Cây vối là một loại cây thân gỗ với tên khoa học là Cleistocalyx Operculatus. Hầu như tất cả các bộ phận của cây vối đều có thể sử dụng, nhưng phổ biến nhất là sử dụng lá vối tươi làm nước uống. Từ thời xa xưa, quả vối, lá vối tươi, nụ vối đã được dùng để đun, hãm làm nước uống hàng ngày và sử dụng để chữa bệnh…
Dưới đây là tổng hợp một số tác dụng của lá vối tươi :
Bạn đang xem: Quả và lá vối tươi có tác dụng gì?
1.1 Giải nhiệt
Xem thêm : Nội dung chính bài Ôn dịch, thuốc lá
Lá vối tươi sau khi được rửa sạch được hãm với nước nóng thành một thức uống giải khát tuyệt vời trong ngày hè. Các nghiên cứu khoa học về thành phần trong lá vối tươi cho thấy, trong lá vối tươi có một số chất khoáng và vitamin.
Ngoài ra, theo đông y, vối có vị đắng, chát, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải biểu, do đó uống nước lá vối tươi có thể giải nhiệt sau khi lao động hoặc vận động và còn bổ sung muối khoáng và vitamin.
1.2 Có tác dụng kháng khuẩn
Các chất được tìm thấy trong lá và nụ vối tươi bao gồm tannin và acid triterpenic. Sự phát triển của nhiều loại nấm, men, vi khuẩn và virus đã bị ức chế bởi tannin.
Ngoài ra, axit tannic là một chất ức chế vi khuẩn trong thực phẩm, vi khuẩn thuỷ sinh và vi khuẩn tạo mùi vị. Một số nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, hợp các hợp chất loại acid triterpenic có nhiều tác dụng chống viêm, điều chỉnh lượng đường trong máu, hoạt động kháng virus và chống lại khối u.
Nước sắc đậm đặc của lá vối tươi được dùng như một chất sát trùng, kháng sinh để rửa mụn nhọt, ghẻ lở, chốc đầu. Một nghiên cứu về tính kháng khuẩn của các hoạt chất có trong lá vối đã kết luận rằng, chiết xuất methanol của lá vối có tác dụng chống lại vi khuẩn gram dương bao gồm S. aureus , B. subtilis và S. mutans GS-5. Nước lá vối có thể sử dụng như là một chất sát khuẩn tự nhiên đối với những nhiễm trùng, nhiễm khuẩn ngoài da.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp