Biển, đại dương là nguồn cung cấp hải sản, nguồn muối dồi dào cùng cơ hội cho ngành du lịch, và giao thương đường biển phát triển. Tuy nhiên, cho tới hiện tại, biển đang dần bị ô nhiễm nghiêm trọng gây ảnh hưởng trực tiếp tới các loài sinh vật dưới nước, gây ra ảnh hưởng tới sức khỏe, đời sống kinh tế của con người.
Để hiểu rõ về nguyên nhân, thực trạng cũng như hướng xử lý ô nhiễm môi trường biển, mời bạn đọc tham khảo nội dung dưới đây của Điện máy Sakura!
Bạn đang xem: Ô nhiễm môi trường biển là gì? Nguyên nhân, thực trạng và hướng khắc phục
Tìm hiểu ô nhiễm môi trường biển là gì?
Tìm hiểu ô nhiễm môi trường biển là gì?
Ô nhiễm môi trường biển là hiện tượng nước biển có quá nhiều tạp chất và bị biến đổi các tính chất lý hóa vốn có vừa gây mất mỹ quan vừa ảnh hưởng tới sức khỏe của các loài sinh vật, con người và quá trình phát triển kinh tế – xã hội.
Rác thải chất đống, tràn dầu khắp cả một vùng, cá tôm chết ngổn ngang,… là những hình ảnh không mấy xa lạ ở những vùng biển tại Việt Nam. Ngay cả ở những khu du lịch đắt khách cũng bị rác thải “bủa vây” làm mất mỹ quan rất nhiều.
Nguyên nhân dẫn tới ô nhiễm môi trường biển
Ô nhiễm môi trường biển luôn kéo theo nỗi lo đau đáu của các cơ quan nhà nước và người dân sống khu vực ven biển bởi nó tác động trực tiếp tới đời sống và kinh tế xã hội. Vậy nguyên nhân của ô nhiễm môi trường biển là từ đâu?
Nguyên nhân từ tự nhiên
- Thiên tai: Núi lửa phun trào khiến cho các nham, bụi bẩn, tàn tro rơi xuống biển khiến nước bị ô nhiễm. Ở Việt Nam thường rất hiếm chịu tác động của núi lửa nhưng ở các nước trên thế giới như Nhật Bản núi lửa phun trào thường xuyên.
- Quá trình hòa tan muối khoáng: Theo thời gian, nước sẽ hòa tan muối khoáng và các mỏ kim loại kiến cho nồng độ tạp chất trong nước tăng cao, gây ô nhiễm môi trường biển.
- Thủy triều đỏ: Khi dòng chảy của biển không có sự lưu thông, các dinh dưỡng trong nước biển dồi dào khiến cho tảo phát triển nhanh chóng cùng lúc gây ra tình trạng tảo nở hoa (hay thủy triều đỏ) gây ảnh hưởng tới các loài sinh vật thủy sinh và làm ô nhiễm môi trường.
Tình trạng này thường xảy ra khi chất thải sinh hoạt chứa nhiều chất hữu cơ được xả thải ra môi trường biển khiến tảo đồng loạt sinh trưởng.
Nguyên nhân từ con người
Nguyên nhân ô nhiễm môi trường biển một phần từ con người
- Nước thải sinh hoạt & công nghiệp: Nước thải và rác thải từ hoạt động sinh hoạt và công nghiệp không được xử lý triệt để, xả thải trực tiếp ra môi trường là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến cho biển bị ô nhiễm.
- Khai thác dầu: Hoạt động khai thác dầu, vận chuyển dầu và giao thông đường biển cũng là nguyên nhân khiến cho dầu tràn trên mặt biển. Dầu thường nổi và không tan trong nước nhưng rất khó để xử lý và thu hồi, nó có thể gây cản trở đến quá trình hấp thụ oxy của các loài sinh vật, sự khúc xạ ánh sáng và sinh trưởng phát triển của cá tôm.
- Hoạt động đánh bắt trái phép: Việc đánh bắt bắt hải sản trái phép bằng thuốc nổ, điện khiến các loài sinh vật biển chết hàng loạt gây ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nước.
Thực trạng ô nhiễm môi trường biển
Thực trạng ô nhiễm môi trường biển
Việt Nam chúng ta là đất nước giàu tài nguyên biển với vùng biển trải dài từ Bắc tới Nam. Tuy nhiên, Việt Nam cũng là quốc gia đang đứng top 4 trên thế giới về nạn ô nhiễm rác thải biển, đặc biệt là rác thải nhựa.
Xem thêm : Cách chuyển danh bạ từ Zalo sang điện thoại dễ dàng
Các đồ dùng nhựa sử dụng một lần được người tiêu dùng vô cùng ưu ái về tính tiện lợi, giá thành rẻ, dễ dàng tìm mua với các kích thước, màu sắc phù hợp với nhu cầu.
Nhưng cũng chính rác thải nhựa là nguồn cơn cho nạn ô nhiễm môi trường nước, đất và không khí bởi để phân hủy một chai nhựa hay một túi nilon có thể mất tới hàng trăm năm.
Chính vì thế, bạn có thể thay đổi thói quen sử dụng đồ dùng nhựa, chuyển đổi dùng các đồ dùng từ tự nhiên hoặc tái sử dụng, tái chế các đồ dùng nhựa để bảo vệ môi trường sống.
28 tỉnh ven biển trên toàn quốc thải ra 38.500 tấn chất thải rắn mỗi ngày. Lượng chất thải này chỉ có một phần được xử lý, phần còn lại được thải ra môi trường và lẫn vào trong đất, nước.
Không riêng gì Việt Nam mà còn rất nhiều nước trên thế giới đang đứng trước những thách thức về cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm tới mức báo động đổ gây ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng phát triển kinh tế – xã hội quốc gia.
Nếu thường xuyên theo dõi các bản tin thời sự và cập nhật tin tức báo chí thì chắc chắn bạn chẳng thể nào quên nạn ô nhiễm môi trường biển trải dài các tỉnh miền Trung năm 2016 do một nhà máy gang thép ven biển.
Ban đầu, cá tôm chỉ chết dạt trên bờ biển khu vực Hà Tĩnh nhưng sau đó lan dần sang nhiều tỉnh khác như Quảng Bình, Quảng Trị, Huế,…
Sự cố này xảy ra không chỉ làm chết hàng loạt cá tôm, ảnh hưởng tới đời sống kinh tế của người dân gắn bó với ngành thủy sản mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường khi cá tôm phân hủy.
Ngoài ra còn có rất nhiều những vụ ô nhiễm môi trường biển khác từ việc tràn dầu của các phương tiện lưu thông trên biển do đắm hoặc va chạm mạnh rất khó để khắc phục hậu quả.
Hậu quả lâu dài của tình trạng ô nhiễm môi trường biển
Hậu quả lâu dài của tình trạng ô nhiễm môi trường biển
Không phải ngẫu nhiên mà ô nhiễm môi trường biển được nhắc đến rất nhiều trên khắp các mặt báo lớn nhỏ trên toàn thế giới. Bởi đây là chủ đề nóng bỏng và có thể để lại những hậu quả lâu dài:
- Hệ sinh thái dưới biển
Nguồn nước quá nhiều tạp chất sẽ làm giảm lượng oxy hòa tan trong nước khiến cho các loài cá tôm khó hô hấp, khi các loài động vật nuốt phải tạp chất sẽ bị ảnh hưởng tới tiêu hóa, sự sinh trưởng phát triển và có thể bị chết.
- Sức khỏe con người
Xem thêm : Ngày 21/6 là ngày gì? Tìm hiểu nguồn gốc, ý nghĩa và gợi ý những lời chúc hay
Con người khi tiếp xúc với nguồn nước bị ô nhiễm sẽ tăng nguy cơ mắc các bệnh về da như mẩn ngứa, viêm da, bong tróc da,… Đặc biệt, khi ăn các loại cá tôm bị nhiễm kim loại nặng sẽ bị ảnh hưởng tới sức khỏe, gây ngộ độc, đau bụng và rất nhiều các triệu chứng nguy hiểm khác.
- Kinh tế người dân
Đối với những người dân sống bằng nghề nuôi trồng và đánh bắt hải sản thì ô nhiễm môi trường biển mang lại sự thiệt hại lớn về kinh tế: cá tôm giảm năng suất, không sinh sản, chết hàng loạt, mắc bệnh và suy yếu luôn là những nỗi lo thường trực của tất cả cư dân ven biển.
- Ngành du lịch
Rác thải, chất thải làm mất mỹ quan tự nhiên của các bãi biển khiến tổng thể ngành du lịch cũng bị ảnh hưởng ít nhiều.
- Giao thông đường biển
Môi trường biển chứa quá nhiều tạp chất khiến cản trở lưu thông, hạn chế hoạt động của động cơ và tạo ra va chạm, cháy nổ, hỏng hóc cho các phương tiện lưu thông dưới nước.
Hướng xử lý và khắc phục ô nhiễm môi trường biển
Hướng xử lý và khắc phục ô nhiễm môi trường biển
Tình trạng ô nhiễm môi trường biển đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng và rất khó có thể khắc phục. Chính vì thế, việc xử lý ô nhiễm luôn là một bài toán nan giải đối với tất cả các quốc gia và vùng miền lãnh thổ.
Không phải chỉ ngày một ngày hai mà môi trường ô nhiễm có thể khôi phục được mà còn cần phải có sự chung thủy của mọi người, mọi quốc gia:
Trong hoạt động khai thác thủy hải sản trên biển cần được kiểm tra chặt chẽ về hoạt động đánh bắt, nghiêm cấm sử dụng điện hay các chất độc hại, xử lý nghiêm minh các vi phạm để răn đe cho ngư dân.
Bản thân mỗi người cũng cần phải nâng cao ý thức trong việc phân loại rác và xử lý rác thải, không đổ rác thải ra sông, hồ, ao, biển để không gây hại cho nguồn nước. Đồng thời, hành động thu gom rác trên bãi biển và mặt biển là điều vô cùng cần thiết để khắc phục kịp thời, tránh ô nhiễm môi trường nghiêm trọng xảy ra.
Ngoài ra, nhà nước cũng cần quan tâm và đầu tư thêm cho hoạt động nghiên cứu hệ sinh thái biển để tạo ra các phương án xử lý vi sinh hiệu quả, cải thiện chất lượng nước biển.
Đặc biệt, để thay đổi được hành vi của con người không chỉ thông qua giáo dục mà còn phải đánh trực tiếp vào kinh tế, xử lý hành chính các trường hợp xả thải làm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Trên đây là toàn bộ thông tin về thực trạng ô nhiễm môi trường biển và những hậu quả nghiêm trọng từ hiện tượng này. Hy vọng sau nội dung bài viết này, mỗi chúng ta hãy cùng nhau trở thành vỏ bọc bền vững cho trái đất, không chỉ bảo vệ môi trường biển mà còn bảo vệ cả nguồn nước, đất và không khí trong lành!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp