Mức nồng độ cồn cho phép khi tham gia giao thông là bao nhiêu?

Sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông không phải là hiếm ở Việt Nam. Vi phạm nồng độ cồn khi lái xe đã và đang là một trong những nguyên nhân gây tai nạn giao thông quan trọng và đáng lo ngại nhất hiện nay. Nhiều người điều khiển phương tiện trên đường sẽ không tránh khỏi việc bị cảnh sát giao thông phạt do lái xe trong tình trạng nồng độ cồn. Trong bài viết này, Luật ACC sẽ cung cấp một số thông tin về Mức nồng độ cồn cho phép khi tham gia giao thông là bao nhiêu?Căn cứ pháp lý

Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử lý vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt

Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của các nghị định, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải, giao thông đường bộ, đường sắt, hàng không dân dụng

Bộ luật giao thông đường bộ năm 2008

I. Nồng độ cồn là gì ?

Nồng độ cồn là chỉ số đo hàm lượng cồn trong các loại đồ uống có cồn như rượu, bia. Khi tham gia giao thông theo quy định tài xế điều khiển phương tiện giao thông chỉ có thể có mức nồng độ cồn nhất định và nếu vượt quá sẽ bị xử phạt. Bởi cồn là chất có khả năng gây nghiện, kích thích thần kinh làm người uống mất ý thức và gây ra ảo giác. Nếu uống rượu, bia tại các cuộc vui thông thường thì sẽ không sao nhưng uống xong mà lái xe thì cực kỳ nguy hiểm. Đây là hành động đáng lên án và sẽ bị xử phạt

Nồng độ cồn được tính bằng số mililít ethanol nguyên chất trong 100 ml dung dịch ở 20°C.

>> Nếu các bạn muốn hiểu thêm về Nồng độ cồn cho phép khi tham gia giao thông là bao nhiêu? hãy đọc bài viết để biết thêm thông tin chi tiết: Nồng độ cồn cho phép khi tham gia giao thông là bao nhiêu?

II. Cách xác định nồng độ cồn

Trên thực tế có 2 cách xác định nồng độ cồn là xác định nồng độ cồn trong máu và xác định nồng độ cồn trong hơi thở.

1. Xác định nồng độ cồn trong máu

Nồng độ cồn trong máu: C = 1.056*A:(10W*R)

Trong đó:

  • A là số đơn vị cồn uống vào (1 đvc tương đương 220ml bia (2/3 chai) nồng độ cồn 5%, 100ml rượu vang nồng độ cồn 13.5%, 30ml rượu mạnh nồng độ cồn 40%).
  • W là cân nặng.
  • R là hằng số hấp thụ rượu theo giới tính (R=0.7 đối với nam và R=0.6 đối với nữ).

2. Xác định nồng độ cồn trong hơi thở

Nồng độ cồn trong khí thở: B = C:210

Trong đó:

+ B: Là nồng độ cồn trong hơi thở

+ C: Là nồng độ cồn trong máu

Cảnh sát giao thông sẽ tiến hành đo nồng độ cồn của người tham gia giao thông bằng “máy đo” nồng độ cồn.

III. Mức nồng độ cồn cho phép khi tham gia giao thông

Dựa vào Điều 5 của Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia 2019, có quy định về những hành vi bị cấm trong phòng, chống tác hại của rượu, bia như sau:

Một số hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống tác hại của rượu, bia … 6. Lái phương tiện giao thông khi có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở. …

Cũng theo quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP, mức phạt vi phạm hành chính thấp nhất đối với nồng độ cồn là:

Lái xe trên đường mà có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở không vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở.

Như vậy, theo quy định pháp luật, không có mức tối thiểu cho nồng độ cồn khi tham gia giao thông. Nghĩa là, nếu đo nồng độ cồn của người lái xe trong quá trình tham gia giao thông phát hiện có nồng độ cồn, sẽ bị xử lý vi phạm hành chính.

Như vậy chỉ cần uống dù là một chút bia hay rượu khi tham gia giao thông chủ phương tiện cũng đều bị xử lý theo quy định.

IV. Quy định mức xử phạt nồng độ cồn khi lái xe năm 2022

Nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở Hình thức xử phạt

Xe máy

Hình thức xử phạt

Xe ô tô

Hình thức xử phạt

Xe đạp

Hình thức xử phạt

Máy kéo, xe máy chuyên dùng

Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở – Phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng.

– Tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng.

– Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng.

– Tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng.

Phạt tiền từ 80 ngàn đồng đến 100 ngàn đồng. – Phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng.

– Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 10 tháng đến 12 tháng.

Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở – Phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 5 triệu đồng.)

– Tước giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng.

Phạt tiền từ 16 triệu đồng đến 18 triệu đồng.

– Tước giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng.

Phạt tiền từ 300 ngàn đồng đến 400 ngàn đồng. – Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng.

– Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 16 tháng đến 18 tháng.

Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí th – Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng.

– Tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

– Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng.

– Tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

Phạt tiền từ 400 ngàn đồng đến 600 ngàn đồng. Phạt tiền từ 16 triệu đồng đến 18 triệu đồng.

– Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 22 tháng đến 24 tháng.

V. Câu hỏi thường gặp

1. Có nồng độ cồn khi điều khiển xe ô tô bị giam bằng bao lâu?

Căn cứ vào Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, đã được thay đổi một số nội dung bởi Điểm c Khoản 34 và bị bãi bỏ bởi Điểm b Khoản 35 của Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, có quy định về xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:

Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ…11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung như sau:a) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm e Khoản 4 của Điều này, thiết bị phát tín hiệu ưu tiên lắp đặt sử dụng trái quy định sẽ bị tịch thu;b) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm đ Khoản 2, Điểm h, Điểm i Khoản 3, Khoản 4, Điểm a, Điểm b, Điểm d, Điểm đ, Điểm g, Điểm i Khoản 5 của Điều này, sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;c) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm c Khoản 5, Điểm a, Điểm b Khoản 6, Khoản 7 của Điều này, sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. Nếu thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này gây tai nạn giao thông, sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: Điểm a, Điểm d, Điểm đ, Điểm e, Điểm g Khoản 1; Điểm b, Điểm d, Điểm g Khoản 2; Điểm b, Điểm g, Điểm h, Điểm m, Điểm n, Điểm r, Điểm s Khoản 3; Điểm a, Điểm c, Điểm e, Điểm g, Điểm h Khoản 4; Điểm a, Điểm b, Điểm e, Điểm g, Điểm h Khoản 5 của Điều này;d) Thực hiện hành vi quy định tại Khoản 9 của Điều này, sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng;đ) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 8 của Điều này, sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 05 tháng đến 07 tháng;e) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm c Khoản 6 của Điều này, sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng;g) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm c Khoản 8 của Điều này, sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng;h) Thực hiện hành vi quy định tại Khoản 10 của Điều này, sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

Theo đó, khi điều khiển xe ô tô có nồng độ cồn, người lái xe có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 02 năm, tùy thuộc vào mức độ vi phạm.

2. Có nồng độ cồn khi điều khiển xe máy bị giam bằng bao lâu?

Dựa vào Khoản 10 của Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, đã bị thay đổi một số nội dung bởi Điểm c Khoản 35 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, có quy định về xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:

Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ…10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung như sau:a) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm g Khoản 2 của Điều này, sẽ bị tịch thu thiết bị phát tín hiệu ưu tiên lắp đặt, sử dụng trái quy định;b) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm b, Điểm e, Điểm i Khoản 3; Điểm e, Điểm g, Điểm h Khoản 4; Khoản 5 của Điều này, sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;c) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm a Khoản 6; Điểm a, Điểm b Khoản 7; Điểm a, Điểm b, Điểm c, Điểm d Khoản 8 của Điều này, sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng; tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần hành vi quy định tại Điểm a, Điểm b, Điểm c, Điểm d Khoản 8 của Điều này, sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng, tịch thu phương tiện. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này gây tai nạn giao thông, sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: Điểm a, Điểm g, Điểm h, Điểm k, Điểm l, Điểm m, Điểm n, Điểm q Khoản 1; Điểm b, Điểm d, Điểm e, Điểm g, Điểm l, Điểm m Khoản 2; Điểm b, Điểm c, Điểm k, Điểm m Khoản 3; Điểm đ, Điểm e, Điểm g, Điểm h Khoản 4 của Điều này;d) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm b Khoản 6; Điểm đ Khoản 8; Khoản 9 của Điều này, sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng;đ) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm c Khoản 6 Điều này, sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng;e) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm c Khoản 7 Điều này, sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng;g) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm e, Điểm g, Điểm h, Điểm i Khoản 8 Điều này, sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

Theo đó, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (bao gồm cả xe máy điện) và các loại xe tương tự khi vi phạm quy tắc giao thông đường bộ có thể bị xử phạt từ 01 tháng đến 03 tháng tùy thuộc vào từng hành vi vi phạm cụ thể.

Trên đây là nội dung bài viết của Luật ACC về “Mức nồng độ cồn cho phép khi tham gia giao thông là bao nhiêu?”. Bài viết trên là những thông tin cần thiết mà quý độc giả có thể áp dụng vào đời sống thực tiễn. Trong thời gian tham khảo nếu có những vướng mắc hay thông tin nào cần chia sẻ hãy chủ động liên hệ và trao đổi cùng luật sư để được hỗ trợ đưa ra phương án giải quyết cho những vướng mắc pháp lý mà khách hàng đang mắc phải.