Phản ứng giữa axit và bazo là phản ứng gì
Phản ứng giữa axít và bazơ được gọi là phản ứng trung hòa, sản phẩm của phản ứng này là muối và nước Vì thế nó còn được gọi là phản ứng tạo nước . Về mặt khoa học, nói chung axít là các phân tử hay ion có khả năng nhường prôton (ion H+) cho bazơ, hay nhận (các) cặp điện tử không chia từ bazơ
Bạn đang xem: Định Nghĩa Phản Ứng Axit Bazo – Bài Tập Ôn Tập – Công Ty Hóa Chất Hanimex
– Phản ứng axit – bazơ là phản ứng trong đó có sự nhường và nhận proton (H+).
– Phản ứng axit – bazơ xảy ra theo chiều: Axit mạnh + Bazơ mạnh → Axit yếu hơn + Bazơ yếu hơn.
Ví dụ:
NaOH + HCl -> NaCl + H2O
Chú ý: Các trường hợp ngoại lệ:
+ Tạo thành kết tủa khó tan phản ứng vẫn xảy ra được dù axit hoặc bazơ tạo thành mạnh hơn ban đầu.
CuSO4 + H2S → CuS + H2SO4 (CuS rất khó tan)
Pb(NO3)2 + H2S → PbS + 2HNO3 (PbS rất khó tan)
+ Axit khó bay hơi đẩy được axit dễ bay hơi (cả 2 axit đều mạnh):
H2SO4 đậm đặc + NaCl rắn → NaHSO4 + HCl (
Thứ tự phản ứng axit – bazơ (quy luật cạnh tranh)
a. Khi cho dung dịch chứa 1 axit vào dung dịch chứa nhiều bazơ
– Nguyên tắc: Các bazơ sẽ phản ứng theo thứ tự: axit + bazơ mạnh trước sau đó đến lượt axit + bazơ yếu (nếu axit nhiều thì có thể coi các bazơ phản ứng đồng thời).
– Một số ví dụ:
VD1: Khi cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch chứa đồng thời chứa NaOH và NaAlO2:
HCl + NaOH → H2O + NaCl (ban đầu không thấy có hiện tượng kết tủa)
H2O + HCl + NaAlO2 → Al(OH)3 + NaCl (xuất hiện kết tủa và kết tủa tăng dần)
3HCl + Al(OH)3 → AlCl3 + 3H2O (kết tủa tan đến hết)
VD2: Cho từ từ dung dịch chứa hỗn hợp NaOH và NaAlO2 vào dung dịch HCl: vì HCl nhiều nên chúng ta không quan sát thấy hiện tượng kết tủa:
HCl + NaOH → H2O + NaCl
4HCl + NaAlO2 → AlCl3 + NaCl + 2H2O
VD3: Khi cho từ từ dung dịch chứa HCl vào dung dịch có chứa Na2CO3 và NaHCO3:
HCl + Na2CO3 → NaCl + NaHCO3 (không thấy có hiện tượng xuất hiện bọt khí)
HCl + NaHCO3 → NaCl + CO2 + H2O (có khí thoát ra)
VD4: Cho từ từ dung dịch chứa NaHCO3 và Na2CO3 vào dung dịch HCl: ngay lập tức quan sát thấy hiện tượng có khí thoát ra:
Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + H2O + CO2
NaHCO3 + HCl → NaCl + H2O + CO2
b. Khi cho dung dịch chứa 1 bazơ vào dung dịch có chứa nhiều axit
– Nguyên tắc: Các axit sẽ phản ứng theo thứ tự từ mạnh đến yếu. Nếu bazơ nhiều thì coi các phản ứng xảy ra đồng thời.
VD5: Cho từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch chứa đồng thời cả HCl và AlCl3:
NaOH + HCl → NaCl + H2O (không có kết tủa xuất hiện)
3NaOH + AlCl3 → Al(OH)3 + 3NaCl (có kết tủa xuất hiện và kết tủa tăng dần)
NaOH + Al(OH)3 → NaAlO2 + 2H2O (kết tủa tan đến hết)
VD6: Cho từ từ dung dịch chứa HCl và AlCl3 vào dung dịch có chứa NaOH:
HCl + NaOH → NaCl + H2O
AlCl3 + 4NaOH → NaAlO2 + 3NaCl + 2H2O (không thấy có kết tủa)
Bài tập về phản ứng axit bazo
1. số phản ứng thuộc loại axit bazo
Cho 4 phản ứng:
(1) Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
(2) 2NaOH + (NH4)2SO4 → Na2SO4 + 2NH3 + 2H2O
(3) BaCl2 + Na2CO3 → BaCO3 + 2NaCl
(4) 2NH3 + 2H2O + FeSO4 → Fe(OH)2 + (NH4)2SO4
Các phản ứng thuộc loại phản ứng axit – bazơ là
A. (1), (2).
B. (2), (4).
Xem thêm : Nước tương CHIN-SU chứa bao nhiêu calo? Ăn có mập không
C. (3), (4).
D. (2), (3).
Lời giải:
(1) là phản ứng oxi hóa – khử.
(2) là phản ứng axit bazơ: NaOH là bazơ; (NH4)2SO4 là axit.
(3) không phải là phản ứng axit – bazơ vì BaCl2 có môi trường trung tính.
(4) là phản ứng axit – bazơ; NH3 là bazơ, FeSO4 là axit.
Đáp án: B
BÀI TẬP ÁP DỤNG
Bài 1: Cần dùng bao nhiêu ml dung dịch KOH 1,5M để trung hoà 300ml dung dịch A chứa H2SO4 0,75M và HCl 1,5M.
Đáp số: Vdd KOH 1,5M = 0,6(lit)
Bài 2: Để trung hoà 10ml dung dịch hỗn hợp axit gồm H2SO4 và HCl cần dùng 40ml dung dịch NaOH 0,5M. Mặt khác lấy 100ml dung dịch axit đem trung hoà một lượng xút vừa đủ rồi cô cạn thì thu được 13,2g muối khan. Tính nồng độ mol/l của mỗi axít trong dung dịch ban đầu.
Hướng dẫn:
Đặt x, y lần lượt là nồng độ mol/lit của axit H2SO4 và axit HCl
Viết PTHH.
Lập hệ phương trình:
2x + y = 0,02 (I)
142x + 58,5y = 1,32 (II)
Giải phương trình ta được:
Nồng độ của axit HCl là 0,8M và nồng độ của axit H2SO4 là 0,6M.
Bài 3: Cần bao nhiêu ml dung dịch NaOH 0,75M để trung hoà 400ml hỗn hợp dung dịch axit gồm H2SO4 0,5M và HCl 1M.
Đáp số: VNaOH = 1,07 lit
Bài 4: Để trung hoà 50ml dung dịch hỗn hợp axit gồm H2SO4 và HCl cần dùng 200ml dung dịch NaOH 1M. Mặt khác lấy 100ml dung dịch hỗn hợp axit trên đem trung hoà với một lượng dung dịch NaOH vừa đủ rồi cô cạn thì thu được 24,65g muối khan. Tính nồng độ mol/l của mỗi axit trong dung dịch ban đầu.
Đáp số: Nồng độ của axit HCl là 3M và nồng độ của axit H2SO4 là 0,5M
Bài 5: Một dung dịch A chứa HCl và H2SO4 theo tỉ lệ số mol 3:1, biết 100ml dung dịch A được trung hoà bởi 50ml dung dịch NaOH có chứa 20g NaOH/lit.
a/ Tính nồng độ mol của mỗi axit trong A.
b/ 200ml dung dịch A phản ứng vừa đủ với bao nhiêu ml dung dịch bazơ B chứa NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M.
c/ Tính tổng khối lượng muối thu được sau phản ứng giữa 2 dung dịch A và B.
Hướng dẫn:
a/ Theo bài ra ta có:
nHCl : nH2SO4 = 3:1
Đặt x là số mol của H2SO4 (A1), thì 3x là số mol của HCl (A2)
Số mol NaOH có trong 1 lít dung dịch là:
nNaOH = 20 : 40 = 0,5 ( mol )
Nồng độ mol/lit của dung dịch NaOH là:
CM ( NaOH ) = 0,5 : 1 = 0,5M
Số mol NaOH đã dung trong phản ứng trung hoà là:
nNaOH = 0,05 * 0,5 = 0,025 mol
PTHH xảy ra :
HCl + NaOH NaCl + H2O (1)
3x 3x
H2SO4 + 2NaOH Na2SO4 + 2H2O (2)
x 2x
Từ PTHH 1 và 2 ta có : 3x + 2x = 0,025 5x = 0,025 x = 0,005
Vậy nH2SO4 = x = 0,005 mol
nHCl = 3x = 3*0,005 = 0,015 mol
Nồng độ của các chất có dung dịch A là:
CM ( A1 ) = 0,005 : 0,1 = 0,05M và CM ( A2 ) = 0,015 : 0,1 = 0,15M
Xem thêm : Làm gì khi bị người khác chê? Cách đáp trả lời chê như thế nào
b/ Đặt HA là axit đại diện cho 2 axit đã cho. Trong 200 ml dung dịch A có:
nHA = nHCl + 2nH2SO4 = 0,015*0,2 + 0,05*0,2*2 = 0,05 mol
Đặt MOH là bazơ đại diện và V(lit) là thể tích của dung dịch B chứa 2 bazơ đã cho:
nMOH = nNaOH + 2nBa(OH)2 = 0,2 V + 2 * 0,1 V = 0,4 V
PTPƯ trung hoà: HA + MOH MA + H2O (3)
Theo PTPƯ ta có nMOH = nHA = 0,05 mol
Vậy: 0,4V = 0,05 V = 0,125 lit = 125 ml
c/ Theo kết quả của câu b ta có:
nNaOH = 0,125 * 0,2 = 0,025 mol và nBa(OH)2 = 0,125 * 0,1 = 0,0125 mol
nHCl = 0,2 * 0,015 = 0,03 mol và nH2SO4 = 0,2 * 0,05 = 0,01 mol
Vì PƯ trên là phản ứng trung hoà nên các chất tham gia phản ứng đều tác dụng hết nên dù phản ứng nào xảy ra trước thì khối lượng muối thu được sau cùng vẫn không thay đổi hay nó được bảo toàn.
mhh muối = mSO + mNa + mBa + mCl
= 0,01*96 + 0,025*23 + 0,0125*137 + 0,03*35,5
= 0,96 + 1,065 + 0,575 + 1,7125 = 4,3125 gam
Hoặc từ:
n NaOH = 0,125 * 0,2 = 0,025 mol mNaOH = 0,025 * 40 = 1g
n Ba(OH)2 = 0,125 * 0,1 = 0,0125 mol mBa (OH)= 0,0125 * 171 = 2,1375g
n HCl = 0,2 * 0,015 = 0,03 mol mHCl = 0,03 * 36,5 = 1,095g
n H2SO4 = 0,2 * 0,05 = 0,01 mol mHSO= 0,01 * 98 = 0,98g
Áp dụng đl BTKL ta có: mhh muối = mNaOH + mBa (OH)+ mHCl + mHSO- mHO
Vì số mol: nH2O = nMOH = nHA = 0,05 mol. mHO = 0,05 *18 = 0,9g
Vậy ta có: mhh muối = 1 + 2,1375 + 1,095 + 0,98 – 0,9 = 4,3125 gam.
Bài 6: Tính nồng độ mol/l của dung dịch H2SO4 và NaOH biết rằng:
30ml dung dịch NaOH được trung hoà hết bởi 200ml dung dịch NaOH và 10ml dung dịch KOH 2M.
30ml dung dịch NaOH được trung hoà hết bởi 20ml dung dịch H2SO4 và 5ml dung dịch HCl 1M.
Đáp số: Nồng độ của axit H2SO4 là 0,7M và nồng độ của dung dịch NaOH là 1,1M.
Bài 7: Tính nồng độ mol/l của dung dịch HNO3 và dung dịch KOH biết:
20ml dung dịch HNO3 được trung hoà hết bởi 60ml dung dịch KOH.
20ml dung dịch HNO3 sau khi tác dụng hết với 2g CuO thì được trung hoà hết bởi 10ml dung dịch KOH.
Đáp số: Nồng độ dung dịch HNO3 là 3M và nồng độ dung dịch KOH là 1M.
Bài 8: Một dd A chứa HNO3 và HCl theo tỉ lệ 2 : 1 (mol).
a/ Biết rằng khi cho 200ml dd A tác dụng với 100ml dd NaOH 1M, thì lượng axit dư trong A tác dụng vừa đủ với 50ml đ Ba(OH)2 0,2M. Tính nồng độ mol/lit của mỗi axit trong dd A.
b/ Nếu trộn 500ml dd A với 100ml dd B chứa NaOH 1M và Ba(OH)2 0,5M. Hỏi dd thu được có tính axit hay bazơ ?
c/ Phải thêm vào dd C bao nhiêu lit dd A hoặc B để có được dd D trung hoà.
Đáp số:
a/ CM [ HCl ] = 0,2M ; CM [ HSO] = 0,4M
b/ dd C có tính axit, số mol axit dư là 0,1 mol.
c/ Phải thêm vào dd C với thể tích là 50 ml dd B.
Bài 9: Hoà tan 8g hỗn hợp 2 hiđroxit kim loại kiềm nguyên chất thành 100ml dung dịch X.
a/ 100ml dung dịch X được trung hoà vừa đủ bởi 800ml dung dịch axit axêtic CH3COOH, cho 14,72g hỗn hợp muối. Tìm tổng số mol hai hiđroxit kim loại kiềm có trong 8g hỗn hợp. Tìm nồng độ mol/l của dung dịch CH3COOH.
b/ Xác định tên hai kim loại kiềm biết chúng thuộc 2 chu kì kế tiếp trong bảng tuần hoàn. Tìm khối lượng từng hiđroxit trong 8g hỗn hợp.
Hướng dẫn:
Gọi A, B là kí hiệu của 2 kim loại kiềm ( cũng chính là kí hiệu KLNT ).
Giả sử MA MA
Trong 8g hỗn hợp có a mol ROH.
a/ Nồng độ mol/l của CH3COOH = 0,16 : 0,8 = 0,2M
b/ MR = 33 —> MA = 23(Na) và MB = 39(K)
mNaOH = 2,4g và mKOH = 5,6g.
Tag: j tác dụng với bronsted cách biết đơn đa thực hành trao đổi nào điều kiện luyện đây xúc xét
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp