Câu hỏi:
Ở động vật có túi tiêu hóa, thức ăn được?
Bạn đang xem: Ở động vật có túi tiêu hóa, thức ăn được?
A. Tiêu hoá nội bào
B. Tiêu hóa ngoại bào
C. Tiêu hóa ngoại bào và tiêu hoá nội bào
D. Một số tiêu hoá nội bào, còn lại tiêu hoá ngoại bào
Đáp án đúng C.
Ở động vật có túi tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa ngoại bào và tiêu hoá nội bào, tiêu hóa ở động vật gồm: tiêu hóa nội bào (không bào tiêu hóa) và tiêu hóa ngoại bào (túi tiêu hóa, ống tiêu hóa).
Giải thích vì sao chọn C là đáp án đúng:
Xem thêm : Xe máy đi ngược chiều phạt bao nhiêu 2022?
Tiêu hóa là gì?
– Tiêu hóa là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
– Tiêu hóa ở động vật gồm: tiêu hóa nội bào (không bào tiêu hóa) và tiêu hóa ngoại bào (túi tiêu hóa, ống tiêu hóa).
Tiêu hóa ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa
– Động vật chưa có cơ quan tiêu hóa là động vật đơn bào: trùng roi, trùng giày, amip…
– Tiêu hóa thức ăn ở động vật đơn bào diễn ra bên trong tế bào gọi là tiêu hóa nội bào.
– Quá trình tiêu hóa nội bào gồm các giai đoạn: Hình thành không bào tiêu hóa →→ Các enzim từ lizôxôm vào không bào tiêu hóa →→ thức ăn được thủy phân thành các chất dinh dưỡng đơn giản →→ chất dinh dưỡng đơn giản được hấp thu vào tế bào chất.
Tiêu hóa ở động vật có túi tiêu hóa
Xem thêm : Bầu ăn mận được không? Một số điều cần lưu ý khi mẹ bầu ăn mận
– Các loài ruột khoang và giun dẹp có túi tiêu hóa.
– Túi tiêu hóa hình túi và được hình thành từ nhiều tế bào. Túi tiêu hóa có một lỗ thông duy nhất vừa làm chức năng của miệng vừa làm chức năng của hậu môn.
– Trong túi tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa nội bào và ngoại bào. Nhờ các tế bào thành túi tiêu hóa tiết ra các enzim để tiêu hóa hóa học thức ăn. Sau đó, thức ăn đang tiêu hóa dang dở sẽ được tiếp tục tiêu hóa nội bào trong tế bào của thành túi tiêu hóa.
Tiêu hóa ở động vật có ống tiêu hóa
– Tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa gặp ở động vật có xương sống và một số động vật không xương sống.
– Ống tiêu hóa gồm nhiều bộ phận với các chức năng khác nhau: miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột, hậu môn.
– Trong ống tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa ngoại bào nhờ hoạt động cơ học của ống tiêu hóa (tiêu hóa cơ học) và nhờ tác dụng của dịch tiêu hóa (tiêu hóa hóa học) để trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu.
– Các chất không được tiêu hóa trong ống tiêu hóa sẽ tạo thành phân và thải ra ngoài.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp