Vùng đất Kinh Bắc từ lâu đã nổi tiếng là cái nôi của nhiều lễ hội dân gian và sự kiện văn hóa truyền thống. Trong đó, hội Lim được xem là lễ hội đặc trưng và nổi tiếng nhất. Nếu bạn đang băn khoăn hội Lim là gì, lễ hội Lim có gì hay, hội Lim diễn ra ở đâu thì đừng bỏ qua bài viết sau của Vinpearl.
- Tổng nguồn vốn và cách xác định tổng nguồn vốn của doanh nghiệp
- Cách đánh lô, đánh đề chuẩn 100% bao trúng nhất
- Tư vấn chọn quà tặng mừng thọ 60 tuổi ý nghĩa cho bố mẹ
- 1 Ổ bánh mì thịt chả bao nhiêu calo? Ăn bánh mì Huynh Hoa có mập không?
- Áo Màu Xanh Cốm Kết Hợp Với Màu Gì? Tips Mix Đồ Thật Ấn Tượng
1. Lễ hội Lim ở đâu? Phương tiện di chuyển & đường đi hội Lim từ Hà Nội
Lễ hội Lim được tổ chức ở đâu? Hội Lim hay còn gọi là hội chùa làng Lim thường được tổ chức tại 3 địa bàn là xã Nội Duệ, xã Liên Bão và thị trấn Lim. Trong đó, đỉnh núi Hồng Vân (núi Lim) là nơi diễn ra lễ hội chính.
Bạn đang xem: Về xứ Kinh Bắc trẩy hội Lim trải nghiệm không gian lễ hội đặc sắc
Hội Lim sẽ lần lượt có cả phần lễ và phần hội cùng nhiều hoạt động đặc sắc: dâng hương, lễ rước, lễ tế, thưởng thức dân ca Quan họ… Có thể nói đây là dịp lễ lớn nhất nhì trong năm tại vùng Kinh Bắc, thu hút đông đảo sự quan tâm của du khách bốn phương.
Để tìm đường đi hội Lim đơn giản và nhanh nhất, bạn có thể xuất phát từ Thủ đô Hà Nội. Khoảng cách giữa hai địa điểm này chỉ khoảng 30km, bạn có thể chọn các phương tiện khác nhau tùy thuộc vào sở thích và lịch trình.
- Xe máy: bạn di chuyển theo hướng Hà Nội – Long Biên để lên cầu Đuống hoặc đi theo QL1A, sau đó đến Đình Bảng. Tiếp tục đi thẳng bạn sẽ gặp nơi tổ chức hội Lim.
- Xe khách: Bạn hãy bắt xe khách từ bến xe Mỹ Đình hoặc bến xe Giáp Bát đi Bắc Ninh, giá cước khoảng 70.000 – 100.000 VNĐ/chuyến. Khi xuống tại ngã ba Phú Thịnh hoặc ngã ba Tiên Du, bạn tiếp tục bắt xe ôm/taxi để đến chùa Lim.
- Xe bus: Bạn bắt tuyến xe bus số 54 từ Long Biên, giá vé khoảng 30.000 VNĐ/lượt. Đây là phương tiện khá an toàn và tiết kiệm, phù hợp cho những ai không biết lễ hội Lim tổ chức ở đâu.
>>> Xem thêm: Tổng hợp 12 lễ hội Hà Nội đặc sắc nhất nên tham dự ít nhất 1 lần trong đời
2. Giới thiệu về hội Lim
2.1. Hội Lim tổ chức vào ngày nào, kéo dài bao lâu?
“Lễ hội Lim vào ngày nào” hay “hội Lim tổ chức vào ngày nào” là những câu hỏi thường gặp của nhiều du khách. Theo truyền thống, hội Lim được tổ chức vào ngày 13 tháng Giêng hằng năm. Thời gian của lễ hội sẽ kéo dài 2 ngày từ ngày 12 Âm lịch đến hết 13 Âm lịch.
Hội Lim cũng là một trong những lễ hội mùa xuân lớn nhất miền Bắc. Khâu chuẩn bị bắt đầu từ mùng 9 – mùng 10, ngày 12 – sáng ngày 13 là thời gian của các nghi lễ chính, sau đó đến các hoạt động của phần hội. Ngày hội Lim 2023 còn có tổ chức bắn pháo hoa tại huyện Tiên Du nhằm sự kiện khánh thành Hồ điều hòa Vân Tương.
2.2. Lịch sử, nguồn gốc hội Lim
Theo lịch sử, nguồn gốc hội Lim bắt nguồn từ các hội hát, hội chùa cổ và liên quan đến tiếng hát của Trương Chi trong sự tích Trương Chi – Mỵ Nương. Từ đó, người ta nhớ đến hình ảnh hội Lim là một lễ hội ở Việt Nam đặc trưng với các làn điệu dân ca Quan họ.
Hội Lim đã diễn ra trong suốt thế kỷ 19 – nửa đầu thế kỷ 20 và duy trì nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật đặc sắc của vùng Kinh Bắc. Đến khi hai cuộc kháng chiến chống Mỹ và chống Pháp xảy ra, lễ hội này đã phải tạm ngưng tổ chức trong nhiều thập kỷ. Những năm sau đổi mới, hội Lim mới được mở trở lại thường niên vào ngày 13 tháng Giêng Âm lịch.
2.3. Ý nghĩa của hội Lim Bắc Ninh
Với nhiều nghi lễ trang trọng và các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, hội Lim chính là nơi giao lưu văn hóa và tín ngưỡng của người dân Bắc Kỳ. Đây cũng là dịp để tôn vinh nghệ thuật hát dân ca Quan họ Bắc Ninh – một tài sản văn hóa quan trọng của dân tộc Việt Nam.
Ngày hội Lim còn khơi dậy tinh thần yêu nước và lòng tự tôn dân tộc. Du khách khi về với hội Lim sẽ thêm ý thức về việc gìn giữ các nét đẹp truyền thống và ghi nhớ công ơn của thế hệ đi trước.
Xem thêm : Sau sinh ăn quả đào: LỢI và HẠI ra sao mẹ đã biết chưa?
>>> Bỏ túi: 18 địa điểm du lịch tâm linh miền Bắc nổi tiếng linh thiêng 2023
2.4. Lễ hội Lim thờ cúng ai?
Câu hỏi lễ hội Lim thờ cúng ai cũng được nhiều du khách quan tâm. Theo dân gian, chùa Lim là nơi thờ ông Hiếu Trung Hầu, hay còn gọi là Nguyễn Đình Diễn, một quan trấn thủ xứ Thanh Hóa. Ông là người có nhiều công lớn với triều đình và đã phát triển hội Lim từ quy mô đình làng thành hội hàng tổng (hội vùng) như ngày nay.
Nguyễn Đình Diễn còn được biết đến là ông tổ của tục hát Quan họ. Trước khi mất, ông đã cho xây dựng phần lăng mộ trên núi Lim và đặt tên là lăng Hồng Vân. Sau khi ông Nguyễn Đình Diễn mất, nhân dân đã thành tâm thờ cúng nhằm tưởng nhớ công lao to lớn của ông.
3. Phần lễ: các nghi lễ đặc biệt trong hội Lim
Nếu đã từng đọc qua những bài giới thiệu về hội Lim, bạn sẽ biết ngày hội này bao gồm hai phần chính là phần lễ và phần hội. Tất cả hoạt động sẽ diễn ra trong ngày 12 và 13 Âm lịch.
3.1. Lễ dâng hương
Lễ dâng hương là một trong những nghi thức quan trọng tại hội Lim, được tổ chức ở chùa Hồng Ân vào ngày 12 Âm lịch. Nơi đây cũng là Lăng của Tướng công Nguyễn Đình Diễn, người được coi là sáng lập nên tục hát Quan họ. Nghi lễ dâng hương nhằm cầu mong sự bình an, phúc lộc và mùa màng bội thu cho bà con vùng Kinh Bắc.
3.2. Lễ rước hoành tráng
Vào 7h30 sáng ngày 13 tháng Giêng, lễ rước sẽ chính thức bắt đầu. Lễ rước có sự tham gia của hàng ngàn người dân trong cổ phục uy nghiêm và trang trọng. Đoàn rước diễu hành theo trật tự từng làng xã, từng kiệu hoa, từng nhóm Quan họ, từng nhóm múa, từng nhóm nhạc.
Đội hình rước lễ sẽ bắt đầu đi từ đình làng Đình Cả đến đình làng Lộ Bao. Không khí trong ngày lễ chính cực kỳ nhộn nhịp và đông đúc, thu hút hàng ngàn du khách đổ về để chứng kiến cảnh rước lễ hoành tráng.
>>> Tìm hiểu thêm: Lễ hội chùa Dâu: hoạt động văn hóa mang đậm bản sắc quê hương vùng Kinh Bắc
3.3. Lễ tế
Đây là nghi thức cuối cùng trong phần lễ của hội Lim, được tổ chức vào chiều cùng ngày tại các địa điểm khác nhau. Lễ tế là nghi lễ cúng tế các thành hoàng, các quận công, các danh thần liệt nữ có công với đất nước.
Trong lễ tế còn có nghi thức hát thờ thần do bọn Quan họ nam nữ của tổng Nội Duệ đảm nhận. Đội hát sẽ xếp thành một hàng, đứng trước cửa lăng hát vọng vào và chỉ được hát bằng những giọng lề lối.
4. Phần hội: có gì thu hút du khách về hội Lim?
Sau khi kết thúc phần lễ trang trọng, phần hội với nhiều hoạt động thú vị cũng được nhiều người háo hức chờ đón. Lúc này, du khách có thể thỏa sức trải nghiệm các trò chơi dân gian và hoạt động văn hóa bổ ích.
4.1. Các trò chơi dân gian thú vị
Xem thêm : Navigation
Hội Lim có những trò chơi gì? Một số trò tiêu biểu tại hội làng Lim gồm có: đấu vật, đập niêu, cờ người, tổ tôm điếm, đu tiên, nấu cơm, thi dệt vải, đấu võ… Các trò chơi này góp phần cho hội Lim thêm sôi động và quảng bá đến du khách những nét văn hóa vùng miền đặc trưng.
4.2. Hát hội – hoạt động được mong chờ nhất của hội Lim
Bên cạnh các trò chơi dân gian, những tiết mục hát chèo hội Lim hay hát Quan họ hội Lim là phần đặc sắc hơn cả. Đây là dịp để các nam thanh nữ tú giao lưu, tìm hiểu và thể hiện tình cảm qua những bài ca ngọt ngào. Hát hội được diễn ra trên sông Tiêu Tương, tạo nên một khung cảnh lãng mạn và đẹp mắt.
Sau khi hát Quan họ trên thuyền, buổi tối ngày 12 sẽ là thời gian cho các phần thi ca múa hội Lim tại các sân đình, sân chùa. Những liền anh, liền chị xúng xính trong tà áo tứ thân, nón quai thao, áo the, khăn đóng… đã tạo nên không gian nghệ thuật trữ tình và thơ mộng.
5. Kinh nghiệm đi hội Lim Bắc Ninh hữu ích cần biết
Với những du khách lần đầu đến với hội Lim, đừng quên bỏ túi những kinh nghiệm sau đây để chuyến đi thêm thú vị và trọn vẹn:
- Bạn nên đến hội Lim trước 2 – 3 ngày vì ngày hội chính (13 tháng Giêng) thường rất đông đúc và tấp nập.
- Nếu di chuyển bằng xe khách/taxi, bạn nên đặt trước 1 tuần để tránh tình trạng hết vé hoặc hết chuyến.
- Khi đi hội Lim, bạn nên mặc những trang phục thoải mái, đơn giản và phù hợp với thời tiết.
- Những gia đình có trẻ nhỏ cần tuân thủ theo quy định tại khu vực tổ chức hội để đảm bảo an toàn cho các bé.
- Không đến gần các khu vực bị hạn chế nếu không có sự cho phép của ban quản lý hội Lim.
- Giữ gìn vệ sinh chung và tránh chen lấn xô đẩy để đảm bảo an ninh trong khuôn viên diễn ra lễ hội.
Sau khi tham dự hội Lim, du khách cũng có thể ghé thăm các địa điểm vui chơi hàng đầu tại Thủ đô để chuyến du lịch thêm trọn vẹn. VinWonders Wave Park & Water Park và VinKE & Vinpearl Aquarium là các khu vui chơi đẳng cấp mà bạn và gia đình không thể bỏ lỡ.
VinWonders Wave Park & Water Park tọa lạc tại phía Đông Thủ đô, nơi đây là điểm đến mới toanh, cực HOT với vô vàn trải nghiệm có 1-0-2. Bạn sẽ được khám phá 10 cụm trò chơi dưới nước cực đã, thỏa sức bơi lội tại các khu bể bơi rộng lớn hay check-in thả ga với nhiều background đẹp mắt…
VinKE & Vinpearl Aquarium bao gồm khu thủy cung rộng lớn và khu vui chơi kết hợp mô hình hướng nghiệp cho trẻ em. Đây là điểm đến lý tưởng cho các gia đình có con nhỏ, các bé có thể vừa học vừa chơi và khám phá nhiều điểm đến thú vị.
VinKE giúp các bạn nhỏ được được hóa thân vào nhiều nghề nghiệp mơ ước như cô giáo, y tá, lính cứu hỏa, cảnh sát… Còn khi đến Vinpearl Aquarium, du khách nên ghé thăm hang động bò sát, khu cá nước mặn, khu cá nước ngọt hoặc xem show Nàng tiên cá.
>>> Đừng quên Booking vé vui chơi VinWonders Wave Park & Water Park, VinKE & Vinpearl Aquarium ngay hôm nay để không bỏ lỡ các ưu đãi hấp dẫn
Trải qua hàng trăm năm, hội Lim vẫn tồn tại và ngày càng phát triển, giữ vững những giá trị truyền thống của dân tộc. Ngày hội cũng là nơi để người dân thể hiện tình yêu quê hương, đất nước và gìn giữ các nét đẹp văn hóa lâu đời. Vinpearl hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về một lễ hội đặc trưng của xứ Kinh Bắc và có thêm nhiều kinh nghiệm du lịch hữu ích.
Khám phá ưu đãi HOT nhất từ Vinpearl
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp