Nuốt kẹo cao su có sao không? Cách xử lý như thế nào?

frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen="">
Video nuốt kẹo cao su có bị gì không

Kẹo cao su có hương thơm mát lạnh, sảng khoái và cách ăn đầy thú vị nên được rất nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, một số trường hợp không may nuốt kẹo cao su gây ra tâm lý hoang mang, lo lắng. Liệu nuốt kẹo cao su có bị dính ruột không và cách xử lý trong tình huống này như thế nào?

Kẹo cao su là gì?

Kẹo cao su hay còn gọi là kẹo gum, đây là một dạng kẹo mềm để nhai mà không được nuốt. Kẹo cao su xuất hiện đầu tiên trên thế giới từ những năm 1860, với thành phần được làm từ nhựa cây chicle ở vùng Trung Mỹ. Sau đó, nguyên liệu làm kẹo cao su được mở rộng ra các loại nhựa cây khác nhưng cũng có kết cấu mềm, mịn và hương vị tương tự.

Hiện nay, kẹo cao su đã được sản xuất phổ biến ở nhiều nơi với thành phần chính là chất polymer trên nền dầu mỏ, thay vì sử dụng nhựa cây chicle như trước đây. Bởi đây là nguyên liệu phổ biến và rẻ tiền hơn.

Có thể thấy hiện nay kẹo cao su được sản xuất với sự đa dạng về hình dáng, màu sắc, kích cỡ cũng như hương vị. Một số loại có thể kể đến như: Kẹo cao su thổi (có thể thổi bong bóng), kẹo cao su không đường (không có chất đường tạo ngọt), kẹo cao su viên tròn, kẹo cao su có nhân (lõi kẹo chứa một chất lỏng mềm như sô cô la), kẹo cao su dạng thanh (mỏng, phẳng, hình chữ nhật)…

Nuốt kẹo cao su có sao không?

Trong quá trình nhai kẹo cao su, không ít trường hợp đã lỡ nuốt phải bã kẹo. Điều này khiến nhiều người hoang mang, lo lắng, nhất là với các em bé nhỏ tuổi. Vậy khi trẻ nuốt kẹo cao su có sao không? Liệu có ảnh hưởng gì nghiêm trọng đến sức khỏe hay không?

Trước hết, chúng ta cần hiểu rõ cơ chế hoạt động và quá trình tiêu hóa ở dạ dày. Khi thức ăn vào cơ thể, được răng nghiền nát và xuống dạ dày thì các enzyme hay protein trong dạ dày sẽ tiêu hóa và biến đổi chúng để tạo thành chất dinh dưỡng.

Tuy nhiên, với kẹo cao su thì khi vào trong cơ thể sẽ không được hấp thụ theo cách này. Dạ dày chỉ có thể hấp thu chất đường của kẹo cao su chứ hoàn toàn không có khả năng tiêu hóa được phần gôm của chúng. Ngay cả khi bị những axit mạnh nhất ở trong dạ dày “tấn công” thì kẹo cao su cũng không bị phân hủy như các dạng thức ăn thông thường.

Tuy nhiên, nếu bạn lỡ nuốt một viên kẹo cao su thì cũng không nên quá lo lắng. Bởi hệ tiêu hóa không hấp thu và làm biến đổi kẹo cao su nhưng lại có khả năng đào thải loại kẹo này ra ngoài sau khoảng 2 ngày nhờ sự co bóp liên tục của dạ dày.

Dù vậy, bạn cũng không nên quá thờ ơ và coi thường việc nuốt kẹo cao su. Nếu không may nuốt phải một lượng kẹo lớn, hiện tượng tắc nghẽn và dính ruột vẫn có thể xảy ra, nhất là với trẻ em, khi ống tiêu hóa có kích thước bé hơn rất nhiều so với người lớn. Không những vậy, khi nuốt kẹo cao su còn dễ gặp tình trạng bị hóc ở cuống phổi, gây ngạt thở.

Do đó, khi nhai loại kẹo này, bạn cần đặc biệt thận trọng, nhất là với những người có tiền sử bị bệnh đau dạ dày hay tắc nghẽn đường ruột. Trẻ em dưới 5 tuổi tốt nhất chưa nên sử dụng kẹo cao su để tránh gặp phải những sự cố ngoài ý muốn.

Lỡ nuốt kẹo cao su thì phải làm sao?

Nếu lỡ nuốt phải kẹo cao su, bạn cần bình tĩnh thực hiện theo các giải pháp sau để nhanh chóng đào thải bã kẹo ra khỏi cơ thể:

  • Uống thật nhiều nước: Nước khi vào cơ thể sẽ làm mềm hơn bã kẹo và gia tăng sự co bóp của dạ dày. Do đó, uống thật nhiều nước, nhất là nước ion kiềm sẽ giúp bạn nhanh chóng loại bỏ bã kẹo ra ngoài, tránh tắc ruột.
  • Tăng cường ăn rau và thực phẩm giàu chất xơ: Những loại thực phẩm này hỗ trợ hiệu quả cho đường tiêu hóa, giúp việc đại tiện dễ dàng hơn, ngăn ngừa táo bón. Vì thế, bạn nên ăn thêm nhiều loại rau xanh và thực phẩm giàu chất xơ khác để sớm đào thải bã kẹo cao su ra khỏi cơ thể. Bạn lưu ý các loại thực phẩm này cần được cắt nhỏ, đối với rau không nên để nguyên cọng, nhằm giúp tiêu hóa tốt hơn.
  • Bổ sung chuối và đu đủ vào thực đơn: Đây là hai loại trái cây hỗ trợ “bôi trơn” đường ruột rất tốt, nhờ thế sẽ kéo theo bã kẹo ra ngoài cùng các thức ăn đã được tiêu hóa qua đường đại tiện.
  • Ăn cháo nhiều hơn: Cháo là thực phẩm bạn nên sử dụng trong trường hợp này, bởi dạ dày sẽ dễ tiêu hóa hơn, giúp ích cho việc “tẩy chay” bã kẹo trong đường ruột.
  • Nhờ sự can thiệp của y khoa: Nếu sau khi nuốt kẹo cao su mà bạn cảm thấy đau bụng, không đi ngoài và không đánh rắm được thì cần phải sớm đến cơ sở y tế gần nhất và thông báo tình hình với bác sĩ để được can thiệp y khoa. Với các em nhỏ, tốt nhất người lớn nên đưa đến cơ sở y tế để chẩn đoán mức độ nghiêm trọng cũng như có phác đồ xử lý khi trẻ nuốt kẹo cao su một cách hiệu quả và an toàn.

Như vậy, bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích về kẹo cao su cũng như đưa ra các giải pháp hiệu quả giúp bạn bình tĩnh xử lý tình huống khi không may nuốt phải bã kẹo. Là loại kẹo phổ biến và được yêu thích song bạn không nên quá lạm dụng sản phẩm này. Ngoài nguy cơ nuốt kẹo cao su, việc sử dụng quá nhiều sẽ gây ra những tác dụng xấu như đau cơ hàm, xuất hiện nhiều nếp nhăn trên mặt hoặc rối loạn tiêu hóa. Vì thế, hãy chỉ tìm đến kẹo cao su khi thực sự cần thiết thôi bạn nhé!

Thanh Hương

Nguồn tham khảo: Tổng hợp