Phản ứng trao đổi là gì? Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion là gì?

1. Phản ứng trao đổi là gì?

Phản ứng trao đổi là một loại phản ứng hoá học, trong đó hai hợp chất tham gia trao đổi cho nhau thành phần cấu tạo của nó mà không làm thay đổi chỉ số oxi hóa. Từ sự trao đổi này, chúng hình thành nên những chất mới của phương trình phản ứng.

Có thể phân loại phản ứng trao đổi theo thành phần các chất tham gia phản ứng của phương trình tham gia

2. Điều kiện sảy ra phản ứng trao đổi

– Hai chất tham gia phản ứng: đều là dung dịch (nếu là chất không tan thì chỉ tác dụng với axit).- Sản phẩm: có ít nhất một chất kết tủa hoặc bay hơi.

Ví dụ:

CuSO4 + 2NaOH → Na2SO4 + Cu(OH)2 ↓

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 ↑ + H2O

K2SO4 + NaOH: Phản ứng không xảy ra.

Lưu ý: Phản ứng trung hòa cũng thuộc loại phản ứng trao đổi và luôn xảy ra.

Ví dụ: H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O

3. Phản ứng trao đổi ion

Phản ứng trao đổi ion là phản ứng hóa học xảy ra khi các chất tham gia phản ứng trao đổi ion với nhau. Phản ứng trao đổi ion thường xảy ra trong chất điện li.

Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li

4. Điều kiện sảy ra phản ứng trao đổi ion trong dụng dịch chất điện ly

– Phản ứng tạo thành chất kết tủa:

– Phương trình dạng phân tử:

Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4↓ +2NaCI

– Phương trình ion đầy đủ:

2Na+ + SO42- + Ba2+ + 2Cl- → BaSO4 ↓ + 2Na+ + 2Cl-

– Phương trình ion rút gọn:

Ba2+ + SO42- → BaSO4↓

→ Phương trình ion rút gọn cho biết bản chất của quá trình là phản ứng giữa ion Ba2+ và SO42- tạo kết tủa BaSO4.

* Lưu ý: Khi viết phương trình ion rút gọn, các chất khí, rắn, chất điện li yếu được giữ nguyên trong phương trình phản ứng

– Phản ứng tạo thành chất điện li yếu

+ Phản ứng tạo thành nước:

Xét phương trình: NaOH + HCI → NaCl + H2O

Phương trình ion: Na+ + OH- + H+ +Cl- → Na+ + Cl- + H2O

Phương trình ion rút gọn: H+ + OH- → H2O

→ Phản ứng giữa dung dịch axít và bazơ rất dễ xảy ra vì tạo thành chất điện li rất yếu là H2O

+ Phản ứng tạo thành axít yếu:

Xét phương trình: HCl + CH3COONa → CH3COOH + NaCl

– Phương trình ion đầy đủ: H+ + Cl- + CH3COO- + Na+ → CH3COOH + Na+ + CI-

– Phương trình ion thu gọn: H+ + CH3COO- → CH3COOH

– Phản ứng tạo thành chất khí:

Xét phương trình: 2HCI + Na2CO3 → 2NaCI + CO2 ↑ +H2O

– Phương trình ion đầy đủ: 2H+ + 2Cl- + 2Na+ + CO32- → 2Na+ + 2Cl- + CO2 ↑ +H2O

– Phương trình ion thu gọn: 2H+ + CO32- → CO2 ↑ +H2O

5. Một số phản ứng trao đổi

Phản ứng giữa axit và bazơ

– Là phản ứng giữa một acid và một base để tạo ra muối và nước.

+ Phản ứng tổng quát:

Acid + Base → Muối + Nước

Ví dụ như:

HCl + NaOH → NaCl + H2O

H2SO4 + 2KOH → K2SO4 + 2H2O

+ Chú ý: Các trường hợp ngoại lệ

Tạo thành kết tủa khó tan phản ứng vẫn xảy ra được dù axit hoặc bazơ tạo thành mạnh hơn ban đầu.

CuSO4 + H2S → CuS + H2SO4 (CuS rất khó tan)

Pb(NO3)2 + H2S → PbS + 2HNO3 (PbS rất khó tan)

Axit khó bay hơi đẩy được axit dễ bay hơi (cả 2 axit đều mạnh):

H2SO4 (đậm đặc) + NaCl (rắn) → NaHSO4 + HCl (

* Thứ tự phản ứng axit – bazơ (quy luật cạnh tranh)

– Khi cho dung dịch chứa 1 axit vào dung dịch chứa nhiều bazơ

Nguyên tắc: Các bazơ sẽ phản ứng theo thứ tự: axit + bazơ mạnh trước sau đó đến lượt axit + bazơ yếu (nếu axit nhiều thì có thể coi các bazơ phản ứng đồng thời).

– Khi cho dung dịch chứa 1 bazơ vào dung dịch có chứa nhiều axit

Nguyên tắc: Các axit sẽ phản ứng theo thứ tự từ mạnh đến yếu. Nếu bazơ nhiều thì coi các phản ứng xảy ra đồng thời.

Phản ứng giữa axit và muối

– Phản ứng tổng quát:

+ Acid + Muối → Acid (mới) + Muối (mới)

+ Acid mạnh + Muối tan → Acid mới + Muối (mới)

– Điều kiện phản ứng:

+ Các chất tạo thành phải có ít nhất một chất kết tủa hoặc dễ bay hơi hay dễ phân huỷ, hoặc yếu hơn so với chất tham gia (đối với acid).

+ Acid (mới) có thể mạnh hơn acid cũ nếu muối (mới) là: CuS, HgS, Ag2S, PbS, CdS

Ví dụ:

H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 (kết tủa) + 2 HCl

2 HNO3 + K2S → 2 KNO3 + H2S (bay hơi)

6 HCl + Cu3(PO4)2 → 3 CuCl2 + 2 H3PO4 (yếu hơn HCl)

Ba(NO3)2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2 HNO3

Phản ứng giữa bazơ và muối

– Phản ứng tổng quát:

Bazơ + Muối → bazơ (mới) + Muối (mới)

– Thỏa mãn cả hai điều kiện sau:

+ sản phẩm tham gia phải tan (ở dạng dung dịch)

+ Một trong 2 sản phẩm có kết tủa hoặc bay hơi hoặc hai chất kết tủa

Ví dụ:

2 NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2 (kết tủa)

Ba(OH)2 + Na2SO4 → BaSO4 (kết tủa) + 2 NaOH

Phản ứng giữa các muối với nhau

– Phản ứng tổng quát:

Muối + Muối → Muối (mới) + Muối (mới)

– Thỏa mãn cả hai Điều kiện sau:

+ Hai muối tham gia phản ứng đều tan.

+ Sản phẩm có chất kết tủa hoặc có chất khí bay hơi.

Ví dụ:

BaCl2 + CuSO4 → BaSO4 (kết tủa) + CuCl2

2 AgNO3 + CuCl2 → 2 AgCl (kết tủa) + Cu(NO3)2

BaS + Na2CO3 → BaCO3 (kết tủa) + Na2S