Nước ta tiếp giáp với biển đông nên có

Nước ta tiếp giáp với biển đông nên có? những đặc điểm gì, trong nội dung bài viết dưới đây sẽ giải đáp vấn đề này.

Câu hỏi:

Nước ta tiếp giáp với biển đông nên có?

A. Nhiệt độ trung bình cao

B. Độ ẩm không khí lớn

C. Địa hình nhiều đồi núi

D. Sự phân mùa khí hậu

Đáp án: Đáp án đúng là đáp án B. Nước ta tiếp giáp với biển đông nên có độ ẩm không khí lớn.

Lý giải việc chọn đáp án đúng là đáp án B

Nước ta tiếp giáp với biển đông nên có độ ẩm không khí lớn do:

– Biển Đông là một biển rộng có diện tích 3,447 triệu km²;

– Là biển tương đối kín, phía bắc và phía tây là lục địa, phía đông và đông nam được bao bọc bởi các vòng cung đảo;

– Biển Đông nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa. Tính chất nhiệt đới gió mùa và tính chất khép kín của biển Đông được thể hiện qua các yếu tố hải văn, nhiệt độ, độ muối của nước biển, sóng, thủy triều, hải lưu và sinh vật biển.

– Biển Đông rộng, nhiệt độ nước biển cao và biến động theo mùa đã làm tăng độ ẩm của các khối khí qua biển, mang lại cho nước ta lượng mua và độ ẩm lớn, đồng thời làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô trong mùa đông và làm dịu bớt thời tiết nóng bức trong mùa hạ.

Các đặc điểm trên của Biển Đông ảnh hưởng mạnh mẽ đến thiên nhiên phần đất liền và làm cho thiên nhiên nước ta có sự thống nhất giữa phần đất liền và vùng biển.

Các dạng địa hình ven biển nước ta rất đa dạng. Đó là các vịnh cửa sông, các bờ biển mài mòn, các tam giác châu có bãi triều rộng, các bãi cát phẳng, cồn cát, các đầm phá, các vùng vịnh nước sâu, các đảo ven bờ và những rạn san hô,…

Các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có: Hệ sinh thái rừng ngập mặn ở nước ta vốn có diện tích tới 450 nghìn ha, riêng Nam Bộ là 300 nghìn ha, lớn thứ hai trên thế giới sau rừng ngập mặn Amadon ở Mĩ.

Tuy nhiên hiện nay rừng ngập mặn đã bi thu hẹp rất nhiều do chuyển đổi thành diện tích nuôi tôm, cá và do cháy rừng,..

Hệ sinh thái rừng ngập mặn cho năng suất sinh học cao đặc biệt là sinh vật nước lợ. Các hệ sinh thái trên đất phèn và hệ sinh thái rừng trên các đảo cũng rất đa dạng và phong phú.

Tính chất nhiệt đới của khí hậu được quy định bởi vị trí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến. Hằng năm lạnh thổ nước ta nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn do có góc nhập xạ lớn và mọi nơi trong năm đều có hai lần Mặt Trời qua thiên đỉnh.

Từ những phân tích trên thấy được rằng do nước ta tiếp giáp với Biển Đông nên có độ ẩm không khí lớn.

Mọi người cùng hỏi:

Câu hỏi 1: Việt Nam tiếp giáp với Biển Đông ở đâu?

Trả lời: Việt Nam tiếp giáp với Biển Đông ở phía đông, bao gồm các tỉnh ven biển như Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, và thành phố Hồ Chí Minh.

Câu hỏi 2: Việt Nam có quan trọng gì từ việc tiếp giáp với Biển Đông?

Trả lời: Việc tiếp giáp với Biển Đông mang lại nhiều quan trọng đối với Việt Nam. Biển Đông là một vùng biển quan trọng về kinh tế, thương mại và an ninh. Việc có đường bờ biển ven Biển Đông giúp Việt Nam phát triển ngành đánh bắt thủy sản, du lịch biển, và khai thác tài nguyên biển, đồng thời cũng tạo cơ hội phát triển kinh tế biển.

Câu hỏi 3: Tại sao việc quản lý Biển Đông quan trọng đối với Việt Nam?

Trả lời: Quản lý Biển Đông quan trọng đối với Việt Nam vì nó liên quan đến bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và quyền tài nguyên của Việt Nam trên biển. Nhiều khu vực biển ở Biển Đông có tài nguyên thiên nhiên quý báu như dầu khí, khoáng sản, thủy sản và đa dạng sinh học biển. Để bảo vệ quyền và lợi ích của mình, Việt Nam phải tham gia vào việc quản lý, bảo vệ và duy trì sự ổn định trong khu vực này.

Câu hỏi 4: Biển Đông có vai trò quốc tế như thế nào?

Trả lời: Biển Đông không chỉ quan trọng đối với Việt Nam mà còn có vai trò quốc tế. Nó là một tuyến đường biển quan trọng cho thương mại, giao thông hàng hải và nguồn cung cấp tài nguyên biển cho nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Sự ổn định và hòa bình ở Biển Đông đóng vai trò quan trọng trong bảo đảm an ninh và phát triển bền vững của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.