Mới đây, một group trên Facebook dành cho những người đam mê ăn uống đã có một bài chia sẻ khá thú vị. Theo đó, cô gái đăng hình đã đi ăn bít-tết (beefsteak) ở một quán khá nổi tiếng.
- 7 Cách tẩy keo 502 trên quần áo đơn giản và hiệu quả
- Cho biết vì sao: a) Thánh Gióng dc coi là truyện truyền thuyết … – Olm
- Đà Nẵng Thuộc Tỉnh Nào? Thời Điểm Lý Tưởng Để Du Lịch Đà Nẵng
- HOA LAY ƠN (HOA DƠN) CÓ Ý NGHĨA GÌ? CÁCH CẮM HOA DƠN NGÀY TẾT ĐẸP, TƯƠI LÂU
- Bí quyết nấu 7 món cháo tim heo cho bé thơm ngon, bổ dưỡng mà không bị ngán
Bạn biết rồi đấy, bít-tết thì đương nhiên được làm bằng thịt bò. Chỉ có điều khi thưởng thức, người này bỗng thấy miếng thịt hơi không bình thường. Không phải vì ôi thiu hay mùi lạ, mà là có vẻ nó… không giống thịt bò cho lắm.
Bạn đang xem: Thịt bò với thịt lợn khi nấu chín khác gì nhau? Đọc ngay để tự tin hơn khi ăn hàng quán
Bức hình đăng lên đã ngay lập tức nhận được sự chú ý của cư dân mạng. Đa phần đều cho rằng đó là thịt lợn. Số khác thì tỏ ra hơi khó hiểu, thắc mắc xem biết đâu lại có miếng thịt bò mà giống thịt lợn?
Miếng thịt trên là bò hay lợn thì hạ hồi phân giải. Nhưng ngay dưới đây, chúng tớ sẽ giúp bạn biết thịt bò và thịt lợn khác nhau như thế nào, để bản thân tự đưa ra đánh giá nhé.
Phân biệt thịt sống giữa thịt lợn – thịt bò
Nếu là một miếng thịt sống thì dễ quá rồi. Trừ phi người bán cố tình làm giả, còn không bạn chỉ cần nhìn qua là biết 2 miếng thịt bò và lợn rất khác nhau.
Khác biệt đầu tiên là về màu sắc. Thịt bò là thịt đỏ, thế nên hiển nhiên miếng thịt phải có màu đỏ – chính xác hơn là đỏ au, kèm theo là vân mỡ màu vàng đặc trưng. Trong khi đó, dù không được xem là thịt trắng như gà, nhưng thịt lợn luôn có màu hồng nhạt hơn, với phần mỡ màu trắng.
Xem thêm : Kẹo sâm Hàn Quốc loại nào tốt nhất? Mua kẹo chính hãng ở đâu
Khi cắt ra, thịt bò có thớ nhỏ hơn lợn, và nếu cắt ngang, bạn có thể thấy lát cắt thịt bò trông cũng mịn màng hơn. Khi cầm miếng thịt kéo ra, thịt bò cũng cho cảm giác dai hơn.
Thịt bò cũng có phần nặng mùi hơn thịt lợn. Đây là thứ mùi gây rất đặc trưng, mà bạn chỉ cần 1 lần tiếp xúc với hai miếng thịt bò và lợn “authentic 100%” thì chắc chắn sẽ phân biệt được ngay.
Nhìn thịt sống thì biết rồi, nhưng khi nấu chín thì ai biết đấy là đâu?
Quả thực là mọi yếu tố về màu sắc của thịt sẽ không còn giá trị nữa khi nấu chín – nhất là với những món ăn như bít-tết. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có cách để phân biệt bằng cách cắt nó ra.
Thịt bò tươi có màu đỏ, khi chín sẽ có màu nâu. Nếu là bít-tết tái thì khi cắt ra, bạn vẫn sẽ thấy phần thịt bên trong có màu hồng đỏ của máu.
Còn thịt lợn thì sao? Khi cắt ra, nó sẽ có màu trắng nhạt, rất dễ phân biệt. Riêng thịt lợn xông khói, giăm bông và thịt bò muối thì ngoại lệ. Với những phương pháp chế biến như vậy, thịt lợn sẽ có màu hồng, trong khi thịt bò thì đỏ hơn.
Về mùi, yếu tố này hơi khó nhận biết, bởi tùy theo cách tẩm ướp chế biến mà mùi hương đặc trưng của thịt có thể biến mất.
Dù vậy nếu là một người thường xuyên làm bếp và có một khứu giác khá tinh tế, có lẽ bạn sẽ cảm nhận được sự khác biệt. Bởi dù sao thì thịt bò và thịt lợn, khi nấu lên cũng để lại những mùi hương khác biệt.
Xem thêm : Hướng dẫn điều kiện, hồ sơ & thủ tục mở quán kinh doanh bida
Hương vị và kết cấu của thịt khi cắt cũng là yếu tố khá dễ để phân biệt. Nếu là người thường xuyên ăn bít-tết, chắc chắn bạn sẽ biết ngay miếng thịt mình đang ăn là bò hay lợn. Thịt bò ăn bùi hơn, mọng nước hơn, mùi vị cũng mạnh và đặc trưng hơn thịt lợn rất nhiều.
Còn về kết cấu, thớ thịt bò nhỏ hơn nhưng rắn chắc, trông rất mịn màng, trong khi thịt lợn thì có phần bở và dễ vụn (tùy bộ phận, nhưng đa phần là như vậy).
Liệu có thịt bò nào màu trắng?
Rất bất ngờ, câu trả lời là có. Nếu xét theo màu sắc, chúng ta có hai loại thịt bò: đỏ và trắng, tùy thuộc vào vị trí của miếng thịt đó là từ bộ phận nào của con bò.
Các loại thịt bò chúng ta thấy ngoài chợ là các phần bắp, mông, vai, lưng… có màu đỏ, ăn ngọt và biến màu nâu khi chín. Còn một loại thịt khác ít đỏ hơn là vùng ức và bụng của bò, khi xào chín sẽ có màu trắng gần giống thịt lợn, nhưng ăn không ngon bằng thịt đỏ.
Tuy nhiên, thịt ở các khu vực này thường được thái mỏng và chần lên, chứ hiếm khi thái thành tảng để làm bít-tết.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp