Nitơ (Nitrogen) là thành phần chính trong phân đạm. Nitơ là một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn các nguyên tố có ký hiệu N và số nguyên tử bằng 7, nguyên tử khối bằng 14. Cấu hình electron nguyên tử của Nitơ là 1s22s22p3, ba electron ở phân lớp 2p có thể tạo được ba liên kết cộng hóa trị với các nguyên tử khác. Ở điều kiện bình thường Nitơ là một chất khí không màu, không mùi, không vị, khá trơ và tồn tại dưới dạng phân tử N2 (còn gọi là đạm khí).
Nitơ chiếm khoảng 78% khí quyển Trái Đất và là thành phần của mọi cơ thể sống, chủ yếu ở dạng các amino acid, protein và trong các acid nucleic (DNA và RNA). Cơ thể người chứa khoảng 3% nitơ theo trọng lượng, là nguyên tố phổ biến thứ tư trong cơ thể sau Oxy, Carbon và Hydro.
Bạn đang xem: PHÂN ĐẠM LÀ GÌ?
Tất cả thực vật đều sử dụng đạm (N) ở dạng NO3- và NH4+. Đạm là yếu tố quan trọng nhất cho sự sinh trưởng và phát triển tối ưu của cây trồng, giúp nâng cao năng suất cũng như chất lượng nông sản.
1. Đạm giữ vị trí quan trọng trong hệ thống trao đổi chất của thực vật
Nitơ là thành phần quan trọng của axit amin – thành phần cấu tạo nên protein. Tất cả các quá trình quan trọng của thực vật đều gắn liền với protein mà trong đó đạm là thành phần thiết yếu. Protein được thực vật sử dụng để hỗ trợ cấu trúc tế bào. Các protein cũng được phân bổ để tổng hợp các enzyme nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các phản ứng sinh hóa quan trọng. Do đó, để tăng sản lượng cây trồng thì việc bón phân đạm là tất yếu.
2. Đạm là thành phần quan trọng của chất diệp lục
Nitơ là một thành phần quan trọng trong chất diệp lục giúp thực vật hấp thu năng lượng từ ánh sáng (tức là quang hợp) để tạo điều kiện cho sự phát triển. Diệp lục tố tạo màu xanh cho cây và tham gia vào việc tạo ra thức ăn cho cây, thúc đẩy sự sinh trưởng và phát triển của lá, thân và các bộ phận sinh dưỡng khác. Tỷ lệ đạm tối ưu làm tăng quá trình quang hợp cũng như tốc độ đồng hóa thuần.
3. Đạm tham gia vào thành phần cấu trúc của các hợp chất quan trọng, đảm bảo sự sống của cây trồng
Xem thêm : Võ Thị Sáu – huecity.gov.vn
Đạm là thành phần quan trọng của các axit nucleic như DNA – vật liệu di truyền giúp cây trồng sinh trưởng và sinh sản. Đạm là một thành phần của ATP, hợp chất chuyển hoá năng lượng được tạo ra từ quá trình quang hợp. Đạm đồng thời là thành phần của nhiều hợp chất hữu cơ khác như vitamin, các chất điều hoà sinh trưởng nội sinh.
4. Đạm kích thích sự phát triển của rễ cũng như thúc đẩy hấp thu các chất dinh dưỡng khác
Hầu hết thực vật hấp thu đạm liên tục trong suốt vòng đời và sự hấp thu thường tăng lên khi cây tăng kích thước. Cây trồng phải thiết lập một hệ thống rễ rộng để hấp thu đủ đạm cho sự phát triển khỏe mạnh và những cây có rễ kém phát triển thường có dấu hiệu thiếu đạm ngay cả khi có đủ đạm trong đất.
5. Đạm giúp nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng
Cây không trực tiếp hấp thụ được Nitơ hữu cơ trong xác sinh vật. Nitơ phải trải qua con đường chuyển hóa thành NH4+ và NO3- nhờ hoạt động của các vi sinh vật đất: Con đường chuyển hóa diễn ra theo 2 giai đoạn: Amôn hóa là quá trình chuyển hóa Nitơ hữu cơ trong xác thực vật thành amôni (NH4+) nhờ vi khuẩn amôn hóa: Quá trình nitrat hóa là quá trình chuyển hóa từ dạng nitơ ôxi hóa (NH4+) sang dạng nitơ khử là NO3- nhờ vi khuẩn nitrat hóa: Ngoài ra trong đất còn xảy ra quá trình chuyển hóa nitrat thành nitơ phân tử (NO3- → N2). Quá trình này do các vi sinh vật kị khí thực hiện, diễn ra mạnh khi đất thiếu không khí. Do đó, để ngăn chặn sự mất mát nitơ cần đảm bảo độ thoáng cho đất.
1. Đạm hữu cơ
– Đạm thực vật: Bã, đậu, bánh dầu, bánh đậu nành…
– Đạm động vật: Cá, Thịt,…
2. Đạm vô cơ
Xem thêm : Tự ý nghỉ việc có lấy lại được sổ bảo hiểm xã hội?
– Muối đơn: Ure (CH₄N₂O)…
- Muối kép: NPK, DAP ((NH4)2HPO4), MAP (NH4H2PO4), SA ((NH4)2SO4)
Thừa đạm sẽ làm cây sinh trưởng quá mạnh, do thân lá tăng trưởng nhanh mà mô cơ giới kém hình thành nên cây rất yếu, dễ lốp đổ, dễ bị sâu bệnh tấn công. Ngoài ra sự dư thừa N trong sản phẩm cây trồng (đặc biệt là rau xanh) còn gây tác hại lớn tới sức khỏe con người. Nếu N dư thừa ở dạng NO3- thì khi vào dạ dày, chúng sẽ vào ruột non và mạch máu, sẽ chuyển hemoglobin (của máu) thành dạng met-hemoglobin, làm mất khả năng vận chuyển oxy của tế bào. Còn nếu ở dạng NO2- chúng sẽ kết hợp với axit amin thứ cấp tạo thành chất Nitrosamine – là một chất gây ung thư rất mạnh
Khi thiếu đạm, cây sinh trưởng phát triển kém, diệp lục không hình thành, lá chuyển màu vàng, đẻ nhánh và phân cành kém, hoạt động quang hợp và tích lũy giảm sút nghiêm trọng, dẫn tới suy giảm năng suất.
Đạm là nguyên tố đa lượng rất cần thiết cho cây trồng nên chỉ cần thiếu đạm cây trồng sẽ không thể phát triển bình thường và không cho ra năng suất cao.. Vì thế, hãy cung cấp đạm đầy đủ cho cây trồng một cách hợp lý để cây trồng đạt hiệu quả và năng suất tốt nhất
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp