sự phát triển của xã hội. Các hành vi xử sự của cá nhân, tổ chức, cộng đồng dân cư phù hợp với những quy định của pháp luật làm cho xã hội phát triển trong vòng trật tự, ổn định, quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi người đều được tôn trọng.

=> Do đó đáp án chính xác của câu hỏi là đáp án A. pháp luật mang bản chất của giai cấp và bản chất xã hội. Các phương án khác chưa đúng.