Các chú chó bị sốt cũng giống như con người bị sốt. Tuy nhiên dấu hiệu chó bị sốt lại không rõ ràng và dễ kiểm tra. Mặc dù vậy, chủ nhân cũng phải lưu tâm và để ý nếu cún có biểu hiện bị sốt. Bởi nếu không điều trị kịp thời thì cún có thể chịu hậu quả rất nghiệm trọng. Trong bài viết này hãy cùng Chomeocanh.com tìm hiểu về căn bệnh này nhé!
Những dấu hiệu và nguyên nhân tại sao chó bị sốt?
Nhiệt độ bình thường của cún là từ khoảng 37,5 độ đến 39 độ C. Nếu thân nhiệt cún yêu của bạn đột nhiên tăng lên bất thường thì có lẽ em đã bị sốt.
Bạn đang xem: Dấu hiệu Chó Bị Sốt, cách hạ sốt cho chó con bị ốm tại nhà
Một số biểu hiện ban đầu khi chó bị sốt
Biểu hiện chó bị sốt có thể nhận biết nhanh chóng. Lúc này, các bạn nên để ý những dấu hiệu sau đây để xác định xem chú cún nhà mình có bị sốt hay không:
- Tiếng thở to, nặng nề, nhịp hô hấp gấp gáp. Thở khò khè, có biểu hiện lè lưỡi.
- Đi đứng loạng choạng, không vững vàng, mất kiểm soát.
- Cơ thể run rẩy, trong trạng thái đờ đẫn, mệt mỏi.
- Thường nằm ì một chỗ. Không đi lại, hoạt bát như ngày thường.
- Mắt căng đỏ, không chớp mắt, đồng tử mở rộng.
Lưu ý: Đây chỉ là một số dấu hiệu cơ bản. Dễ bị nhầm lẫn với biểu hiện của các bệnh khác. Cần kiểm tra kĩ càng mới được xác định cún mắc bệnh gì nhé.
Nguyên nhân khiến cún cưng bị sốt
Việc không biết được vì đâu mà các chú chó cưng lại bị sốt có thể khiến bạn hoang mang. Dưới đây là một số bệnh lý mà cún hay mắc phải và dẫn đến bị sốt.
Các nguyên nhân gây bệnh thường gặp
Đầu tiên có thể là do chó bị viêm amidan. Viêm amidan sẽ khiến cún bị sốt, nôn ra chất sủi bọt và ho không ngừng. Chó bị nổi hạch ở cổ, amidan sưng và các tuyến giáp có thể bị áp xe.
Xem thêm : Đối tượng điều chỉnh của Bộ Luật dân sự
Hơn nữa em có thể bị sốt vì nhiễm khuẩn. Nhiệt độ cơ thể từ 40,6 độ đến 41,5 độ. Mắt và mũi chảy ra nhiều dịch nhầy màu vàng nhạt. Cún bỏ ăn và hay nôn mửa, mắt đỏ, mũi sưng. Dạ dày, ruột và phổi bị viêm. Cún không đi lại, chỉ nằm liệt một chỗ. Trong một số trường hợp, ở giai đoạn cuối cún còn có thể bị co giật, điển hình là co giật thái dương.
Các bộ phận như tai, mũi, họng cũng bị nhiễm khuẩn (nhiễm khuẩn cục bộ). Chó bị khó thở, thở khò khè, có thể nặng đến độ không thở được. Cún sẽ bị sổ mũi và ho không ngừng. Dịch mủ dần xuất hiện và bám lại quanh phần mắt và chóp mũi. Đường hô hấp sau đó bị ảnh hưởng nặng nề.
Thêm vào đó, cũng có thể là do cún đã bị nhiễm độc chì. Dấu hiệu rõ ràng nhất là cún sẽ bị sốt cao liên tục. Mắt và mũi chảy ra nhiều chất dịch. Toàn thân run rẩy, không muốn dịch chuyển (nếu bị nặng có khả năng bị liệt). Cún sẽ sủa nhiều và miệng bị sùi bọt. Có thể dẫn đến động kinh và co giật. Phần bụng bị đau nhói, nôn, đi ngoài (phân có thể có màu máu). Dạ dày và ruột non bị viêm nhiễm. Mặt hốc hác, ủ rũ, chán nản, lờ đờ.
Một số nguyên nhân khác
- Cún sẽ bị hạ huyết nếu khẩu phần ăn không đủ lượng canxi cần thiết cho cơ thể. Có thể bị sốt 42 độ, đôi khi rơi vào trạng thái hôn mê.
- Chó bị viêm phế quản, ho nhiều, hô hấp khó khăn và sốt. Bệnh hay gặp ở những chú chó đã già hay các chú chó phải sống ở nơi nhiều bụi bẩn. Chó bị viêm phổi cũng bị sốt cao và khó thở. Tìm trong chất dịch mủ ở mắt và mũi có thể có vi khuẩn gây bệnh.
- Chó bị sốt do mắc bệnh viêm xoang. Răng hàm bị nhiễm khuẩn nặng nề, vùng xoang bị nhạy cảm. Xoang mũi chảy ra theo từng đợt.
- Viêm vú cũng có thể khiến các em cún bị sốt. Hạch ba lâm cứng và sưng, sữa dần trở nên kém chất lượng và có cục máu đông. Các chó mẹ có thể bị ốm nặng và có thể bỏ nuôi con của mình. Các chú chó con bị bỏ đói, ỉa chảy hoặc đột tử do trúng độc huyết.
- Bệnh cầu trùng gây sốt nhẹ nhưng lại là một bệnh vô cùng nguy hiểm. Thường gặp ở các chú cún từ 8 đến 12 tuần tuổi. Cún bị ỉa chảy, mất nước nhanh. Có trường hợp chết rất nhanh, ho nhiều, có dịch mủ ở mắt và mũi. Đôi khi còn có triệu chứng thần kinh.
- Một số bệnh hiếm gặp như bệnh lao hay nhiễm histoplasma cũng khiến cún bị sốt.
- Hoặc cũng có thể do cún đã già, sức đề kháng kém dẫn đến bị sốt. Các tế bào trong cơ thể không còn đủ khỏe mạnh. Như vậy các virus có nhiều cơ hội để tấn công, hoành hành.
Như vậy, trường hợp chó bị sốt có thể là do mắc một trong các bệnh nêu trên. Khi đến phòng khám, hãy cố gắng liệt kê đầy đủ nhất các dấu hiệu cho bác sĩ. Có như vậy, chú cún nhà bạn sẽ được chẩn đoán chính xác và phác đồ điều trị nhanh chóng hơn.
Chăm sóc và chữa trị sốt cho chó
Để có thể chữa trị hiệu quả nhất thì cần xác định được nguyên nhân nào khiến chó bị sốt. Và sau đó, việc điều trị sẽ được điều chỉnh theo những nguyên nhân đó. Ngoài ra, cũng cần kiểm tra tình trạng sốt của các chú chó để có hướng xử lý kịp thời.
Cách hạ sốt cho chó
Trường hợp sốt nhẹ
- Khi chó chỉ bị sốt nhẹ, có thể là do gặp các vấn đề với đường tiêu hóa hoặc đường hô hấp. Vì thế cần bổ sung các đồ ăn mềm và dễ tiêu hóa. Bổ sung thêm vitamin B và C.
- Đồ ăn và thực uống bảo đảm nấu chín và sạch sẽ. Nên ăn đồ nhạt để không kích thích hệ tiêu hóa. Không nên ăn thịt dính mỡ, tốt nhất là ăn thịt nạc.
- Để dạ dày ổn định thì có thể cho uống men tiêu hóa. Nếu chảy nhiều nước mũi và khó hít thở thì cho uống acemuc hoặc bisolvon.
- Có thể áp dụng cách dân gian là ép nước rau húng quế và lá tía tô. Cho cún uống hàng ngày. Hiệu quả rất tốt, có thể áp dụng.
Trường hợp sốt nặng
- Trong trường hợp nhiệt độ cơ thể lên quá cao hay có biến chứng lạ, cách tốt nhất là đưa cún đến phòng khám thú y.
- Chó bị ho nhiều, khó thở và khát nước. Đây là các biến chứng sau khi bị sốt nhẹ khoảng 2 tuần nhưng không khỏi bệnh.
- Tiệt trùng và dọn dẹp sạch sẽ chỗ ở của cún, phòng trường hợp sau này mắc lại bệnh.
Cách chăm sóc cún bị sốt
Khi nghi ngờ chó bị sốt, việc đầu tiên cần làm là đo thân nhiệt của cún và phải kiểm tra thường xuyên. Có nhiều cách để đo thân nhiệt. Nhưng cách đơn giản nhất là sử dụng kẹp nhiệt độ. Bạn nên bôi trơn đầu trên của kẹp nhiệt độ. Sau đó, từ từ đưa nhiệt kế vào hậu môn của cún và giữ trong khoảng 3-5 phút. Đây là phương pháp hiệu quả và chính xác nhất mặc dù nó khiến cún không hề dễ chịu một chút nào.
Xem thêm : Các món ăn năm mới vuông tròn không thể thiếu của người Trung Quốc
Trong trường hợp không có kẹp nhiệt độ, cũng có một vài cách bạn có thể áp dụng. Bạn có thể sờ tai và đệm thịt của cún. Khi bị sốt thì hai chỗ này sẽ rất nóng. Sử dụng má hoặc mu bàn tay áp vào tai và chân cún. Nếu quá nóng thì rất có thể cún đã bị sốt. Nhiệt độ cơ thể của một chú chó cảnh khỏe mạnh chỉ cao hơn con người một chút. Lưu ý, tay của bạn nên ở mức nhiệt độ bình thường để dễ so sánh.
Cũng có thể sờ mũi của các em. Nếu mũi nóng và có dịch màu xanh vàng thì chó bị sốt và nhiễm trùng. Tuy nhiên cần chú ý một số bệnh như sốt ho và ho cũi chó đều có những dấu hiệu này. Việc bạn cần làm là mang cún đi khám.
Bên cạnh đó cũng có một số cách như sờ vào nách và háng, kiểm tra nướu và kiểm tra các dấu hiệu cơ thể giảm nhiệt. Cần phải chú ý các dấu hiệu bề ngoài và hành vi ứng xử xem có gì khác thường.
Khi chó bị sốt hãy bổ sung nước thường xuyên, có thể uống nước đường ấm hoặc nước gừng ấm. Nếu chó bị tiêu chảy hay chó bị nôn mửa thì đừng vội cho cún ăn. Ăn càng nhiều thì càng nôn nhiều. Phải liên hệ bác sĩ ngay khi uống nước cũng khiến cún nôn mửa.
Cho chó nghỉ ngơi một chỗ, không nên vận động, chạy nhảy nhiều. Cho cún nằm ở nơi sạch sẽ, ấm áp. Dành nhiều thời gian để tâm đến cún hơn. Cũng như theo dõi sức khỏe, bệnh tình, thân nhiệt thường xuyên.
Phương pháp phòng ngừa bệnh
- Tuyệt đối cách ly những chú cún khỏe mạnh với các chú chó đã bị bệnh. Sinh hoạt, vui chơi ở nơi sạch sẽ, vệ sinh.
- Chú ý đến đồ ăn cho cún. Không phải đồ ăn nào của người mà cún cũng có thể ăn được. Cần có đồ ăn phù hợp cũng như đảm bảo đầy đủ dưỡng chất.
- Không để cún tiếp xúc với các chất hóa học độc hại như: sơn nhà, sơn móng tay, các chất tẩy rửa. Không sử dụng thuốc của người để cún uống nếu không có sự cho phép của bác sĩ.
- Không để cún ngủ ở nơi lạnh. Chỗ ngủ cần ấm áp và sạch sẽ. Chỗ ngủ cần được thiết kế để việc dọn dẹp dễ dàng hơn.
- Tắm rửa cho chó vào mùa lạnh thì nên tắm trong phòng kín và tắm thật nhanh. Sau khi tắm xong cần lau và sấy khô. Để cơ thể ẩm ướt dễ sinh bệnh.
- Cho cún tập thể dục hàng ngày để tăng cường sức đề kháng. Như vậy cún sẽ không dễ bị mắc bệnh cũng như có thể khỏi bệnh nhanh hơn.
- Dành thêm thời gian trò chuyện, chơi đùa và âu yếm cún mỗi ngày. Bên cạnh một sức khỏe thể chất tốt thì cún cũng cần có một sức khỏe tinh thần ổn định.
- Tiêm phòng đầy đủ các mũi bệnh cho chó và đi khám bệnh định kì. Đây là một vấn đề vô cùng thiết yếu, người nuôi nên quan tâm và lưu ý.
Hy vọng với bài viết trên đây của Chomeocanh.com.vn, bạn đã biết thêm về nguyên nhân, cách xử lí và phòng chống cho chó bị sốt. Nếu cần thêm thông tin hay có bất kì khúc mắc nào, hãy liên hệ trực tiếp với Bệnh viện thú cưng Chomeocanh.com Vet để nhận được hồi đáp chính xác và nhanh chóng. Chúc bạn luôn vui vẻ và hạnh phúc với cún yêu nhé!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp