Phân tử khối là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực hóa học và vật lý. Nó là đơn vị cơ bản để đo lường khối lượng của một phân tử, thường được sử dụng để xác định khối lượng của một chất trong các phản ứng hóa học và các quá trình vật lý. Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi sâu vào khái niệm về phân tử khối, cách tính toán và ứng dụng của nó trong nghiên cứu và thực tiễn.
1. Khái niệm phân tử khối là gì?
1.1 Phân tử là gì?
Bạn đang xem: Khái niệm phân tử khối là gì?
Phân tử là một nhóm trung hòa điện tích, có nhiều hơn 2 nguyên tử, được kết hợp với nhau bằng các liên kết hóa học. Các phân tử sẽ được phân biệt với các ion do thiếu điện tích. Thế nhưng, trong vật lý lượng tử, hóa học hữu có và hóa sinh, khái niệm phân tử được sử dụng nghiêm ngặt hơn, áp dụng cho các ion đa nguyên tử.
Còn trong lý thuyết động học của chất khí, thuật ngữ phân tử được sử dụng cho bất kỳ hạt khí nào bất kể thành phần của nó. Theo định nghĩa này, các nguyên tử khí trơ được coi là phân tử vì chúng là các phân tử đơn phân tử.
1.2 Phân tử khối là gì?
Phân tử khối là khối lượng của một nguyên tử được tính bằng đơn vị cacbon. Phân tử khối của một chất sẽ bằng tổng nguyên tử khối của các nguyên tử trong phân tử chất đó.
Ví dụ như phân tử khối của nitơ (N2) bằng 14.2 = 28 đvC.
2. Nguyên tử là gì? Nguyên tử khối là gì?
2.1 Nguyên tử là gì?
Nguyên tử là đơn vị đo cơ bản của vật chất, chứa một hạt nhân ở trung tâm, bao quanh bởi đám mây điện tích âm các electron. Hiểu một cách đơn giản, nguyên tử là đơn vị đo của vật chất, xác định bởi cấu trúc các nguyên tố. Nguyên tử được cấu thành từ 3 loại hạt: proton, neutron và electron.
Proton và neutron nặng hơn electron và trú ngụ trong tâm của nguyên tử- được coi là hạt nhân. Electron thì cực kỳ nhẹ và tồn tại trong một đám mây vân xung quanh hạt nhân, đám mây đó có bán kính gấp 10.000 lần hạt nhân.
Xem thêm : Son Black Rouge A12 là màu gì? Hợp với da màu gì?
Proton và neutron có khối lượng gần tương đương nhau. Thế nhưng, một proton thì năng hơn 1.8000 electron. Nguyên tử luôn luôn có lượng proton và electron bằng nhau, số proton và neutron cũng ngang nhau. Thêm một proton và nguyên tử sẽ biến nó thành nguyên tố mới, còn thêm 1 neutron vào nguyên tử nó sẽ biến thành đồng vị của nguyên tử đó.
2.2 Nguyên tử khối là gì?
Nguyên tử khối của một nguyên tử là khối lượng tương đối của một nguyên tử nguyên tố đó, là tổng của khối lượng electron, proton và notron, nhưng do khối lượng electron rất nhỏ nên thường không được tính, vì vậy có thể nguyên tử khối xấp xỉ số khối của hạt nhân.
Theo cách hiểu đơn giản: Nguyên tử khối là khối lượng của một nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon. Nguyên tố khác nhau thì nguyên tử khối cũng khác nhau.Ví dụ: Nguyên tử khối của Nitơ (N) = 14 (đvC), của Magie (Mg) = 24 (đvC).
3. Cách tính phân tử khối của một chất.
– Cách tính phân tử khối
Bước 1: Xác định nguyên tử khối của từng nguyên tố cấu tạo nên phân tử đó.
Bước 2: Nhân nguyên tử khối với số nguyên tử của nguyên tố đó.
Bước 3: Tính tổng của tích các nguyên tử khối vừa làm ở bước 2.
Xét ví dụ sau:
Xét phân tử AxByCz
– Phân tử được cấu tạo từ x nguyên tố A, y nguyên tố B, z nguyên tố C. Với nguyên tử khối của A, B, C lần lượt là a, b, c.
Xem thêm : Kinh Nghiệm Mở Quán Ăn Vặt Thành Công Cần Bao Nhiêu Vốn Và Làm Như Thế Nào?
– Ax = a * x By = b * y Cz = c * z
– Phân tử khối của AxByCz = a * x + b * y + c * z
Ví dụ: Tính phân tử khối của các chất có công thức hóa học sau:
a) O2 = 16*2 = 32
b) CO2 = 12 + 16*2 =44
c) P2O5 = 31*2 + 16*5 = 142
d) Cl2 = 35.5*2 = 71
e) Fe3O4 = 56*3 +16*4 = 232
f) HNO3 = 1 + 14 + 16*3 = 63
g) Al(OH)3 = 27 + (16+1)*3 = 78
h) H2SO4 = 1*2 + 32 +16*4 =98
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp