Có một phương pháp tác động mạnh đến sự phát triển nông nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất, đó chính là làm đa dạng các loại cây trồng, tận dụng tối đa tiềm năng sử dụng đất trên một đơn vị diện tích. Tuy nhiên, cần phải hiểu đúng thế nào là đa dạng hóa cây trồng.
- Giải đáp chi tiết: Có nên để nồi cơm điện qua đêm hay cắm điện cả ngày không?
- Tiền án, tiền sự là gì? Phân biệt tiền án, tiền sự
- Lợi ích của việc rửa mặt bằng nước vo gạo mỗi ngày
- Tuổi Mụ là gì? Cách tính tuổi Mụ và làm lễ cúng Mụ cho bé
- Mức nồng độ cồn cho phép khi tham gia giao thông là bao nhiêu?
Khái niệm đa dạng hóa cây trồng
Bạn đang xem: Đa dạng hóa cây trồng giúp sử dụng tối ưu tiềm năng của đất
Đa dạng hóa cây trồng là trồng xen nhiều loại cây trồng, tận dụng tối đa hiệu quả từ nguồn tài nguyên đất cùng việc kết hợp những đặc tính bổ trợ hoặc đối kháng của các loài cây với nhau nhằm tạo ra môi trường kích thích cây trồng phát triển toàn diện. Có thể hiểu là ta đang tạo ra hệ thực vật có khả năng bổ trợ qua lại lẫn nhau.
Hiệu quả mang lại từ việc đa dạng hóa cây trồng
Phát huy hết tiềm năng của đất trồng, tận dụng tối ưu nguồn nước tưới, dinh dưỡng, phân bón,…
Kiểm soát được sâu bệnh dịch hại vì một vài giống cây có công năng xua đuổi côn trùng gây hại và một số cây khác có khả năng dẫn dụ côn trùng có lợi cho cây. Ngoài ra, nhờ có nhiều loài cây sống chan hòa cùng nhau nên có thể bổ trợ lẫn nhau như một cộng đồng.
Tăng thêm thu nhập nhờ đa dạng hóa sản phẩm.
Khi giá cả một loại nông sản nào đó bị biến động thì còn có những loài cây khác bù lại để gia giảm các tác động kinh tế.
Những lưu ý khi thực hiện đa dạng hóa cây trồng
Chọn lựa giống cây phù hợp có thể sinh sống cùng nhau
Xem thêm : Bệnh viện đa khoa thành phố Thanh Hoá
Việc lựa chọn loại cây nào để trồng trong vườn là rất quan trọng, bởi đây là yếu tố chính quyết định hiệu quả kinh tế cũng như hiệu quả từ việc đa dạng hóa mang lại. Bên cạnh đó, việc lựa chọn cây trồng thích hợp mới đảm bảo được quá trình tái sinh dinh dưỡng trong vườn cây diễn ra ổn định.
Khi lựa chọn cây trồng cần lưu ý rằng những loại cây khác nhau sẽ kéo theo sự phát triển toàn diện khác nhau vì mỗi một loài cây có sự bổ trợ lợi thế khác nhau, nếu lựa chọn không hợp lý đôi khi dẫn đến tình trạng cây trồng không những không hỗ trợ nhau mà còn đối kháng, cạnh tranh dinh dưỡng với nhau.
Thấu hiểu các đặc tính riêng biệt của từng loại cây
Những cây trồng khác nhau có nhu cầu khác nhau về dinh dưỡng cũng như chủng loại dinh dưỡng cụ thể để tạo ra năng suất tối đa. Nhu cầu dinh dưỡng cũng đổi thay theo mỗi từng thời điểm phát triển của cây, một vài loại cây cung cấp nhiều dinh dưỡng trong thời kỳ phát triển rễ, tăng kích cỡ thân, lá, và đôi khi một số loại cây lại đòi hỏi dinh dưỡng cao hơn trong giai đoạn thụ phấn, tạo quả và nuôi quả…
Các loại cây khác nhau cũng có nhu cầu rất khác nhau về ánh sáng, một số cây ưa thích ánh sáng đầy đủ, đồng thời cũng có những cây thích ánh sáng nhẹ nhàng và số khác lại sinh trưởng tốt nhất khi trong bóng râm. Một vài cây gần như không hứng thú với ánh sáng mặc dù hầu hết các cây đều cần ánh sáng. Dựa vào tập quán sinh trưởng và nhu cầu ánh sáng mà ta có thể trồng kết hợp các loại cây, ví dụ cây thích bóng râm có thể được trồng xen kẽ phía dưới loài ưa sáng.
Cây trồng khác nhau thì kết cấu rễ cũng khác nhau. Để xác định loại cây trồng nào thích hợp nhất, bạn cần phải biết rễ của chúng tương tác với đất khác nhau thế nào, dựa vào những thông tin đó thì bạn mới biết cách để phát triển tối ưu cây trồng trong mối liên kết của chúng với nhau khi canh tác đan xen hoặc liền kề nhau.
Phối hợp hài hòa để đảm bảo sự phát triển toàn diện
Nếu có thể phối hợp các cây trồng với nhau một cách hài hòa thì có thể tạo ra tổng năng suất cao hơn trên một đơn vị diện tích nhờ biết cách tận dụng những khoảng trống trên đất canh tác, mang lại sự hiệu quả hơn nhờ vào mối tương tác có lợi giữa các cây trồng với nhau.
Khi phối hợp cây trồng cần chú ý đến sự cạnh tranh của rễ, đặc biệt hoạt động của rễ trong giai đoạn cây trồng yêu cầu dinh dưỡng cao nhất nhằm đảm bảo bộ rễ của chúng không bị các rễ của cây trồng khác tranh giành dinh dưỡng.
Những cây trồng có rễ khỏe nên được trồng luân phiên, xen kẽ với những cây có bộ rễ phát triển yếu. Khoảng cách giữa các cây phải hợp lý để rễ của chúng có đủ không gian phát triển cũng như hạn chế va chạm và cạnh tranh dinh dưỡng.
Xem thêm : TOP 10 loại bánh hộp thiếc bán chạy nhất tại các tiệm tạp hóa, siêu thị
Những cây có rễ ăn sâu thì nên trồng cùng những cây có rễ ăn nông. Cây lâu năm có thể trồng cùng với các cây theo mùa vụ. Những loài cây họ đậu có thể trồng kết hợp cùng hoặc trồng trước khi trồng các cây có nhu cầu đạm cao.
Bố trí cây trồng
Ta có thể trồng hỗn hợp, trồng theo hàng hoặc trồng theo từng phần khi bố trí các cây trồng phối hợp với nhau.
Trồng hỗn hợp
Là trồng nhiều loại cây tại cùng một thời điểm, cùng chia sẻ không gian với nhau hoặc gieo trồng trong các hàng bên cạnh, mỗi loại cây cũng có thể được gieo trồng trong một luống.
Trồng theo hàng
Là khi gieo trồng hai hay nhiều loại cây cùng lúc, các hàng cạnh nhau nên giữ khoảng cách rộng.
Trồng từng phần
Là trồng loại cây thứ hai sau khi thu hoạch loại cây được trồng trước đó.
Đa dạng hóa cây trồng giúp cho nông dân không bị lệ thuộc quá sâu vào một loại cây trồng, mà có thể đa dạng và cung cấp liên tục những sản phẩm từ đồng ruộng. Do vậy, người canh tác có thể tìm hiểu và áp dụng nhiều phương pháp cây trồng kết hợp, vừa góp phần phát triển nông nghiệp, nâng cao thu nhập, vừa nâng cao kinh nghiệm, kỹ năng cho bản thân và lan tỏa điều này đến với nhiều người.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp