Tác dụng không ngờ của nước ép lê đối với sức khỏe

Nước ép lê nguyên chất tươi mát, bổ sung thêm năng lượng để học tập và làm việc. Để tận dụng tối đa lợi ích của nước ép lê, bạn cần biết cách làm nước ép lê tươi tại nhà để đảm bảo dinh dưỡng và tiết kiện chi phí. Tìm hiểu thêm về loại nước ép bổ dưỡng trong bài viết dưới đây nhé.

Thành phần dinh dưỡng của nước ép lê

Khi ăn lê, bạn sẽ nhận ra loại quả này rất nhiều nước, vì 100g lê có tới 84% là nước. Ngoài ra, có hàm lượng các chất dinh dưỡng khác như chất xơ, kali, vitamin A, vitamin C, flavonol, carotenoid và anthocyanin (đặc biệt trong có trong lê vỏ đỏ). Đây đều là những dưỡng chất cần thiết cho hoạt động sống của cơ thể và phòng ngừa bệnh tật.

Nước ép lê có tác dụng gì?

Bổ sung nước

Quả lê thành phần là nước chiếm 84%. Do đó, uống nước ép lê giúp cung cấp nước cho cơ thể và duy trì điện giải. Ăn lê có thể làm giảm các triệu chứng mất nước sau khi vận động, chơi thể thao như chuột rút, mệt mỏi, chóng mặt,…

Cung cấp vitamin

Các loại vitamin tiêu biểu trong lê như vitamin A, B2, B3, B6, C và K,… góp phần tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể. Đặc biệt, hàm lượng vitamin C chiếm đến 4% trong quả lê có thể làm giảm mệt mỏi và suy nhược, bảo vệ ADN, tăng cường trao đổi chất, sửa chữa và ngăn ngừa đột biến tế bào.

Thúc đẩy tiêu hoá

Một quả lê khoảng 178g chứa 6g chất xơ (đáp ứng 22% nhu cầu hàng ngày của cơ thể), tốt cho hệ tiêu hóa. Ngoài ra, chất xơ hòa tan nuôi dưỡng vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh, có liên quan đến quá trình lão hóa và tăng cường khả năng miễn dịch. Đặc biệt, chất xơ có thể giúp giảm táo bón. Vì vỏ quả lê chứa một lượng chất xơ đáng kể nên tốt nhất bạn nên rửa sạch và ăn cả vỏ.

Tác dụng không ngờ của nước ép lê đối với sức khỏe 1 Chất xơ hòa tan trong lê giúp thúc đẩy tiêu hoá

Giảm cân

Lê chứa ít calo, nhiều nước và chất xơ, là loại trái cây lý tưởng để giảm cân, vì giúp bạn no lâu hơn và giảm thèm ăn. Ngoài ra, một nghiên cứu kéo dài 10 tuần cho thấy những phụ nữ ăn 3 quả lê mỗi ngày đã giảm trung bình 0.84kg/tháng. Ngoài ra, còn cải thiện về cấu hình lipid, một chỉ số về sức khỏe tim mạch.

Nước ép lê trị ho

Trong y học cổ truyền, lê là loại thực phẩm có tính mát. Có tác dụng thanh nhiệt, tiêu đờm, giảm ho và nhuận tràng,… Bên cạnh các bài thuốc như lê hầm đường phèn, lê gừng mật ong,… bạn có thể uống nước ép lê để làm dịu chứng nóng trong người.

Giảm triệu chứng viêm

Lê giàu chất chống oxy hóa flavonoid, giảm nguy cơ mắc một số bệnh và chống viêm. Một số nghiên cứu quan trọng cho thấy hàm lượng flavonoid cao giảm nguy cơ mắc bệnh tim và tiểu đường. Ngoài ra, lê còn chứa một số vitamin và khoáng chất như đồng và vitamin C, K,… có tác dụng chống viêm nhiễm.

Tăng cường hệ miễn dịch

Không chỉ chứa hàm lượng lớn các loại vitamin như A, C, K, nhóm B,… lê còn rất giàu khoáng chất như canxi, axit folic, magie, đồng và mangan giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. Vì cơ thể không tự sản xuất ra vitamin C nên việc bổ sung đều đặn hàng ngày là rất cần thiết. Trong khi đó, vitamin C trong lê dồi dào có thể hỗ trợ tăng cường sức đề kháng và tăng sản xuất bạch cầu.

Tốt cho sức khỏe tim mạch

Procyanidin là chất chống oxy hóa trong quả lê có thể làm giảm độ cứng của mô tim, kiểm soát cholesterol, giảm cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt. Đặc biệt, vỏ lê có chứa một chất chống oxy hóa là quercetin, được cho là có khả năng giảm viêm, giảm huyết áp và mức cholesterol từ đó tăng cường sức khỏe tim mạch.

Ngoài ra, thường xuyên ăn lê và các loại trái cây ruột trắng khác có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ. Một nghiên cứu kéo dài 10 năm trên 20.000 người ăn 25g trái cây thịt trắng mỗi ngày giúp giảm 9% nguy cơ đột quỵ.

Đào thải độc tố

Các nhà khoa học khuyên các bạn nên ăn lê hoặc uống nước ép lê sau bữa ăn để giúp loại bỏ các chất gây ung thư. Kết quả cho thấy mức độ chất độc gây ung thư giảm đáng kể sau khi ăn lê, đặc biệt là khi uống nước ép lê ấm.

Sau khi ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, bánh ngọt,… thì món tráng miệng bằng lê là một cách hiệu quả để loại bỏ chất độc hại ra khỏi cơ thể.

Cách làm nước ép lê tươi mát

Nguyên liệu:

  • 3 quả lê.
  • 1 quả cam, 1 quả chanh để tăng thêm hương vị hoặc kết hợp với các loại rau khác như rau bina, cần tây,… để tăng giá trị dinh dưỡng.
  • Muối, mật ong.

Cách làm:

  • Rửa lê, gọt vỏ, bỏ hạt, cắt nhỏ để dễ ép.
  • Cho lê và các nguyên liệu khác vào máy ép trái cây.
  • Sau khi làm nước ép lê, nên uống ngay là tốt nhất. Nếu muốn bảo quản, thì cho vào lọ thuỷ tinh để ngăn mát tủ lạnh. Chỉ nên bảo quản trong vòng 24 giờ để tránh làm mất các thành phần dinh dưỡng có trong nước ép.
Tác dụng không ngờ của nước ép lê đối với sức khỏe 2Nước ép lê giàu vitamin và khoáng chất tốt cho sức khoẻ

Các công thức nước ép lê tốt cho sức khỏe

Chống viêm với nước ép lê với gừng, cần tây

Tất cả các thành phần trong loại nước ép này được biết đến với khả năng chống viêm. Gừng chống buồn nôn, cần tây có nhiều chất điện giải, lê chứa nhiều vitamin.

Nguyên liệu: 1 quả lê, cần tây, gừng.

Tốt cho tiêu hóa với nước ép lê với rau bina, táo xanh

Loại nước ép này chứa nhiều chất xơ từ lê và táo. Rau bina giúp tăng mức độ chống oxy hóa, trong khi lá bạc hà làm dịu dạ dày, giảm tiêu hóa và chống buồn nôn.

Nguyên liệu: 2 quả lê, 2 chén rau bina, 2 quả táo xanh, lá bạc hà.

Tác dụng không ngờ của nước ép lê đối với sức khỏe 3Nước ép lê với rau bina, táo xanh tốt cho hệ tiêu hoá

Tốt cho sức khỏe tim mạch với nước lê ép với dưa chuột, cần tây

Loại nước ép này rất có lợi cho tim mạch vì chứa chất phthalides giúp hạ huyết áp. Ngoài ra, đây còn là loại nước ép trái cây giúp cơ thể đào thải độc tố, làm dịu cơn khát, cung cấp chất điện giải và chất chống oxy hóa.

Nguyên liệu: 1/2 quả lê, 3 nhánh cần tây, 3 lá cải xoăn (cải kale), 1 quả dưa chuột.

Nước ép lê là thực phẩm bồi bổ sức khỏe tuyệt vời. Nếu bạn là người thích uống nước ép trái cây thì không nên bỏ qua loại nước ép bổ dưỡng này vào thực đơn hàng ngày.